- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá
3.1.2. Phương hướng phát triển
* Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở thành phố Hà Nội.
Trước hết kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tuân thủ định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII xác định, phải góp phần cùng với các thành phần kinh tế khác hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005) và 10 năm (2001 - 2010) của Thành phố đề ra. Đó là: cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư
phát triển mạnh khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, chú trọng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu sản phẩm, điều chỉnh sắp xếp lại sự phân bố công nghiệp, tập trung phát triển những ngành có thế mạnh như công nghệ thông tin, sinh học, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, tăng cường chặt chẽ quan hệ trong cơ cấu thống nhất của nền kinh tế thực hiện tốt cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, từ đó chuyển dịch từng bước vững chắc theo hướng dịch vụ công nghiệp - nông nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010.
Do đó, cần phải sớm định hướng cho khu vực kinh tế tư nhân ở Hà Nội tập trung vào hiện đại hoá, tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao phù hợp với mục tiêu phát triển đã được Pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII xác định. Các doanh nghiệp tư nhân cần phấn đấu tạo ra các sản phẩm mang sắc thái và tầm vóc xứng đáng với Hà Nội, Thủ đô của cả nước.
* Xác định các phương án kinh doanh cụ thể cho khu vực kinh tế tư nhân theo cơ cấu ngành nghề, nâng cao dần tính chuyên môn hoá và hợp tác hoá:
Cụ thể:
+ Về công nghiệp: Nên tập trung phát triển trong các lĩnh vực khai thác lợi thế của Thủ đô cũng như các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, thu hút được nhiều lao động như: điện tử, tin học, cơ khí chính xác, dệt may, da - giầy, công nghiệp vi sinh, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ vật liệu mới..., chủ động lập kế hoạch để chuyển hướng sản xuất - kinh doanh của kinh tế tư nhân sang các ngành công nghiệp - dịch vụ, trình độ cao, chất lượng cao.
dạng hoá thị trường và bạn hàng ở địa bàn Thành phố cũng như các tỉnh, thành trong cả nước. Mặt khác, tập trung phát triển các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, khôi phục và mở rộng giới thiệu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
+ Về dịch vụ - du lịch: Nên chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng, trong đó có ngân hàng tín dụng, trả góp nhằm hỗ trợ nguồn vốn thích ứng với các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, khuyến khích phát triển và thành lập các loại hình dịch vụ có trình độ cao, chất lượng cao, xúc tiến thương mại, tư vấn, kiểm toán, dịch vụ hỗ trợ pháp lý, chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, vui chơi giải trí trên cơ sở liên doanh hoặc công ty cổ phần giữa Nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân với nước ngoài... Đối với ngành du lịch, nên phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù: phát triển du lịch văn hoá - sinh thái, du lịch truyền thống, lễ hội, du lịch kinh doanh, phát triển sản phẩm du lịch mới để tăng thêm ngày lưu trú của khách. Cần chú ý nâng cấp chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ du lịch, chú trọng công tác tuyển chọn nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ giao tiếp, thành thạo ngoại ngữ.
Ngoài ra, trong thời gian hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân thành phố Hà Nội còn giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn ngoại thành. Vì thế, định hướng trong 5 - 10 năm tới các doanh nghiệp tư nhân chế biến nông, lâm sản cần tập trung vào chế biến thịt, gia cầm, rau, hoa quả, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất phân bón phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Mặt khác, từ kết quả đăng ký và hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp trong thời gian qua và trên cơ sở xem xét đặc điểm tâm lý, trình độ tổ chức kinh doanh, xu hướng cải cách hành chính, đổi mới phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước, cũng như các yêu cầu, cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế và các xu hướng phát triển doanh nghiệp trong nước và trên thế giới, chúng tôi cho rằng, việc xác định phương hướng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2010 cần phải tính đến những khả năng và xu hướng lớn dưới đây:
- Một là, các hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân dưới
các loại hình mà Luật Doanh nghiệp quy định sẽ ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả bề rộng lẫn bề sâu, khu vực doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như ở Hà Nội nói riêng sẽ ngày càng phát triển theo hướng chính quy và dần dần ổn định nền nếp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cũng như các luật quốc gia và quốc tế có liên quan khác. Dự báo từ nay đến năm 2005 sẽ có thêm 15.000 - 18.000 doanh nghiệp mới, với số vốn đưa vào kinh doanh khoảng 20.000 - 23.000 tỷ đồng, tạo thêm từ 160 - 180 ngàn chỗ làm việc mới, tức là đến năm 2005, cứ 100 người dân Thủ đô sẽ có một doanh nghiệp và khoảng 60 - 65% số lao động của Thành phố làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân. Hơn nữa, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi và quản lý theo phương thức tiên tiến hiện đại sẽ nhiều hơn, nhiều chỉ số kinh tế kỹ thuật sẽ vượt các doanh nghiệp nhà nước địa phương, các chỉ số đóng góp cho Nhà nước sẽ tăng đáng kể so với hiện nay; tính dân chủ, công khai sẽ được phát triển. Các tổ chức Đảng, Đoàn trong các doanh nghiệp nếu được quan tâm sẽ phát triển thực chất hơn. Vai trò, tác động của các hiệp hội đối với doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Đội ngũ doanh nhân Thủ đô sẽ đông đảo hơn, có trình độ bản lĩnh cao hơn, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và Thành phố sẽ nâng lên rõ rệt. Trong bối cảnh đó, các nhà doanh nghiệp cũng được xã hội tin cậy và đánh giá cao hơn.
Hai là, các hình thức tổ chức kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp sẽ
trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tập đoàn doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con hay công ty cổ phần... thậm chí có thể sẽ xuất hiện những kiểu tổ chức kinh doanh chưa được định danh trong Luật Doanh nghiệp.
Ba là, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô sẽ ngày càng mang yếu tố
quốc tế đậm nét hơn về định hướng hoạt động sản xuất - kinh doanh, về thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nguyên vật liệu, về công nghệ và các yếu tố cần thiết khác cho quá trình tái sản xuất mở rộng của bản thân doanh nghiệp. Ranh giới giữa doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị "mờ dần", giảm dần sự khác biệt trong phương thức hoạt động. Đồng thời, tầm quan trọng và đặc điểm yêu cầu của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài sẽ ngày càng đan xen vào nhau, khó phân biệt rạch ròi trong việc định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Bốn là, phạm vi và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ ngày
càng mở rộng và đa dạng hoá xét theo cả từng doanh nghiệp, cũng như toàn bộ khu vực doanh nghiệp, song các doanh nghiệp Thủ đô sẽ ngày càng chuyển mạnh sang kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học cao. Sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, chưa được thể hiện rõ trong hệ thống luật hiện hành của nước ta. Bên cạnh những doanh nghiệp chuyên doanh rất sâu sẽ ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp, thậm chí đầu tư vào những lĩnh vực, sản phẩm rất khác nhau mà một giấy phép kinh doanh chỉ được cấp theo Luật Doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên chật hẹp.
Năm là, các doanh nghiệp sẽ ngày càng đòi hỏi những người lao động
có trình độ cao, chất lượng cao. Lao động trong các doanh nghiệp và trên thị trường lao động nói chung cũng sẽ có tính linh hoạt, di động nhiều hơn. Điều
này khiến cho quan hệ lao động trong doanh nghiệp cũng trở nên mang tính thị trường và pháp lý cao hơn. Các doanh nghiệp cần có quyền tự chủ nhiều hơn về tuyển dụng, trả lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và thay thế lao động theo cơ chế thị trường.
Sáu là, sẽ có nhiều doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa
sở hữu, có số vốn từ hàng trăm tỷ đồng trở lên (bằng cách tích tụ và tập trung vốn) tạo ra những sản phẩm có giá trị chi phối thị trường trong nước ở cấp vùng, mở rộng thị phần ở thị trường quốc tế một cách ổn định (trước hết là ngành điện tử gia dụng, dệt may, giầy dép, xe có động cơ...), đồng thời cũng sẽ xuất hiện ngày càng phổ biến hơn các hiện tượng phá sản, giải thể, chia nhỏ, mua bán chuyển nhượng lại các doanh nghiệp, các cổ phẩn, cổ phiếu doanh nghiệp, hiện tượng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không đạt được mục đích kinh doanh.
Theo số liệu của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, trong 8 năm (1992 - 1999) chỉ có một vài doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, nhưng từ 01/01/2000 - 01/8/2002 có tới 118 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo luật.
Các tranh chấp kinh tế, thương mại, lao động và các dạng tội phạm khác trực tiếp phát sinh từ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng với quy mô lớn, phạm vi rộng, độ phức tạp cao và hậu quả nặng nề hơn ...
Bảy là, trong những năm tới, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà
Nội sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhưng cũng chưa đủ lực để làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước theo chiến lược kinh tế - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và không có khả năng hình thành lực lượng chính trị đối lập,
Như vậy có thể nói: Bức tranh khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có những biến đổi mau lẹ, mới lạ, cả về màu sắc và bố cục. Tất cả những điều đó ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, sớm hay muộn đều xuất phát từ kết quả triển khai Luật Doanh nghiệp. Động thái phát triển mới của khu vực kinh tế tư nhân cũng sẽ đưa tới sự cần thiết phải điều chỉnh bản thân Luật Doanh nghiệp hiện hành, thúc đẩy quá trình hoàn thiện Luật Doanh nghiệp nói riêng, hoàn thiện môi trường đầu tư trên địa bàn Thủ đô và cả nước nói chung, tức là thúc đẩy việc nâng cao toàn diện trình độ và chất lượng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và mỗi doanh nghiệp.