Không gian phố phường

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 51 - 55)

Viết về đề tài thành thị, Ma Văn Kháng không chỉ đề cập đến mối quan hệ và những xung đột phức tạp giữa những con người trong gia đình mà nhà văn còn đề cập đến mối quan hệ giữa những con người trong từng khu phố và đặc biệt là những khu tập thể.

Những người đàn bà là một trong những câu chuyện được Ma Văn Kháng viết theo kiểu khoái hoạt, hả hê. Truyện kể về những người đàn bà sống trong một khu tập thể. Họ có nghề nghiệp riêng, số phận riêng nhưng lại cùng một sở thích “cùng có một lòng ái dục, ham mê chuyện tình ái”. Họ đều có những cuộc tình vụng trộm và ai cũng thích kể chuyện tình vụng trộm của người khác. Qua những câu chuyện của họ, ta thấy hóa ra còn có “một dòng sông tình ngầm chảy dào dạt”. Dòng sông ấy “thầm thào chảy ở bên dưới

cuộc sống lộ thiên nhìn thấy”,nó thầm thào chảy nhưng dào dạt vô cùng.

Câu chuyện của những người đàn bà thường được diễn ra ở những khoảng sân chung, nơi những người đàn bà trong xóm thích tụ tập, thích dòm ngó, bàn tán chuyện người khác. Không gian tưởng chừng yên tĩnh ấy lại là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49

cuộc sống sôi động, cuộc sống vui tươi dào dạt của những người phụ nữ rất hồn nhiên yêu đời. Chính dòng sông tình dào dạt là đề tài lôi kéo thói tò mò đầy thi vị của một thói tật, nhờ nó ta thấy được mối liên kết giữa bốn người đàn bà trong khu tập thể ấy.

Tác giả miêu tả không gian chung của khu tập thể với sự đa dạng phong phú màu sắc của quần áo, chăn màn phơi phóng: “Khoảng sân chung của bốn căn hộ, cùng cửa thông ra, phơi phới những quần áo giăng hàng, hớn hở (…)

áo với quần đủ màu, đủ kiểu la liệt”. Không gian ấy bộc lộ đời sống sinh hoạt

nhộn nhịp vui vẻ ở khu tập thể của những người đàn bà.

Trong truyện ngắn này, Ma Văn Kháng đã đưa vào trang viết nguyên dạng đời sống. Ông không né tránh hiện thực, cũng không ngần ngại kể về những câu chuyện vốn là những điều bí mật của con người. Bởi dẫu sao cuộc đời đâu phải chỉ có những điều thanh tao cao cả mà còn có cả sự trần tục. Suy cho cùng đó cũng là sự chân thật, muôn vẻ của sự sống. Với truyện ngắn

Những người đàn bà, nhà văn đã hướng người đọc đi đến một cảm nhận chung về bản chất đích thực của cuộc sống: Con người không chỉ hăm hở vào hành động mưu sinh, mà còn hăm hở cả trong tình ái. Đó cũng là lẽ tự nhiên của âm dương hòa hợp tạo nên sự sống trường cửu, hồn nhiên, cường tráng. Trong câu chuyện này, nhà văn còn muốn đánh vào “căn bệnh lãnh cảm cùng

thói đạo đức giả” đang tồn tại phổ biến ngoài xã hội.

Cũng có khi nhà văn miêu tả không gian đường phố với đầy những âm thanh vui nhộn của đủ mọi kiếp người đang làm ăn sinh sống. Đằng sau những tiếng rao hàng đã trở nên thân thuộc là khung cảnh phố xá tấp nập, sầm uất, phản ánh cuộc sống hối hả, sôi động của những con người nơi đây: “Anh thợ chữa khóa nhong chiếc xe đạp tàng, ngoắt ngoéo vào các ngõ ngách phố phường, cất tiếng rao, chắc hẳn là tự biết mình đang hòa nhập vào đội quân đông đảo, nghề ngỗng linh tinh như anh. Như anh, có người cưỡi xe, lại có người đẩy xe. Không ít người gánh, đội, cắp nách đồ nghề đi rong. Thôi thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 đủ, đàn ông, đàn bà, già, trẻ. Và giống anh, tất cả đều cất tiếng xưng danh,

mời chào khách. Ấy thế, đã đi rong là phải có tiếng rao …” [25,tr.502]

Ma Văn Kháng viết về không gian phố phường với tất cả sự chân thật và tình cảm nồng hậu. Viết về những con người lao động này, nhà văn đã thể hiện giọng điệu ngợi ca, trân trọng. Chính họ đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ của đời sống.

Viết về cuộc sống thành thị, nhà văn còn khắc họa không gian của những chuyến xe buýt trong các thành phố thời hiện tại (Chuyến xe buýt cuối ngày). Trên chuyến xe buýt tuyến 550 cuối cùng trong ngày, Đoan đã gặp một người phụ nữ đẹp có khuôn mặt phúc hậu dịu dàng. Dần dần, Đoan nhận ra anh đã có cảm tình thương mến người phụ nữ ấy. “Anh chỉ mong xe chạy thật nhanh để đến điểm dừng ở phố Trần Nhân Tông, nơi có vòm cây sung già phủ bóng quen thuộc, để anh được nhìn thấy chị bước lên xe”

[26,tr.165].

Đoan bắt đầu thương nhớ người thiếu phụ xinh đẹp có hoàn cảnh sống rất vất vả này. Tác giả đã khắc họa rõ nét không gian của chuyến xe buýt, của bến đỗ mà người phụ nữ bắt đầu bước lên xe, bởi với Đoan, những địa điểm ấy đã trở thành điểm ngóng đợi bồi hồi trong anh. “Chị đi cùng một chuyến xe với Đoan một đoạn dài. Từ phố Trần Nhân Tông, qua Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn (…) mà quan trọng, khi trời đã tối mịt, từ điểm đỗ là khách sạn Daewoo khi xe chạy chặng cuối, ra ngoại thành vắng vẻ, thì chỉ còn chị và

Đoan” [26,tr.164]. Không gian vắng vẻ của chặng đường cuối cùng trên

chuyến xe buýt đã xích hai người lại gần nhau, giúp họ hiểu nhau hơn và ngày càng thương mến nhau hơn. Cho đến một ngày, người phụ nữ không còn xuất hiện trên chuyến xe buýt cuối ngày nữa. Đoan khắc khoải đợi chờ và hy vọng được gặp lại người phụ nữ ấy. Tim anh đập lồng lên khi xe chỉ còn cách điểm đỗ phố Trần Nhân Tông một bến xe, “Thử chơi trò ú tim, anh nhắm mắt lại. Và chỉ mở bừng mắt khi nghe tiếng lá sung rung lao xao trong gió và chiếc xe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

hãm phanh dừng hẳn lại” [26,tr.167], nhưng điều tưởng tượng của anh đã

không xảy ra. Điểm đỗ có gốc cây sung mà người phụ nữ ấy vẫn thường đứng đợi giờ chỉ có một bà cụ bước lên xe. Giờ đây, từ bến đỗ khách sạn Daewoo ra ngoại thành, trên chuyến xe buýt cuối cùng của ngày chỉ còn mỗi một mình Đoan.

Không gian Đoan quen thuộc, nơi hai người gặp nhau và dần nảy sinh tình cảm giờ chỉ còn lại mình Đoan ngồi lại trong bồi hồi ngóng trông. Hết ngày này sang ngày khác, Đoan vẫn đi chuyến xe buýt ấy để mong được gặp lại người mình thầm yêu nhưng anh đã chết lặng và bàng hoàng sửng sốt khi người lái xe nói rằng cô gái ấy làm cave nên phải đổi địa bàn: “Khổ! Từ hoa hậu xuống cave, gái gọi chỉ một tích tắc. Cũng chỉ vì thằng chồng khốn nạn,

một thằng nghệ sỹ mà nghiện oặt sà lai lại thêm tội buôn ma túy”. Đoan buồn

thương cho người phụ nữ hồng nhan mà bạc phận. Đoan vẫn dành cho người phụ nữ ấy niềm thương cảm sâu sắc. Đoan vẫn thường xuyên đi chuyến xe buýt cuối ngày và lần nào cũng vậy, khi xe sắp tới điểm đỗ ở phố Trần Nhân Tông, nơi có cây sung già mùa đông rụng lá, Đoan lại nhắm mắt lại, chờ đợi với bao hy vọng bồi hồi.

Trong truyện ngắn này, bằng việc khắc họa sinh động không gian điểm đỗ quen thuộc của chuyến xe buýt và không gian trên chuyến xe buýt, tác giả đã tạo nên một khung cảnh vừa chân thật vừa lãng mạn làm khung nền cho câu chuyện tình cảm của nhân vật. Đồng thời qua câu chuyện, nhà văn cũng gửi gắm những trăn trở về số phận những người phụ nữ gặp nhiều đau khổ bất hạnh trong xã hội hiện đại. Điều đó được nhà văn gửi gắm trong đoạn cuối tác phẩm: “Chẳng lẽ cái đẹp cần được nâng niu trân trọng lại nhận phải sự chà đạp phũ phàng. Chẳng lẽ cái cuộc đời này lại ẩn chứa nhiều tai họa đến thế,

lại thiếu hẳn sự bảo trợ an toàn đến thế” [26,tr.169]

Không gian phố phường được hiện lên vô cùng phong phú, đa dạng và sinh động trong những truyện ngắn về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó hơi thở của cuộc sống thường ngày đi vào những trang văn thật tự nhiên, bình dị. Qua không gian ấy, nhà văn khám phá, phát hiện và đưa vào trang văn cuộc sống muôn hình muôn vẻ của con người chốn thị thành.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 51 - 55)