MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 83 - 85)

- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá

MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG

KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG

GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

Nhìn lại diễn biến và kết quả thực hiện đường lối đổi mới trong gần 20 năm qua ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, chúng tôi thấy rằng cần phải rút ra một số nhận định về khu vực kinh tế tư nhân như sau:

(1) Kinh tế tư nhân hiện nay ở nước ta hoàn toàn không phải là tàn dư của xã hội cũ, mà chính là sản phẩm của đường lối đổi mới. Các hình thức đa dạng của kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như ở tất cả các địa phương khác trong nước ta từ sau Đại hội lần thứ VI cuả Đảng cho đến nay ra đời và phát triển cùng với đổi mới, hiện thực hoá sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta.

(2) Khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, của thủ đô Hà Nội và của các tỉnh, thành phố. Vai trò đó đã và đang thể hiện rõ nét ở việc huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh; tạo thêm nhiều việc làm; cải thiện đời sống nhân dân; tăng ngân sách quốc gia và địa phương; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá... Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém: Phần lớn các cơ sở sản xuất và kinh doanh có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, còn gặp nhiều

môi trường tâm lý xã hội; nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động; không ít đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép.

(3) Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần được tạo điều kiện và khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô ở những ngành nghề, những lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh và pháp luật không cấm. Phát triển kinh tế tư nhân phải được khẳng định nhất quán là một chiến lược lâu dài. Kinh tế tư nhân có quyền tự do sản xuất và kinh doanh theo pháp luật, được hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tài sản và các quyền cơ bản khác. Trong khu vực kinh tế tư nhân, các lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động đều phải được bảo vệ bằng các quy định luật pháp hợp lý, trên cơ sở đó xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động.

(4) Về xu hướng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân: Khu vực kinh tế tư nhân (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các hộ cá thể) sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển Thủ đô và cả nước. Các loại hình doanh nghiệp chủ yếu trong thời gian tới là: Công ty cổ phần (kể cả tham gia cổ phần của nhà nước và nước ngoài); công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty mẹ - con, tập đoàn... Các doanh nghiệp có xu hướng sản xuất, kinh doanh đa ngành, tổng hợp, thậm chí đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, sản phẩm rất khác nhau. Các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi lao động có trình độ, chất lượng cao. Cùng với sự lớn mạnh và phát triển của nhiều doanh nghiệp sẽ xuất hiện các hiện tượng phá sản, giải thể, chia tách và sát nhập, mua bán chuyển nhượng doanh nghiệp; các tranh chấp kinh tế, thương mại, lao động và các dạng tội phạm kinh tế khác sẽ xuất hiện.

Bộ phận kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị tiếp tục hoạt động với chất lượng và hiệu qủa cao hơn, ngày càng được hiện đại hoá

và trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ phát triển và tỷ trọng trong nền kinh tế sẽ có xu hướng giảm nhiều so với các thành phần khác (do những hạn chế trong việc huy động vốn, tổ chức sản xuất, kinh doanh...).

Bên cạnh đó, còn có xu hướng sẽ phát triển nhanh các hình thức tổ chức kinh doanh đa sở hữu, đa ngành nghề. Các loại hình trang trại, tổ hợp tác kinh doanh tổng hợp, kết hợp sản xuất kinh donah - du lịch sinh thái sẽ trở thành mô hình có hiệu quả ở ngoại thành và các tỉnh lân cận ở thành phố Hà Nội.

3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2005 - 2010

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)