Giọng điệu xót xa ngậm ngùi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 88 - 94)

Không chỉ là lời ngợi ca nhiệt thành con người và cuộc sống, ngòi bút Ma Văn Kháng còn luồn sâu vào ngõ ngách số phận mỗi con người. Từ đó ông khám phá phát hiện ra những số phận đáng thương trong xã hội. Vì thế truyện của ông còn là những suy ngẫm đầy xót xa, ngậm ngùi trước thế sự nhân sinh.

Trong những sáng tác về đề tài miền biên ải, nhà văn đã rất thành công khi khắc họa cái hoang sơ, dữ dội, bạo liệt của miền núi thưở khai thiên. Tại đó có những số kiếp con người sinh ra mà không biết đến niềm hạnh phúc được làm người. Trong những trang truyện đó, nhà văn đã bày tỏ nỗi đau xót cho thân phận con người.

Trong Vệ sỹ của quan châu, cuộc sống của Khun “là sự tồn tại đáng sợ của một thứ vũ khí người, của nanh hổ, vuốt gấu, răng chó, dao, súng, đao

phủ khát máu”. Sự bạo liệt, tàn nhẫn ở Khun dường như quá đỗi xa lạ với tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86

để sống, hắn ăn như thú và kể cả khi yêu cũng là hành động giải tỏa sinh lý thuần chất bản năng. Hắn là sự “hồi tổ”, “lộn giống” của con người.

Khun trở thành thứ vũ khí lợi hại của Vàng A Ký. Chúng ta hãy xem nhà văn kể về lai lịch cái khuôn mặt nhằng nhịt sẹo của y: “Bây giờ thì nhìn vóc dáng, tướng mạo Khun, người ta băn khoăn không hiểu là quỷ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ cỡ siêu đẳng. Thấp, lùn, hai chân đã cái cao cái thấp lại khuệnh khoạng, vòng kiềng. Một mắt lép, một tai không vành. Cả cái mặt cũng nham nhở như cái đầu lâu bị khoét, gặm dở dang, vì chỗ nào cũng thấy có vết sẹo, vết xây xước, vết dao chém. Cái sọ người gớm guốc ấy cuối cùng lọt thỏm vào đám tóc, râu, lông lá rậm bù, hôi rình. Chẳng phải thông thạo thuật tướng số mới nói được về con người Khun. Cái mặt ấy là trang lý lịch đời Khun, là cái bức dư đồ của hành trình đời Khun. Cái tai cụt là do đồng bọn cắt để trừng phạt tội phản thùng. Con mắt lép là hậu quả của lần vỡ nòng súng. Vết sẹo này đem từ cuộc đâm chém nọ về, vệt dao kia

là chiến tích của một lần đi phục thù cho quan châu” [25,tr.36].Đáng sợ hơn

là Khun bạo liệt tàn nhẫn nhưng Khun không ý thức được hành động của mình. Hình tượng Khun có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. Người đọc cảm thấy vừa ghê sợ, kinh hãi vừa thấy đau đớn xót xa cho số kiếp một con người bởi hóa ra trong cuộc sống này vẫn còn có sự tồn tại của một kiểu người như vậy.

Biên ải vốn là vùng đất dữ dội. Dữ dội vì đó là nơi diễn ra liên miên những cuộc chinh chiến, sát phạt tàn hại giữa các bầy đoàn, phe cánh. Bản tính tàn bạo, rừng rú, bản năng đao phủ lại luôn luôn được dung dưỡng, buông phóng phục vụ cho những cuộc sát phạt, tàn hại lẫn nhau ấy. Cho nên đất biên ải càng trở nên dữ dội, bạo liệt. Ở đó, với những người lương thiện như thím Hoóng (Thím Hoóng), cái hạnh phúc được làm người, theo nghĩa giản đơn là yên bình sinh sống bỗng trở nên quá lớn lao, không bao giờ có được. Đứa con của thím Hoóng - cái Léng đã lớn lên cùng dân bản và yên ấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87

hưởng hạnh phúc của tình mẫu tử thiêng liêng. Vậy mà nó đã ngu muội nghe theo tiếng gọi của hồng vệ binh và sẵn sàng giết mẹ mình. Thím Hoóng cả đời chỉ biết đến tủi nhục: lam lũ nuôi chồng, chồng chết, cật lực nuôi con để rồi khi con gái hư hỏng thì chỉ cắn răng chịu đựng. Hình ảnh của thím Hoóng hiện lên trong trang truyện thật đớn đau tuyệt vọng.

Giàng Tả (Giàng Tả - kẻ lang thang) là người thật thà, chất phác. Giàng Tả trước sau vẫn chỉ là một người quanh năm suốt tháng đi làm thuê, vậy mà không ai có thể nói được lời minh oan cho Giàng Tả. Lý lịch trích ngang của Giảng Tả rất phức tạp, lúc ở với địch, lúc lại theo giúp bộ đội ta. Ngày giải phóng, chính quyền ta gọi Giàng Tả “đến tập trung học tập trong

trại cải tạo những kẻ lầm đường theo giặc”. Trong con mắt chủ tịch xã Lao

Chải, Giàng Tả “không phải là đầu sỏ phỉ, chỉ là phỉ viên, nhưng cúc cung tận tụy với chủ nó lắm! Lão này gớm lắm! … Gan, ngoan cố lắm”. Anh ta không cần biết Giàng Tả là người “bụng dạ thật thà, nhân hậu, ngay thẳng”.

Bởi vì anh ta không thể biết, trước sau, Giàng Tả vẫn chỉ là “cái anh chàng khỏe như vâm, chuyên đi làm thuê”, “là một sức khỏe phi thường mà lại hồn

nhiên”. Nhà văn đã để cho nhân vật người kể chuyện “thở một hơi dài não

nuột”, sau khi nghe lời buộc tội Giàng Tả của viên chủ tịch xã Lao Chải:

“Cái đáng biết lại không biết. Cái không nên quên lại quên. Lịch sử thế là

mất đi cái hồn nhiên của nó”[25,tr. 66]. Giàng Tả đã không thể tự minh oan

cho mình, vì thế trước sau Giàng Tả luôn phải sống trong sự nghi ngờ là một kẻ ghê gớm, một thằng phản bội.

Với những trang truyện viết về cuộc sống và con người miền biên ải, Ma Văn Kháng đã khơi dậy ở người đọc tình cảm xót xa, vừa giận vừa thương: “xót xa cho những kiếp người không được làm người đúng nghĩa, thương cho sự hoang sơ, mông muội và giận thay cho sự tàn bạo man rợ mang hình sắc của thời mới khai thiên”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88

Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng, người đọc ít thấy hình ảnh những con người được hưởng trọn vẹn niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Truyện ngắn của ông luôn rưng rưng một nỗi niềm thương cảm ngậm ngùi đối với số phận con người, số phận cái đẹp. Các truyện ngắn Seoly - kẻ khuấy động tình trường, Chị Thiên của tôi, Chuyến xe buýt cuối ngày đã thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những người phụ nữ gặp nhiều đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống hiện tại.

Seoly là người phụ nữ có sắc đẹp mê hồn nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những tháng ngày dài bị vùi dập. “Mười ba tuổi nàng là con dâu gạt nợ. Khổ sở quá, nàng bỏ nhà chồng, và làm gái gầu phàng ăn ở không công ở nhà lý trưởng. Rồi nàng lại bị gả bán lần thứ hai. Rồi lần thứ ba. Biết bao ê chề, đau đớn nàng đã trải qua trong thời ly loạn, lúc trời thảm đất sầu, khi mặt đất chỉ là máu và nước mắt” [25,tr.96]. Seoly là niềm mơ ước của đông đảo đám đàn ông khu phố huyện này. Bao nhiêu gã đàn ông say đắm và ao ước được sở hữu vẻ đẹp ấy. Từ ông chủ tịch Páo, ông bí thư Tráng đến ông bí thư tỉnh ủy đã già … Tất cả họ đều bị chôn vùi danh tiếng bởi Seoly, bởi khát vọng chiếm hữu nàng. Nhưng thực chất nàng vẫn chỉ là một người cô độc giữa cuộc đời đầy dục vọng thấp hèn. Kết thúc truyện, ta thấy thật xót xa khi cái xã hội miền núi ấy phấn khích nhìn cảnh Seoly bị lột trần truồng giữa phố huyện. Bọn đàn ông vây quanh nàng suy cho cùng chỉ muốn chiếm hữu nàng để thỏa mãn dục vọng tầm thường, chưa có một kẻ nào có được hành vi giúp đỡ nàng dù là nhỏ bé. May sao “một thằng” quét chợ đã dám “gạt hàng súng CKC tua tủa quanh nàng, chạy vào và cởi phăng cái áo đại cán của nó,

khoác lên vai nàng, che bớt tấm thân lõa lồ của nàng” [25,tr.107].

Seoly là hiện thân của cái đẹp, vậy mà cái đẹp ấy không được trân trọng. Cái đẹp bị bêu rếu, bị săm soi bởi cả một cộng đồng không thiện cảm, không quý trọng mà chỉ muốn chiếm đoạt, sở hữu. Với truyện ngắn này, nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89

văn thể hiện niềm thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ dân tộc H’Mông chịu nhiều bất hạnh.

Chị Thiên (Chị Thiên của tôi) là một người phụ nữ đẹp nhưng lại gặp nhiều éo le trong cuộc sống hạnh phúc lứa đôi. Hai mươi tuổi, chị đã từng yêu say đắm nhưng dở dang. Chuyện ấy như cái dớp cứ ám ảnh chị mãi. Năm tháng qua đi, một ngày chị gặp lại người yêu thuở xưa - người đàn ông duy nhất chị yêu thì giờ đây anh ta đã có gia đình. Sau khi hứng chịu trận đòn ghen khủng khiếp, chị Thiên đã đi tu. Lời kể của nhà văn như chứa đựng tâm trạng xót thương cho số kiếp hẩm hiu của người phụ nữ tài hoa bạc phận này:

“Người phụ nữ bước lên thềm, chân quen thuộc dẫn lối đi thẳng vào gian bên, căn buồng của chị Thiên tôi, đặt tay nải, lẳng lặng cởi khăn. Một cái đầu bị cắt nham nhở, lem nhem chỗ đen chỗ trắng. Nơi má trái mưng mưng một vết dao rạch sâu, xẻ banh còn chưa khép miệng (…) Giọng chị Thiên tôi nghe như có tiếng nấc thầm ở mỗi âm tiết phát ra. Hóa ra tình yêu thật sự muôn thưở vẫn là chốn mạo hiểm, có nhiều hiểm nguy. Nhưng hạnh phúc khó khăn quá đỗi của chị gái tôi đâu có phải là do tự chỗ sâu hiểm của lòng người. Ôi!

Chị Thiên của tôi” [25,tr.764].

Khảo sát truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới chúng tôi nhận thấy một số tác phẩm của ông chất chứa nỗi đắng cay của tác giả về thế sự nhân sinh. Dường như Ma Văn Kháng trăn trở bởi “một nhân thế đang phai

lạt nhân tình”, bởi sự tồn tại của thói ích kỷ tầm thường, khả năng không thể

yêu ai khác ngoài mình, ngoài những kẻ cùng huyết thống, bởi thói vụ lợi, đạo đức giả, tính ghen ghét đố kỵ. Đề cập đến những vấn đề này, giọng điệu của tác giả trở nên đau đớn xót xa.

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhanh chóng tiếp cận với một hiện thực phong phú nhưng ngổn ngang, bề bộn, phải trái, trắng đen lẫn lộn, xen cài trong đó biết bao biến động. Đó là cuộc sống thành thị với nhiều sắc màu phong phú và độc đáo, với những hoạt động hối hả, nhộn nhịp suốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90

ngày đêm. Nâng niu, trân trọng những giá trị tinh thần truyền thống, Ma Văn Kháng càng hết sức lo lắng cho cái đời sống thành thị với một bộ phận cư dân đang dần dần bị chi phối bởi lối sống xô bồ, chỉ biết chạy theo đồng tiền mà quên đi mọi đạo lý trên đời. Sự lo âu đó được nhà văn gửi gắm qua tâm trạng của nhân vật nhà văn Nam (Trăng soi sân nhỏ): “Nghĩ vậy nhưng từ lúc thấy Thuấn ngồi xoa bụng, ôm điếu thuốc lào, mặt xanh bủng, biết Thuấn đang mang toàn trọng bệnh trong người thì lại nghẹn ngào xót thương. Cũng không đành tâm ăn, vì vừa đặt chén rượu, bỗng nghe thấy ngoài sân tiếng người đàn bà mắng át tiếng ỉ eo khóc vòi của ba đứa trẻ đói khát (…) Nam vội vã cắm mặt đi qua cái sân có ba đứa trẻ ngồi đòi ăn khi chia tay Thuấn. Tự trọng và yếu đuối, Nam không dám nhìn thẳng vào sự thật, Nam chỉ thật mở mắt, thở

đều khi ra khỏi con đường làng nọ” [25,tr.459]. Thấm đẫm trong từng câu

văn là tình cảm xót thương chân thành của nhà văn với căn bệnh ảo tưởng của kẻ thất học, yểu nhược, ốm o của Thuấn và thói vụ lợi tầm thường kiểu xôi thịt của Bân. Mỗi câu văn trải trên trang giấy như chứa đựng nỗi niềm trắc ẩn, day dứt không nguôi của nhà văn trước cuộc đời.

Và đây là một lời than thở đầy xót xa của Nghĩa (Phép lạ thường ngày): “Ôi cuộc sống, một chuỗi ngày khốn khó. Cái khốn khó nằm ở bản thể cuộc sống, chứ không có tính thời đoạn. Cái khốn khó của cuộc sống! Nó ở cùng ta, trong mỗi tiết đoạn đời ta, hữu hình và vô hình muôn vẻ. Và chống trả nó để tồn tại, có bùa phép gì đâu, ngoài sự đùm bọc lẫn nhau và nhẫn nhịn. Ngột ngạt vì những cảm xúc bị đẩy lên bình diện triết lý, Nghĩa lại rơi xuống cõi hoang mang cùng lúc chợt nghe thấy tiếng khóc của Đào. Tiếng khóc nghẹn ắng, như cố nuốt vào bên trong, bức bối và thấm nhiễm niềm oán hận, vừa sâu thẳm vừa vu vơ. Con người yếu đuối lắm. Llầm lẫn và bất hạnh

là bạn đường thường xuyên của nó” [25,tr.645].

Viết về thế sự nhân sinh với giọng điệu xót xa ngậm ngùi, nhà văn đã đề cập đến thói vụ lợi, sự ích kỷ, hẹp hòi, sự giả dối, khả năng không thể yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

ai khác ngoài mình … Đó là những căn bệnh của xã hội được Ma Văn Kháng chỉ ra một cách rõ rang với một nỗi đau khó dấu về sự phai lạt nhân tình nơi con người. Thể hiện nỗi niềm thế sự nhân sinh, vì thế truyện ngắn Ma Văn Kháng vì thế có một giá trị nhân văn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)