Giải pháp về đầu tư tài chính nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 103 - 112)

- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá

3.2.3. Giải pháp về đầu tư tài chính nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nộ

nhân ở thành phố Hà Nội

Đầu tư tài chính nhằm hỗ trợ kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội phát triển là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó cần được tập trung vào các nội dung sau:

- Trước hết, cần tăng chi ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển các dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công

hoặc trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân. Về phương hướng lâu dài, cần phải có chính sách đi đầu trong giáo dục đào tạo nhân lực, nhất là về kỹ thuật và các kỹ năng kinh doanh. Chi ngân sách Nhà nước để xây dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, phục vụ cho các doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

Mạnh dạn đầu tư ngân sách nhà nước để xây dựng các trung tâm dịch vụ tư vấn, thẩm định và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển các đơn vị hiện có chức năng tương tự để giúp các nhà quản lý và đối tác Việt Nam trên địa bàn thực hiện việc giám định chất lượng và giá cả để tránh tình trạng nhập khẩu hoặc chuyển giao thiết bị, máy móc lạc hậu với giá cao.

- Bên cạnh việc tạo điều kiện ưu đãi cho các tập đoàn lớn trên thế giới mở rộng các văn phòng đại diện ở Hà Nội, cần mạnh dạn chi ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp việc tăng các thông tin quảng cáo kêu gọi đầu tư trên các trang web của mỗi địa phương và của các vùng trên địa bàn Hà Nội, qua các kênh thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, các đoàn vận động đầu tư hoặc là qua các văn phòng đại diện đầu tư ở nước ngoài. Mạnh dạn cấp kinh phí thường xuyên tài trợ cho các hoạt động này ở Mỹ, Tây Âu... và được bồi hoàn về sau từ nguồn thu phí tư vấn, môi giới, đầu tư. Đồng thời tăng đầu tư ngân sách nhà nước để trực tiếp hoặc khuyến khích phát triển dịch vụ bảo hiểm đầu tư trong nước và quốc tế, giúp các nhà đầu tư tư nhân an tâm và tích cực đầu tư trong nước.

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (nhất là ngoài và trong các khu công nghiệp tập trung), từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, khuyến khích vốn tư nhân đầu tư cho các dự án của Nhà nước.

Trong giai đoạn trước mắt cần tập trung đầu tư ngân sách nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước, thông tin, liên lạc), ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng

và dịch vụ xã hội đồng bộ (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh, thương mại và các dịch vụ đời sống); cho phép cạnh tranh tự do, phát triển các dịch vụ tin học và viễn thông để giảm phí truy cập sử dụng Internet, cước viễn thông quốc tế và các dịch vụ khác. Việc bố trí vốn đầu tư ngân sách cho phát triển hạ tầng trên địa bàn cần tập trung vào những khâu, những công trình then chốt mà kinh tế tư nhân không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư vì đòi hỏi vốn lớn, lợi nhuận thấp và thời gian hoàn vốn của công trình dài.

- Cần phải tự do hoá và bình đẳng hơn nữa việc cho phép các nhà kinh doanh tư nhân đầu tư phát triển các dự án, công trình giao thông công chính và cho phép họ được thu phí dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Thành phố có thể nghiên cứu và ứng dụng các hình thức sau đây:

+ Bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của công ty nhà nước cho tư nhân (thông qua hình thức cổ phần hoá, hoặc bán đấu giá) để thu hút tư nhân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng đô thị mà công ty đang đảm nhận.

+ Cho phép các doanh nghiệp tư nhân đấu thầu kinh doanh các dịch vụ công ích như: vệ sinh môi trường, cung cấp điện, nước, vận tải, hành chính công cộng... đang được tài trợ hoặc một phần bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

+ Mở rộng hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các nhà đầu tư tư nhân cùng xây dựng, khai thác các cơ sở hạ tầng giao thông, các cơ sở hạ tầng quan trọng.

+ Khuyến khích tư nhân đầu tư vào các dịch vụ đô thị công cộng mà họ được phép và có khả năng đầu tư 100% vốn. Muốn vậy, phải có chính sách ưu đãi mạnh về thuế, về phí và thời hạn thuê đất, đồng thời cần phân loại và lập danh mục các công trình có khả năng thu hồi vốn và tổ chức đấu thầu một cách rộng rãi, công khai.

Ngoài ra, xuất phát từ tình hình thực tiễn của thành phố Hà Nội, trong thời gian tới có thể đồng thời phối hợp sử dụng linh hoạt các kênh tạo vốn sau cho phát triển kinh tế tư nhân:

Một là, các ngân hàng thương mại nhà nước cần mạnh dạn nghiên cứu,

tiếp xúc và tăng cường cho các đối tượng kinh tế tư nhân vay thương mại thông thường có thế chấp (hoặc tín chấp) đối với từng dự án, doanh nghiệp cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm thủ tục thế chấp, vay vốn trên thị trường vốn. Đã đến lúc Hà Nội nên đi đầu trong việc xây dựng hệ thống đăng ký thế chấp, tiến tới nối mạng toàn quốc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và phòng chống việc lạm dụng, lừa đảo trong hoạt động thế chấp. Hạn chế tình trạng "hình sự hoá" các hoạt động tín dụng cũng là điều kiện cần thiết để các ngân hàng thương mại, nhất là các cán bộ trực tiếp làm việc với các đối tượng kinh tế tư nhân, tích cực hoạt động, tránh tình trạng "nằm im giữ an toàn" bất chấp sự khê đọng vốn huy động như bấy lâu nay.

Hai là, mở rộng cửa cho các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiếp cận

kênh cấp vốn vay ưu đãi hoặc được nhận bảo lãnh tín dụng từ nguồn vốn ưu đãi quốc gia và thành phố; thực hiện chuyển sang chỉ cấp tín dụng ưu đãi theo lĩnh vực, ngành, sản phẩm chủ lực mà Thành phố cần ưu tiên phát triển. Để tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện chủ trương này, cần khẩn trương xây dựng và công khai hoá các quy chế, tiêu chí được nhận ưu đãi khuyến khích đầu tư trong từng lĩnh vực, từng nhóm ngành hàng và sản phẩm không phân biệt do thành phần và loại hình kinh doanh nào đảm nhận. Đồng thời chuyển mạnh từ phương thức hỗ trợ ưu đãi trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp; thay vì dùng vốn ưu đãi cấp thẳng cho doanh nghiệp và dự án cần chuyển sang dùng nguồn vốn vay này phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ Internet; tư vấn - hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân về thông tin, xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm, tiếp xúc khách hàng... Như vậy, nếu Nhà nước dùng vốn ngân sách hoặc từ nguồn vốn vay ưu đãi, thay vì những hỗ trợ lẻ tẻ, trực tiếp

cho một số doanh nghiệp cụ thể nào đó, chuyển sang dùng để hỗ trợ phát triển các hoạt động hướng dẫn và tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhằm ký kết được những hợp đồng xuất khẩu lớn, dài hạn và ổn định, sau đó cho phép các doanh nghiệp trong nước (kể cả các doanh nghiệp tư nhân) đấu thầu liên kết, hoặc gia công thực hiện... thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn về kích cầu đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

Trên thực tế, chỉ một vài chục hợp đồng xuất khẩu lớn cũng đủ làm sôi động thị trường (chẳng hạn như hợp đồng Chính phủ Việt Nam ký với EU về hàng dệt may và thuỷ sản xuất khẩu...) làm sống động khu vực kinh tế tư nhân, khiến kinh doanh của các đơn vị kinh tế tư nhân trở nên vững chắc hơn, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh, sự gắn bó, liên kết và tính có tổ chức của họ cũng sẽ được cải thiện căn bản hơn, tăng dần sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ba là, phát triển các phương thức khai thác vốn còn chưa thật phổ biến

ở ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, nhưng đã quen thuộc trên thế giới, như thuê mua tài chính, theo đó bên vay được quyền sử dụng máy móc thiết bị do bên cho vay (công ty tài chính) mua theo đơn đặt hàng của bên vay thanh toán dần theo lịch và phương thức thoả thuận, sau một thời gian sẽ được chính thức sở hữu hoàn toàn các máy móc, thiết bị này; cùng với thuê mua tài chính, thì phương thức cấp tín dụng thanh toán bồi hoàn cũng là một kênh đắc lực giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Phương thức này có ưu việt ở chỗ: bên cho vay cấp tín dụng thường là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, rồi nhập lại các khoản thanh toán bằng sản phẩm mà bên vay làm ra từ chính các dây chuyền sản xuất, móc móc thiết bị này - nghĩa là bên vay có thể an tâm về đầu ra sản phẩm trong thời kỳ đầu vay vốn mở rộng sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm mới. Phương thức này giúp các doanh nghiệp tư nhân (nhất là các doanh nghiệp mới khởi sự) có thể triển khai

với các đối tác là các doanh nghiệp nhà nước, các đối tác nước ngoài hoặc các bạn hàng thích hợp khác trong và ngoài nước.

Bốn là, phương thức mua bán trả chậm bằng tín dụng xuất khẩu hoặc

từ các chủ hàng khác tuy khá mạo hiểm, song cũng là nguồn vốn tiềm tàng có thể khai thác, nếu các doanh nghiệp tư nhân có thị trường tiêu thụ tốt và giữ được chữ tín trên thương trường. Mặt khác, xây dựng và mở rộng hoạt động của các quỹ đầu tư rủi ro là phương thức cấp phát vốn phát triển kinh tế tư nhân sẽ ngày càng có triển vọng ở nước ta, trong đó có Hà Nội. Việc thành lập các công ty kinh doanh và khai thác nợ cũng là một việc quan trọng giúp các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp kinh tế tư nhân giảm bớt gánh nặng nợ nần (nhất là khoản nợ khê đọng và các tài sản thế chấp khó thanh lý), lành mạnh hoá tình hình tài chính, khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước, các quỹ đầu tư và các công ty đầu tư tài chính mạnh dạn cùng tham gia đầu tư thực hiện dự án khả thi doanh nghiệp tư nhân đề xuất, nếu xét thấy chúng có độ an toàn và phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được ưu tiên trên địa bàn. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc phát triển thị trường chứng khoán và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tích cực tiếp cận các nguồn vốn vô cùng tiềm tàng này. Tăng cường phát triển hệ thống thông tin và đào tạo nhân lực về kinh doanh thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp và doanh nhân nắm được các thông tin chứng khoán đầy đủ, chính xác, cập nhật, hiểu rõ cái lợi, cái không lợi cùng các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết về huy động vốn và kinh doanh chứng khoán, cả trong phạm vi quốc gia lẫn trên thị trường chứng khoán quốc tế trong một không gian kinh tế mỏ và sôi động của kinh doanh ở thế kỷ XXI.

Tóm lại, trọng tâm trong chương 3 của luận văn là các giải pháp không chỉ nhằm giải quyết những hạn chế, tồn tại mà chủ yếu nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ và

nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh trong tình hình mới. Trong số các giải pháp đã đề xuất chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những thay đổi về chính sách tác động trực tiếp đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Trong đó nhấn mạnh cần khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân cũng như tạo điều kiện cho khu vực này đầu tư phát triển vào lĩnh vực nào, ngành kinh tế nào hoặc là nhóm ngành nào. Những giải pháp mà chúng tôi đã đề xuất nếu được áp dụng, chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng lành mạnh và tiến bộ.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu về: "Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội

trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng và giải pháp phát triển", chúng tôi rút ra

một số kết luận sau đây:

1. Sự tồn tại khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan được quy định trước hết bởi quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời hoàn toàn phù hợp với trật tự phát triển mang tính phổ biến của kinh tế thị trường nhân loại nói chung. Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò to lớn về nhiều mặt như đóng góp thu nhập quốc dân, tạo nguồn thu cho địa phương ,huy động vốn đầu tư, giải quyết việc làm, thay đổi cơ cấu công nghệ, thúc đẩy cơ chế thị trường... Vì vậy, cần tạo điều kiện cho khu vực này phát triển với tốc độ nhanh hơn.

2. Khu vực kinh tế tư nhân đã tồn tại khá lâu ở nhiều nước trong khu vực và thế giới, nhưng ở nước ta, nó mới được "hồi sinh" trong những năm gần đây do đổi mới Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cần phải đánh giá đúng hiện trạng, vai trò, và đặc biệt cần đưa ra các giải pháp hợp lý để thúc đẩy, khuyến khích khu vực này phát triển đúng hướng.

3. Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng còn có tác dụng và ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội dân chủ và bình đẳng. Luận văn đã làm rõ những thực trạng cơ bản, những kết quả mà khu vực kinh tế tư nhân đã đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong quá trình phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển là hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Sự phát triển của khu vực này không lấn át khu vực kinh tế nhà nước, mà ngược lại sẽ

tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy khu vực kinh tế nhà nước làm tốt hơn vai trò chủ đạo và định hướng cho các khu vực kinh tế khác.

5. Luận văn đã đưa ra được một số đề xuất và ba nhóm giải pháp chủ yếu, với mong muốn góp phần giải quyết được những hạn chế, vướng mắc đang cản trở khu vực kinh tế tư nhân và thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mặc dù đã rất cố gắng giải quyết những vấn đề cơ bản liên quan tới khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội, song đây là một công việc khó khăn và phức tạp, hơn nữa kinh nghiệm nghiên cứu của chúng tôi còn có hạn, luận văn khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo của các nhà chuyên môn và sự chia sẻ của bạn đọc./.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)