Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 111 - 121)

Nếu như ngôn ngữ đời thường giản dị được nhà văn sử dụng chủ yếu trong việc thể hiện bức tranh hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ thì trong những đoạn miêu tả không gian và miêu tả tâm trạng nhân vật, ngôn ngữ của nhà văn lại giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm.

Khung cảnh chợ hoa (Chợ hoa phiên áp Tết) được nhà văn miêu tả thật rực rỡ, tươi tắn và lung linh sắc màu: “Hoa, vẫn là đã thân quen mà sao hôm nay mới mẻ và đắm say. Hồng đằm thắm. Cúc đôn hậu. Thược dược tươi mưởi. Đồng tiền nhẹ nhõm. Bướm vui tươi. Loa kèn giản dị. Păng xê ưu tư. Ôi, những bông hoa như bật ra từ thiên lương trong sạch. Những bông hoa vừa mong manh vừa hoàn mỹ, chắt chiu gạn lọc từ những xô bồ thô lậu, trong khuôn khổ mà không hề câu nệ, gờ gẫm. Hoa, sự lắp ghép và phối màu tưởng là tùy tiện mà vô cùng hoàn hảo, không chút lỡ lầm. Hoa, bước nhảy vọt của

tự nhiên” [25,tr.603]. Cùng với những loài hoa khoe sắc là hình ảnh của ông

Khoa, ông Huỳnh, cô Trang. Những người trí thức tài hoa ấy đã sống thật gắng gỏi, vượt lên trên nỗi éo le, buồn đau của cuộc đời. Và họ cũng là loài hoa đẹp trong vườn hoa cuộc đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109

Và đây là khung cảnh vùng thượng huyện Bát Xát trong mùa hoa gạo

nở: “Khắp đất nước, có lẽ không ở đâu hoa gạo có cung màu đẹp tuyệt như ở

đây. Ở đây, trời xanh trong vắt, thanh lọc đến kỳ hết vẩn bụi và mắt người như nhìn thấu tới tận cõi vô cùng. Ở đây, sau một mùa đông giá lạnh, xo ro, cây bung nở hết mình cái sức tích tụ bao tháng ngày. Suốt một rẻo biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hóa, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp (…) Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế. Và hoa lại vừa đỏ vừa lực lưỡng đến thế. Bằng cái cốc vại một, mỗi bông đậu trên cành trông chẳng khác một đốm lửa. Cả ngàn đốm lửa như thế suốt cả ngày phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của chính mình”

[25,tr.390]. Đoạn văn tả cảnh cho người đọc thấy cảm nhận tinh tế của nhà văn trong việc phác họa một bức tranh thiên nhiên rực rỡ các cung màu: trời trong xanh văn vắt, kết hợp với màu hoa đỏ rực rỡ như những đốm lửa trải dài một dải đất biên cương ngút ngàn. Đường nét, màu sắc của khung cảnh thiên nhiên hết sức ấn tượng tạo nên bức tranh hùng vĩ mà đậm chất trữ tình của một miền biên ải.

Nhà văn miêu tả một buổi chiều thu nơi miền quê yên ả, thanh bình trong Trái chín mùa thu: “Chiều mùa thu vời vợi. Chân đê, hoa sen bừng bừng những chấm đỏ nhòe, lay động trong gió nhẹ đưa hương lúa thơm rải khắp khu đồng. Lại như diễu vòng lại cảnh xưa, con trâu non xoải vó theo nhịp điệu cũ, nhẹ bẫng, rập rờn trên màu xanh đậm đà của ngọn cỏ thu. Thu

đã vào giữa mùa” [25,tr.136].

Bức tranh thu được nhà văn miêu tả thật giàu hình ảnh và đậm chất thơ. Khung cảnh miền quê trong buổi chiều thu yên bình như cuộc sống của những con người nơi đây. Trong những đoạn văn tả cảnh Ma Văn Kháng rất hay dùng các từ chỉ màu sắc mang tính gợi hình gợi cảm cao. Người đọc bắt gặp sự tự nhiên mà thành thục điêu luyện trong cách sử dụng ngôn từ của tác giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110

Bằng một loạt những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ, nhà văn đã tả nàng Seoly xinh đẹp (Seoly - kẻ khuấy động tình trường): “Nàng là trăng trên trời. Là chim quyên trong các loài lông vũ. Là măng tre trong các loại rau ăn. Là quả vải trong các thứ trái cây. Là mùa xuân của thiên nhiên. Nàng là đàn bà hơn tất cả đàn bà. Vì nàng gây thèm muốn được chế ngự, thỏa lạc

của đàn ông. Cơn rừng động, đất rung khởi sự từ nàng” [25,tr.103]. Nhà văn

đã sử dụng bút pháp so sánh cùng với những hình ảnh sinh động khiến cho Seoly hiện lên vô cùng đẹp đẽ rạng ngời.

Chất thơ trong văn Ma Văn Kháng không chỉ được thể hiện trong lời văn miêu tả mà nó hiện diện trong cả ngôn ngữ kể. Đôi lúc tác giả chen vào dòng văn xuôi những dòng thơ, ý thơ làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, đưa đẩy tha thiết.

“Chị chỉ còn dang dở mỗi đường tình ái. Thì may thay, anh thợ khóa tài hoa tới dang tay mở khóa động đào, vạch mây cho tỏ lối vào thiên thai”

(Anh thợ chữa khóa) [25,tr.512].

“Giờ đây, chưa chồng ở tuổi này bà vẫn rất muốn lấy chồng nhưng lại hết sức ngại ngùng. Nhưng ngại vẫn cứ là ngại, mà thiết tha vẫn cứ là thiết tha. Âu đó cũng là thường của lẽ tự nhiên. Lẽ tự nhiên như bài hát cổ. Các phẩn tử trên đời. Đều thành lứa đôi. Trời là chồng. Đất là vợ. Đất nâng đỡ. Những gì mưa tuôn. Trời ấp lạnh. Trời quạt nồng” [25,tr.749]. Chị Thiên - một người phụ nữ có sắc đẹp và đức hạnh, vô cảm trước nhiều gã đàn ông theo đuổi nhưng rồi chị đã đem lòng yêu một anh thợ xây - vốn là bạn từ thưở nhỏ, bởi anh ta biết chọn bài hát dân ca Ý: “Biết đến bao giờ lại gặp cô em

thời thơ ấu. Một phút gần nhau để rồi mãi mãi lìa xa”. Trong cái vẻ ngoài im

lặng lạnh lùng của gã thợ xây, bài dân ca Ý như một cánh cửa tâm trạng đưa chị Thiên ra khỏi cái ủ dột, chán chường, cam phận.

Ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm giúp cho những suy nghĩ của Ma Văn Kháng về con người, về tình đời trở nên sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111

lắng hơn, đồng thời cũng thể hiện tài năng của nhà văn trong lao động nghệ thuật. Ngôn ngữ giàu chất thơ tạo vẻ đẹp lấp lánh trong truyện ngắn Ma Văn Kháng và góp phần khẳng định chỗ đứng không thể thay thế của ông trên văn đàn văn học hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112

KẾT LUẬN

Sau bao năm gắn bó, sống hết mình và sang tạo hết mình trên cả hai vùng thẩm mỹ miền núi và thành thị, Ma Văn Kháng đã thể hiện một tài năng, một cá tính sáng tạo độc đáo. Với gia tài khá đồ sộ trên cả hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn sau 1975, Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một gương mặt mới, không hề lẫn với bất cứ nhà văn nào. Để tạo dựng được thành công ấy, ông phải trải qua một chặng đường lao động nghiêm túc bền bỉ trên 40 năm. Những công trình nghệ thuật của Ma Văn Kháng đã khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ông trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là thời kỳ đổi mới.

Xuất phát từ sự thay đổi cái nhìn đời sống, với nền tảng của chủ nghĩa nhân văn cao cả, Ma Văn Kháng không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật nói chung và trong nghệ thuật trần thuật nói riêng. Qua việc nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới đã thể hiện ngòi bút sắc sảo, thấm đẫm chất nhân văn. Đọc truyện ngắn của ông, độc giả tìm thấy trong đó những chiêm nghiệm đời sống của một tác giả luôn bám sát từng bước đi của đời sống xã hội và quan tâm đặc biệt tới số phận con người trước những đổi thay của lịch sử.

2. Trong những truyện ngắn thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng luôn lựa chọn điểm nhìn trần thuật phù hợp với nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Điểm nhìn bên ngoài là sự lựa chọn của nhà văn, giúp nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực và khách quan nhất. Ở điểm nhìn này, tác giả đã thể hiện bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong sự đa dạng nhiều chiều. Từ đó đem lại màu sắc mới mẻ cho truyện ngắn của ông. Điểm nhìn bên trong giúp nhà văn đi sâu khắc họa thế giới nội tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113

con người. Vì thế, đối tượng trần thuật không chỉ được tiếp cận từ hình dáng với những biểu hiện bên ngoài mà còn được soi sáng từ chiều sâu tâm hồn. Một điểm nổi bật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 là hiếm khi tác giả duy trì một điểm nhìn duy nhất từ đầu đến cuối truyện mà luôn có sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật. Điều này giúp cho nhà văn đi sâu phân tích diễn biến tâm lý nhân vật một cách sâu sắc và tinh tế.

3. Không gian và thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng đều thể hiện rõ cá tính sáng tạo và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Từ không gian đời thường với sự lựa chọn sáng tạo: không gian căn phòng, không gian phố phường, không gian làng quê và đặc biệt là không gian tâm trạng, nhà văn đã tạo cho nhân vật của mình những môi trường phù hợp để bộc lộ cá tính, tâm trạng. Cùng với sự sáng tạo về không gian là sự sáng tạo về thời gian. Chính những bình diện này đã mang đến những dấu ấn riêng trong nghệ thuật thể hiện của Ma Văn Kháng.

4. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1975 có nhiều đổi mới. Giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng chủ đạo. Qua đó nhà văn thể hiện niềm tin yêu chân thành vào con người và cuộc sống. Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng nhiều giọng điệu khác như giọng điệu xót xa ngậm ngùi, giọng triết lý tranh biện, giọng điệu trào lộng trang nghiêm … Chính sự đa dạng của giọng điệu đã xóa mờ khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng trần thuật, tạo cho văn bản một tiếng nói đa thanh, giàu cảm xúc, nhà văn có thể đối thoại trực tiếp với bạn đọc về cuộc đời.

5. Là một nhà văn luôn tìm tòi và tự đổi mới, ngôn ngữ trần thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1975 có nhiều sáng tạo độc đáo. Bên cạnh ngôn ngữ đời thường giản dị, nhà văn còn sử dụng ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm. Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn đương đại rất có ý thức trong việc lựa chọn từng câu chữ. Là người am hiểu cuộc sống, sống hết mình, sống trung thực với cuộc đời, Ma Văn Kháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114

đưa vào truyện ngắn một vốn ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú. Trong truyện ngắn của ông có nhiều đoạn văn tả cảnh thật sự mẫu mực, minh chứng cho việc chọn lọc ngôn ngữ công phu. Ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng thể hiện quá trình lao động kiên trì, bền bỉ và tài năng nghệ thuật dồi dào của ông. Truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 đã đánh dấu những nét đặc sắc mới trong nội dung và nghệ thuật thể hiện, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật. Chính phương diện này đã góp phần quan trọng để nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống và con người trong một cái nhìn mới mẻ nhiều chiều đa dạng và phong phú. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy mỗi trang văn của ông là một trang đời của người cầm bút suốt đời không thôi trăn trở, nghĩ suy, mải mê sáng tạo. Sự sáng tạo ấy đã giúp nhà văn khẳng định những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống hôm nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Mai Anh (1997), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ

sau 1980, Luận văn Thạc sỹ, ĐHSP HN.

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học số 9/1998.

4. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học.

5. Hà Thị Thu Hà (2003), Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau năm 1980, Luận văn Thạc sỹ, ĐHSP HN.

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (2002), Lý luận văn học - Vấn đề

suy nghĩ, Nxb Giáo dục.

8. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Nhập môn văn học (dịch), Trường viết văn Nguyễn Du.

9. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Thị Huệ (1998), “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80”, Tạp chí Văn học.

11. Trần Bảo Hưng (1993), “Đọc Heo may gió lộng”, Báo Văn nghệ số 47/1993.

12. Ma Văn Kháng (1969), Xa phủ, Nxb Văn học

13. Ma Văn Kháng (1980), Góc rừng xinh xắn, Nxb Thanh niên. 14. Ma Văn Kháng (1986), Ngày đẹp trời, Nxb Lao động, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 116

16. Ma Văn Kháng (1995), Trăng soi sân nhỏ, Nxb Văn học, Hà Nội. 17. Ma Văn Kháng (1997), Đầm sen, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

18. Ma Văn Kháng (1997), Vòng quay cổ điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Ma Văn Kháng (1998), Một chiều giông gió, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 20. Ma Văn Kháng (2000), Mưa mùa hạ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

21. Ma Văn Kháng (2000), Ngoại thành, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Ma Văn Kháng (2001), Côi cút giữa cảnh đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

23. Ma Văn Kháng (2001), Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Văn học, Hà Nội.

24. Ma Văn Kháng (2001), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

25. Ma Văn Kháng (2002), Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Ma Văn Kháng (2009), Trốn nợ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

27. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn

học, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.

28. Khrapchenco (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên

cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29. Cao Kim Lan (2008), “Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg”, Tạp chí nghiên cứu văn học.

30. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội.

31. Lê Quốc Lập (1999), “Khi đọc Một chiều giông gió của Ma Văn Kháng”,

Báo Văn nghệ trẻ số 13.

32. Phong Lê (2005), “Trữ lượng Ma Văn Kháng”, Văn nghệ số 20, 21.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 117

34. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

35. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn, Nxb Giáo dục.

36. Lương Thị Bích Ngọc (2009), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Vũ

Trọng Phụng, Luận văn tốt nghiệp Đại học, ĐHSP Thái Nguyên.

37. Lã Nguyên (1999), “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”,

Tạp chí văn học.

38. Đào Thủy Nguyên (2009), Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về

đề tài dân tộc và miền núi, Đề tài NCKH cấp Bộ, ĐHSP TN.

39. Mai Thị Nhung (2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Nxb Giáo dục. 40. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, Tập 2, Nxb Văn học.

41. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 111 - 121)