Thời gian tâm tưởng về với quá khứ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 66 - 70)

Không chỉ dùng thời gian như là một yếu tố điểm mốc để nêu các sự kiện, các biến cố của cuộc đời nhân vật. Trong một số truyện, Ma Văn Kháng còn đưa người đọc về với thời gian tâm tưởng trong quá khứ của nhân vật. Có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

thể thấy bút pháp nghệ thuật này được nhà văn sử dụng trong các truyện: Heo may gió lộng, Ngày đẹp trời, Quê nội, Bến bờ.

Đoan (Heo may gió lộng) trở về với thời gian tâm tưởng trong quá khứ để nhớ lại những hình ảnh đẹp đẽ của người chị gái: “Ấy là những ngày được nạm bằng vàng hiếm hoi. Người phụ nữ từ nông thôn lên còn giữ nguyên được sự tinh tế, thanh lịch trong ứng xử. Niềm vui vừa chân chất vừa huy hoàng chan chứa trong gia đình, tràn sang cả xóm giềng. Cây mía. Vài lạng đậu xanh. Nửa cân bột sắn. Lời hỏi thăm người già. Bàn tay vỗ về trẻ nhỏ. Thật giản dị và chẳng bao lâu, chị đã tạo lập nên một mối quan hệ thân tình, đậm đà hương vị thôn dã, với cả những gia đình lân cận nhà vợ chồng em trai

mình”. Đó là những hình ảnh của chị Thảo trong tâm tưởng của Đoan.

Viết về đời sống thành thị, nhà văn đề cập đến những bi kịch cười ra nước mắt của cuộc sống gia đình. Những khổ nhục vì không có chỗ chui ra chui vào khiến người ta bị dày vò, khốn khổ. Nếu trong Một chốn nương than là chất đời sống đậm đặc bức bối thì Heo may gió lộng có vẻ đẹp của một bài thơ buồn. Người chị gái tên Thảo của Đoan giờ đây không còn là người chị tươi đẹp, óng ả năm xưa mà là một bà lão quê mùa còm cõi, mệt mỏi và bất an. Chị Thảo không còn sắc thái như xưa bởi chị đã lâm vào cảnh bơ vơ không nhà cửa, chồng chị rượu chè, cờ bạc nợ nần rồi bán hết nhà cửa đồ đạc, chị trở thành trắng tay.

Ông Thiềng (Ngày đẹp trời) trong giây phút gặp lại người yêu xưa đã nhớ lại những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ: “Tâm trí ông Thiềng bay về những năm tháng sung sướng xa xôi. Và giống như một kẻ đứng trên mặt đất

bình lặng ngắm nhìn một ngày đẹp trời tầm mắt phóng được rất xa”[25,tr.

256]. Theo dòng hồi tưởng, tâm trí ông Thiềng trở về những tháng ngày tươi đẹp: “Ôi, những tháng ngày chứa chan hạnh phúc. Làng quê là làng gạo. Con gái làng đẹp như hạt gạo. Đẹp nhất là cô. Những đêm trăng rung trong tiếng xe chuyển thóc (…). Buổi thi cấy, thi cầy. Ngày canh máy bơm. Những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 năm tháng đẹp, các cá thể sáng tạo ra nhau, phản ánh, hòa hợp với nhau trong nhịp điệu chung tưng bừng nơi thôn xóm. Buổi anh lên đường ra trận, hai ngọn đèn 500W sáng trắng sân đình, anh đứng trong hàng quân nhìn không rõ được gương mặt trái xoan của cô trong hàng thanh nữ lên tặng vật

kỷ niệm cho người ra đi” [25,tr.257]. Thời gian tâm tưởng trong quá khứ đã

đưa ông Thiềng trở về những ngày tươi đẹp, hạnh phúc. Dòng cảm xúc về những kỉ niệm xa xưa như đang dạt dào trong lòng ông Thiềng. Bằng bút pháp miêu tả thời gian tâm tưởng trong quá khứ, tác giả đã làm nổi bật sự trớ trêu của hoàn cảnh. Trước đây là những tháng ngày tươi đẹp, hạnh phúc còn hiện tại là những tháng ngày sống một mình trong cô đơn hoang vắng. Khắc họa sự đối lập của hai khoảng thời gian, hai quãng đời trước và sau chiến tranh, nhà văn đã phản ánh sự hy sinh vô cùng lớn lao của những người lính trong chiến tranh.

Trong truyện ngăn Quê nội, người bà đã hồi tưởng lại những khoảng thời gian khốc liệt trong chiến tranh mà mẹ Thía tham gia để kể cho ba cái Thía: “Hồi anh còn đi học ở khu Ba đó, tàu bay Mỹ hắn thả thủy lôi ngoài cửa biển. Xã truy điệu trước cho mạ cái Thía và một o nữa để hai người đi phá thủy lôi (…). Cả làng, ai cũng khóc thương. Răng con người phúc hậu đó chết. Nhưng trời phật cũng có mắt. Hắn phá ba mươi quả thủy lôi mà nỏ có

sây sát, chỉ bị sức ép ngất đi. Hắn còn sống” [25,tr.211]. Quê nội là một vùng

quê muôn ngàn lần đáng kính bởi vùng quê ấy có những người anh dũng, quả cảm, sống trọn tình vẹn nghĩa trước sau như mẹ Thía. Trong tác phẩm, nhà văn đã để cho bà nội hồi tưởng lại những bước đường đấu tranh kiên cường, gian lao của mẹ Thía để kể cho ba Thía nhằm làm nổi bật sự đối lập về bản chất tính cách của hai người: mẹ Thía dũng cảm, thủy chung nhân hậu còn ba Thía bội bạc đê hèn.

Còn Nhâm (Bến bờ) trở về thăm mẹ sau bảy năm xa cách. Trên chuyến phà thân quen ngày nào, cô đã để dòng tâm tưởng của mình trở về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

những ngày xa xưa: “Nhâm nhớ, hồi ấy, ngày hai lần qua lại chiếc phà này, để xuống thôn Vạn Hoa dưới kia dạy học, chị chỉ mất có một trăm đồng. Giờ giá vé đã là một ngàn. Giá vé đã gấp cả chục lần, nhưng những ngày ấy

dường như vẫn còn đây, hoàn toàn, nguyên vẹn”.

Nhâm lấy chồng và theo chồng vào Nam. Tạm biệt Mẹ để ra đi ngày ấy cô thầm tự nhủ mình sẽ về thăm mẹ thường xuyên. Vậy mà ngoảnh đi ngoảnh lại đã bảy năm trời cô mới được trở lại ngôi nhà xưa - nơi có người mẹ thân yêu của mình. Ngôi nhà của mẹ là nơi chứng kiến và in dấu bao kỉ niệm thủa ấu thơ của Nhâm. Giờ đây, khi được trở về bên những người thân yêu, tâm trí Nhâm đã bồi hồi sống lại những ngày ấu thơ tươi đẹp: “Con mèo đẹp là nét chấm phá sinh động cuối cùng để hoàn chỉnh bức tranh sinh hoạt gia đình êm ấm ở một đêm đông đã rất xa mà vẫn còn như quanh quất. Những đêm đông xa lắc. Tiếng còi tàu biệt ly như một bản sao mờ. Con sông róc rách nhỏ to lời tâm sự. Khánh tan học buổi chiều, còn mải đá bóng, ăn cơm muộn một mình trên cái bàn đá lạnh. Thông ngồi chơi khối ru bích cạnh anh”

[25,tr.552]. Nhâm đã để cho dòng tâm tưởng của mình trở về với khoảng thời gian trước đây - hồi còn thơ bé, khi cả gia đình quây quần trong đêm đông lạnh, khi những đứa em cô còn nhỏ bé, ngây dại. Trong tâm tưởng Nhâm đang sống lại một bức tranh sinh hoạt gia đình sống động mà ấm áp tình thân thương ruột thịt.

Có thể nói Ma Văn Kháng đã rất thành công trong việc sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu để tạo nên những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Với việc sử dụng thời gian tâm tưởng trong quá khứ, nhà văn đã tạo nên những áng vắn đẹp biểu hiện dòng cảm xúc dâng trào trong tâm tư tình cảm của các nhân vật. Bởi thường trở về quá khứ, nhớ về quá khứ là người ta nhớ tới những gì đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Điều đó khiến cho những truyện của Ma Văn Kháng dù nói nhiều đến thực tại còn nhiều điều đáng buồn của con người mới, xã hội mới nhưng vẫn phảng phất dư âm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

một thời quá vãng xa xưa. Phải chăng nhà văn muốn nhắc nhở mỗi chúng ta hãy lắng lại trong giây phút xô bồ của cuộc sống thường ngày để hướng về quá khứ trong trẻo, thuần phác ngày nào.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)