Giải pháp liên kết hợp tác giữa khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm mở rộng thị

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 100 - 103)

- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá

3.2.2. Giải pháp liên kết hợp tác giữa khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm mở rộng thị

khu vực kinh tế khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm mở rộng thị trường, thực hiện chuyển giao công nghệ mới áp dụng cho sản xuất, kinh doanh:

Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở nước ta là một hệ thống thống nhất trong sự đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh, trong đó mỗi thành phần kinh tế, hay mỗi khu vực kinh tế chỉ có thể phát triển trong mối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các thành phần khác. Trong đó kinh tế nhà nước với tư cách là thành phần kinh tế chủ đạo phải là người chủ động hình thành hoặc tham gia vào các quan hệ hợp tác để phát huy lợi thế của chế độ kinh tế liên doanh, liên kết hợp tác, khắc phục những hạn chế và khiếm khuyết riêng của mỗi thành phần, khu vực kinh tế, thúc đẩy chúng cùng phát triển theo một định hướng chung. Muốn vậy, phải bảo đảm sự bình đẳng và cùng có lợi trong các quan hệ hợp tác dưới nhiều hình thức như liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gia công đặt hàng, trong sử dụng các kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ khác nhất là trong tín dụng đầu tư, chuyển giao công nghệ, tham gia thị trường.

Trên cơ sở đưa ra được hướng giải pháp liên kết hợp tác nhằm cân đối tổng cung và tổng cầu, mọi nền kinh tế đều phải dùng cách này hay cách khác để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất những loại hàng nào, với số lượng bao nhiêu; sản xuất bằng những tài nguyên kinh tế nào và sản xuất cho ai?

Trong thực tế, với khuyết tật cố hữu là tự phát, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thường chạy theo những biến động của thị trường. Các doanh nghiệp tư nhân không có khả năng giải quyết bài toán kinh doanh riêng của mình phù hợp với bài toán chung về các vấn đề kinh tế - xã hội. Vì thế, Nhà nước phải dựa vào các tín hiệu của thị trường để định hướng và dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, giúp họ lựa chọn phương cách hoạt động kinh doanh đúng đắn:

Một là, bằng định hướng trong quá trình liên doanh liên kết, khu vực

kinh tế nhà nước có thể cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân thông tin về nhu cầu xã hội đối với các loại sản phẩm (cả số lượng, chất lượng, cơ cấu), mức độ đáp ứng nhu cầu và triển vọng phát triển trên các lĩnh vực để doanh nghiệp lựa chọn hướng đầu tư, mặt hàng, quy mô sản xuất, công nghệ... nhằm kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra còn phải cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân các thông tin về khả năng thanh toán của dân cư đối với từng loại hàng hoá trên từng địa bàn để doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ có lợi nhất.

- Các dự báo về thị trường, giá cả trong nước và trên thế giới, những biến động lớn về tài chính, tiền tệ... phải được tổ chức thông tin kịp thời để doanh nghiệp tính toán làm ăn và chủ động đối phó với các diễn biến xấu của nền kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rơi vào khủng hoảng, đình trệ, phá sản, dù đây là một xu hướng khó tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường.

- Đối với những chương trình kinh tế - xã hội lớn, những khuynh hướng đầu tư mới ở một số lĩnh vực và một số vùng chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro, Nhà nước cần công bố dưới hình thức văn bản pháp luật, chính sách ưu tiên về thuế, thuế đất, tín dụng... để các nhà đầu tư tư nhân mạnh dạn đầu tư, làm ăn lâu dài.

lý trong quá trình phát triển, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Hai là, cần tăng cường mạnh hơn nữa các biện pháp khuyến khích khu

vực kinh tế tư nhân đổi mới công nghệ, đổi mới chất lượng và cơ cấu sản phẩm để giành ưu thế cạnh tranh trên thương trường. Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta do mới tái sinh và phát triển nên không bị ràng buộc quá lớn bởi hệ thống công nghệ cũ. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn, do chưa nắm bắt được đầy đủ các thị trường về công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn đang sử dụng những công nghệ đã lạc hậu từ 1 - 2 thế hệ, trong khi đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Thành phố Hà Nội cần áp dụng các biện pháp dưới đây:

- Có chính sách ưu đãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được giảm thuế và vay vốn ưu đãi để đầu tư. Hoàn thiện các chính sách về quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ việc mở rộng thương mại điện tử.

- Mở rộng nghiên cứu, triển khai, gắn kết các trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp. Hằng năm đầu tư 2% ngân sách trở lên cho hoạt động khoa học - công nghệ; khuyến khích huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư cho đổi mới và phát triển công nghệ thông qua các kích thích như miễn thuế các loại, hỗ trợ tín dụng,...

- Lập mạng lưới các trung tâm và ngân hàng dữ liệu thông tin thị trường, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của Hà Nội, của cả nước và thế giới để cung cấp rộng rãi cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp những thông tin cập nhật nhất về đổi mới khoa học công nghệ.

- Tổ chức các câu lạc bộ doanh nghiệp, câu lạc bộ khoa học và công nghệ nhằm tăng cường giao lưu, kết nối dự án và các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ. Tổ chức chợ công nghệ để nhà khoa học và các doanh nghiệp gặp gỡ, bàn bạc, mua bán công nghệ mới. Tổ chức các khoá học về chuyển giao công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước và các doanh nghiệp. Mở rộng mạng lưới dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ.

- Để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mua, sử dụng cho máy móc và thiết bị mới, thuế thu nhập doanh nghiệp cần cho phép khấu hao nhanh máy móc và thiết bị mới. Miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị công nghệ tiên tiến. Miễn mọi loại thuế cho các sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử bằng công nghệ mới.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ. Khuyến khích các hợp đồng thuê tài chính, thuê mua và bán trả góp để các doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị mới một cách tốt hơn, qua đó họ có thể mua máy móc thiết bị mới hoặc nâng cấp để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình mà không phải thanh toán toàn bộ số tiền khi mua hàng. Thay vào đó họ phải trả tiền thuê máy móc nhỏ hơn nhiều. Vì vậy, các văn bản pháp luật cần tạo điều kiện thuận lợi để các thoả thuận thuê mua tài chính và các hợp đồng trả góp được thực hiện dễ dàng, giúp kinh tế tư nhân có thể tiếp cận với máy móc và công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)