- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá
2.3.2. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân
- Trước hết phải thấy rằng, về cơ bản khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội hoạt động có hiệu quả, tích cực và năng động trong cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp do kinh doanh có hiệu quả đã góp phần đáng kể
sản xuất hàng hoá cho xã hội, cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, góp phần cạnh tranh thắng lợi hàng ngoại nhập, góp phần đóng góp tích luỹ cho ngân sách thành phố bằng các loại thuế, tạo ra trên 30% tổng doanh thu trên địa bàn Thủ đô. Nguyên nhân có thể rút ra là các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân rất năng động và nhạy bén với thị trường, thay đổi mẫu mã hàng hoá liên tục, quay vòng vốn nhanh, các doanh nghiệp đều coi thị trường là trận địa của mình, nắm bắt kịp thời và chặt chẽ giá cả thị trường, mẫu mã, đánh giá tiềm lực đối thủ cạnh tranh, kinh doanh bằng nhiều hình thức như bán trả góp, bán trả chậm, ứng hàng trước, hạ giá sản phẩm khi cần thiết,...
Kinh tế tư nhân sử dụng lao động có hiệu quả hơn kinh tế nhà nước, bộ máy gọn nhẹ, một người có thể làm nhiều việc; phương thức trả lương linh hoạt nên kích thích được người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Khu vực kinh tế tư nhân của Hà Nội biết thu hút, sử dụng và biết đãi ngộ, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp thông qua các khâu tuyển chọn, đãi ngộ... để thu hút “chất xám” từ doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân Hà Nội phát triển đã tạo nên một đội ngũ doanh nhân trẻ, có kiến thức, khá năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
- Các doanh nghiệp tư nhân linh hoạt trong cơ chế quản lý và chức năng nhiệm vụ không bị bó hẹp như doanh nghiệp nhà nước. Nếu cần thiết mở mang ngành nghề thì họ tăng thêm vốn pháp định để đăng ký kinh doanh thêm ngành nghề. Xu hướng hiện nay là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã dần dần có thể chủ động giải quyết từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, nắm chắc cả “đầu vào” và “đầu ra”, tự tổ chức mạng lưới và hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình hoặc liên kết với nhau trong quy trình khép kín để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
(ngoại trừ một số ít mang tính chất lừa đảo hoặc gian dối với khách hàng) phương thức thanh toán, giao nhận hàng hoá đơn giản, nhanh gọn và đa dạng.
- Khu vực kinh tế tư nhân cũng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới công nghệ và trang thiết bị nhanh (vì chủ động đồng vốn hơn doanh nghiệp nhà nước). Từ đó có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và hàng hoá sản xuất ra ngày càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với tâm lý và thị hiếu người tiêu dùng.
Đặc biệt có nhiều sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân đạt chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm (như ổn áp Lioa, máy tính CDS...)
- Kinh tế tư nhân ở Hà Nội mặc dù vốn còn ít, quy mô vừa và nhỏ là phổ biến, chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức về tài trợ hoặc cho vay tín dụng, nhưng họ lại biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tuần hoàn chu chuyển vốn, thực hiện các hình thức liên kết đa dạng để tự tài trợ vốn thông qua thị trường tự do như mua nguyên vật liệu trả chậm (trong nước và cả nước ngoài), bán trả góp, trả chậm, vay “nóng” lẫn nhau...
- Vấn đề cuối cùng là bản thân sự năng động, tích cực và hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân đã tác động trở lại đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới, vì trong cơ chế thị trường cạnh tranh bình đẳng các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước muốn tồn tại phải kinh doanh có hiệu quả, kinh doanh không hiệu quả là phải tự phá sản, giải thể, thanh lý. Đồng thời, trong cơ chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân cũng thu hút được lao động dôi dư từ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy có thể khẳng định rằng, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội đã có vai trò đáng kể trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.