Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 76 - 88)

mới

Mỗi nhà văn trong quá trình sinh thành ra những đứa con tinh thần của mình đều thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo. Chính điều đó tạo nên bức tranh nhiều màu sắc cho một nền văn học.

Có thể nói, văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội ở mỗi chặng đường lịch sử nhất định, là tiếng nói góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn. Trước năm 1975, văn học Việt Nam đứng trước yêu cầu đa dạng của xã hội: một mặt phải đáp ứng nhu cầu tất yếu của con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mặt khác phải tiếp tục phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam. Một thời kỳ văn học như thế tất nhiên phải khai thác vào những nguồn tình cảm lớn nhất: lòng yêu nước, căm thù giặc, tình đồng chí, tình quân dân. Vì thế văn xuôi giai đoạn này đều có một giọng điệu chủ đạo: Đó là giọng khẳng định, ngợi ca với tinh thần lạc quan, tin tưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

Sáng tác của Ma Văn Kháng giai đoạn này về cơ bản cũng nằm trong dòng chảy đó.

Sau năm 1975, khi chiến tranh đi qua, nhịp sống đời thường trở lại với tất cả những biểu hiện phong phú của đời sống: ích kỷ, vị tha, cao thượng, thấp hèn, cao cả, phàm tục … Văn xuôi từ chỗ “phản ánh hiện thực” đến chỗ

“nghiền ngẫm hiện thực” đi vào tìm hiểu “toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con

người”. Từ một nền văn xuôi mang tính độc thoại, giờ đây văn học là sự đối

thoại với bạn đọc về những vấn đề của cuộc sống. Vì thế văn chương không thể chỉ có cảm xúc ngợi ca mà còn có đối thoại, đó chính là biểu hiện của mối quan hệ bình đẳng giữa nhà văn và độc giả.

Bước sang thời kỳ này, nhà văn nhìn cuộc sống qua lăng kính đời tư, thế sự, quan tâm đến con người ở tư cách cá nhân nên giọng điệu trần thuật của Ma Văn Kháng vô cùng phong phú. Từ giọng trang trọng sử thi, sắc bén, Ma Văn Kháng trở về với giọng điệu tâm tình, gần gũi, giản dị của đời thường. Con người không chỉ là đối tượng để ngợi ca mà còn là tiêu điểm để nhà văn khai thác bề sâu tâm hồn. Càng những sáng tác sau này, tính một giọng bớt dần đi, tính đa giọng điệu trong tác phẩm ngày càng gia tăng và xuất hiện tính chất đối thoại trong giọng đa thanh. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới góp phần hình thành nên phong cách nhà văn Ma Văn Kháng.

Từ việc cảm nhận sâu sắc sự chuyển biến trong giọng điệu trần thuật Ma Văn Kháng, chúng tôi đã nhận thấy những sắc thái giọng điệu trần thuật cơ bản trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới: giọng điệu ngợi ca, giọng điệu xót xa ngậm ngùi, giọng điệu triết lý, tranh biện, giọng điệu hóm hỉnh trào lộng.

3.1.2.1. Giọng điệu ngợi ca

Từ những truyện ngắn trước năm 1975, truyện ngắn Ma Văn Kháng đã thể hiện giọng điệu ngợi ca. Nếu như trước 1975, nhà văn ca ngợi những con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

người, những sự kiện mang tầm vóc sử thi thì sau 1975, ông ngợi ca nhiệt thành dòng đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên thể hiện niềm tin của tác giả vào con người và cuộc đời. Truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 không chỉ là

“tiếng nói ngậm ngùi, cảm khái chứa đựng tình thương và nỗi buồn mênh

mông trước một nhân thế đang phai lạt nhân tình” mà còn là “tiếng reo hân

hoan trước sự thăng hoa của tình đời, tình người” [37]. Truyện ngắn của ông

thấm đẫm một tinh thần lạc quan có cơ sở ở niềm tin của nhà văn vào ý thức, lý trí, vào sự năng động như là bản chất của sự sống con người.

Nếu Nguyễn Minh Châu sử dụng giọng ngợi ca để gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người, thì Ma Văn Kháng dùng giọng ngợi ca để đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn con người. Xét ở một góc độ nào đó, Nguyễn Minh Châu và Ma Văn Kháng gặp nhau ở điểm chung là luôn gắng tìm những giá trị cao đẹp của con người. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn, giọng điệu ấy được thể hiện theo những cung bậc khác nhau. Chính điều đó làm nên nét đặc sắc riêng của từng tác giả.

Từ Mảnh trăng cuối rừng, Chiếc thuyền ngoài xa đến Cỏ lau, người

đọc vẫn nhận thấy giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là lời ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Mảnh trăng cuối rừng là bài thơ, bài ca đẹp về cuộc sống và tình yêu của người nữ thanh niên giao thông trong những năm chống Mỹ. Cỏ lau ca ngợi Lực và Thai - những người đi ra từ cuộc chiến tranh chịu nhiều mất mát đau thương nhưng vẫn tỏa sáng vẻ đẹp trong nhân cách tâm hồn. Và Chiếc thuyền ngoài xa ca ngợi đức hy sinh cao cả của người phụ nữ làm nghề chài lưới.

Giọng điệu của Ma Văn Kháng mang một nét bản sắc riêng. Ông luôn ngợi ca những người biết hành động để cải biến thực tại như Kiểm (Kiểm - chú bé con người), vợ Luyến (Mất điện), bà Sẹc (Miền an lạc vĩnh hằng), Xuân (Một chốn nương thân), người phụ nữ (Nợ đời), Pao (San Cha Chải), ông lão Dư (Cỏ cằn). Đó là những người gặp biết bao tai ương trong cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76

sống, nhưng họ không bao giờ chịu đầu hàng số phận mà luôn đi tìm giải pháp mới. Họ luôn tin ở lý trí, bản năng và luôn khát vọng hành động để cải biến hoàn cảnh.

Chú bé Kiểm bị dì ghẻ đánh chửi thậm tệ, chú bỏ nhà đi nhưng không phải đi hoang. Chú không ra nhập vào đội ngũ những phần tử cặn bã của xã hội mà chú bé đi để lập thân bằng học tập và lao động. Xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm là âm hưởng khẳng định ngợi ca. Nhà văn đặt niềm tin sâu sắc vào tấm lòng, nhân cách sống cao đẹp của con người bé nhỏ ấy: “Chú bé ấy có một khả năng tự biểu hiện sâu sắc. Nhưng, nó không làm cho Tư kinh sợ vì sự khôn ngoan, lọc lõi. Nó không chai lì, không tàn nhẫn. Bị vùi dập và dồn vào cảnh sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm, nó vẫn còn giữ được một khoảng cách, chưa đồng hóa với cái xấu, chưa mặc nhiên công nhận cái xấu như là một chuyện tất nhiên (…) Ngược lại, nó tràn đầy lòng thương yêu. Nó nói, nó rất quý, rất yêu thằng Chí, cái Oanh, hai đứa con cùng cha khác mẹ, mặc dầu hai đứa ấy nhiều khi là cái duyên cớ để dì nó hành hạ nó”

[25,tr.288]. Mặc dù bị dì ghẻ đánh đập thậm tệ nhưng Kiểm không hề ghét bỏ hai đứa em cùng cha khác mẹ. Kiểm vẫn dành cho chúng những tình cảm yêu thương tự nhiên, chân thành nhất. Kiểm đã tự kể về tình cảm ấy của mình:

“Nhưng mà cháu không thể ghét chúng nó được, bác ạ. Xa chúng nó một ngày cháu cũng nhớ cơ. Cả hai đứa cháu bế bồng từ lúc còn đỏ hỏn. Cháu giặt giũ, tắm rửa, quấy bột, xúc cơm cho chúng nó nữa (…) Ai ác nghiệt với cháu thì cháu không biết, còn cháu, thấy đứa trẻ nào cũng bé bỏng, cũng muốn ẵm bế, mua quà cho chúng thôi. Bác ạ, cháu thấy trong sách truyện ấy

mà, người tốt nhiều hơn kẻ xấu, mà như thế là phải chứ” [25,tr.288].

Đọc những dòng tâm sự này, có lẽ ít ai ngờ đây lại là những lời giãi bày của một chú bé tuổi thiếu niên. Chú bé Kiểm có sự già dặn của một đứa trẻ phải sớm biết lo nghĩ và tự lập bởi chú bé không được sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ như những đứa trẻ bình thường. Và dường như ở con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này có triết lý sống của kẻ mạnh giống như triết lý sống của Hộ (Đời thừa - Nam Cao): kẻ mạnh không phải là kẻ sống trên đôi vai người khác, kẻ mạnh là kẻ biết giúp người khác trên đôi vai của chính mình.

Thông qua việc trần thuật các biến cố sự kiện và cách ứng xử của Kiểm với mọi tình huống, nhà văn đã kín đáo bộc lộ niềm tin yêu sâu sắc vào con người. Ông trân trọng ngợi ca “chú bé Kiểm, cái mầm non mạnh mẽ, hình tượng biểu trưng cho bản chất nhân hậu vốn có ở cuộc đời”.

Ta có thể nhận ra giọng ngợi ca được nhà văn sử dụng khá rõ nét trong truyện Thanh minh trời trong sáng. Nhà văn tập trung khắc họa tính cách và cuộc sống của chị Cả. Chị Cả cũng gặp nhiều điều không may trong cuộc sống. Từ chiến sỹ thi đua toàn quốc ngấp nghé danh hiệu Anh hùng lao động bỗng tụt xuống “phó thường dân” không nghề nghiệp. Chuyện gia đình riêng của chị cũng nhiều buồn hơn vui bởi cái chết của hai người chồng. Nhưng chị đã gây dựng từ hai bàn tay và khối óc để có một cơ nghiệp lớn rồi quy tụ họ hàng tứ tán bằng mối quan hệ bền chặt. Có thể liệt kê ra nhiều đoạn truyện nhà văn ca ngợi người phụ nữ thông minh, đảm đang và giàu ân tình này:

“Chị Cả chành miệng cười. Cười thật tươi. Cười thật giòn. Cười để lôi cuốn tất cả mọi người vào cuộc sống đang ở ngay bên mình, trong mình. Cười để khỏa lấp lại cái hố sâu thẳm trong lòng chị. Một đời đàn bà, hai lần chồng chết. Một đời người, chứng kiến bao cái chết. Một tay mình hạ huyệt bao người thân, đắp mộ bao người ruột thịt. Cái chết được chị chứng kiến đủ

hình, đủ dạng, nó ngay ở cuộc sống này” [25,tr. 476]. “Ôi, chị Cả! Người phụ

nữ ít chữ nghĩa nhất nhà, nhưng sống trọn vẹn với cuộc đời bằng toàn bộ tâm

lực của mình. Chị Cả là sự sáng tỏ, điều minh triết” [25,tr. 475].

Trong một số truyện, nhà văn ngợi ca những người phụ nữ dám hành động quyết liệt để cải tạo hoàn cảnh, đó là vợ Luyến (Mất điện), Xuân (Một chốn nương thân), người phụ nữ (Nợ đời). Đọc những truyện ngắn này, ta thấy người phụ nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng hành động quyết liệt hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78

đàn ông. Luyến (Mất điện) là đấng mày râu có sức mạnh nhưng lại sợ hãi né tránh trong khi vợ Luyến dám sửa điện và dám đương đầu với thằng điên mà cả khu tập thể phải sợ. “Vợ Luyến không phải là kỹ sư, cũng không phải là công nhân ngành điện, chị chỉ là thợ nấu luyện ở xí nghiệp cao su thành phố. Nhưng điều đó chẳng có gì là hệ trọng. Đã là thợ tất có dính đến cơ khí, đến điện, hay ít nhất cũng hơn mấy anh văn phòng bàn giấy. Mấy bà cùng tầng nghĩ vậy và tin chắc là đúng vì chứng cớ là đã thấy vợ Luyến một buổi dựng ngược cái xe đạp ở ngoài hành lang, tháo trục giữa, thay ổ bi, đục líp, chữa

râu tôm, đổi săm lốp, nghĩa là đại tu cả cái xe đạp”[25,tr. 269]. Bằng giọng

điệu kể chuyện gần gũi tự nhiên, nhà văn đã khắc họa trong lòng người đọc hình ảnh vợ Luyến - một người phụ nữ luôn gắng gỏi trong mọi công việc. Chị dám làm, dám đương đầu với mọi hoàn cảnh để mong sao khắc phục được những trở ngại của hoàn cảnh. Cho dù những câu chuyện kể về vợ Luyến chỉ là những câu chuyện nhỏ xoay quanh những tình huống bình thường trong cuộc sống thường ngày nhưng qua đó ta thấy được tinh thần và thái độ của một người sống trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đặt câu chuyện này vào thời điểm hiện tại, khi dường như những con người trong xã hội đương thời luôn nghĩ cho mình mà ít khi nghĩ đến người khác thì câu chuyện sửa điện của vợ Luyến càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Qua truyện

Mất điện, nhà văn chân thành ca ngợi con người sống có trách nhiệm, không

bị thói ỷ lại làm tha hóa dần nhân cách.

Xuân (Một chốn nương thân) cũng vậy. Chị phải chạy vạy xin nhà ở, tích cực, chủ động hơn ông chồng nhà báo. Khi cần, chị dám đương đầu với bà trưởng phòng, không để bà xỉ nhục. Chị sẵn sàng ra công viên, gầm cầu để ở trong khi Huấn - chồng chị chỉ biết chua xót, tủi hổ.

Viết về những người phụ nữ, nhà văn thường đi sâu khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ. Họ có thể chỉ là những người có trình độ học vấn bình thường nhưng ẩn sâu trong những con người đó là tình yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

thương, lòng nhẫn nại, đức hy sinh hết mực vì chồng vì con. Chị phụ nữ trong truyện ngắn Nợ đời hành động thật quyết liệt để cứu chồng thoát khỏi cơn tuyệt vọng. Để những vở kịch của chồng mình được công diễn và không bị xuyên tạc, chị đã không quản nhọc khó khăn đi gõ cửa những người có thẩm quyền để xin họ lưu tâm xem xét. Khi cần phải cứu chồng khỏi cơn tuyệt vọng có thể dẫn đến cái chết, chị đã dám hiến thân, dám hy sinh cả phẩm hạnh của mình. Và đây là một đoạn văn kể về tình yêu và lòng hy sinh của người phụ nữ này: “Cô ta yêu anh này từ lúc hai người còn là học trò trường huyện. Khi anh ta vào bộ đội đi B, thì cô ta vào thanh niên xung phong đi theo. Anh ta bị thương về dạy học, cô xin vào làm tạp vụ cùng trường. Anh ta lên thành phố và bắt đầu viết kịch, cô ta lại khăn gói theo lên. Hai vợ chồng thoạt đầu dựng lều ở bãi rác thành phố, cơm không có mà ăn, giường không có mà nằm. Cô ta phải đi bới rác để kiếm sống. Chính cô ấy cắt rốn cho con mình. Chính cô ấy nhịn cho anh chồng ăn để có sức làm việc. Cô an ủi anh,

khích lệ anh mỗi khi anh thối chí” [25,tr.682].

Nổi bật ở hình ảnh người phụ nữ này là tình yêu thương, lòng hy sinh, xả thân vì sự nghiệp và sinh mạng của chồng. Đọc truyện ngắn Nợ đời, ta lại nhớ tới hình ảnh chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố). Ở họ đều chan chứa tình yêu thương, đức hy sinh hết mực vì chồng vì con. Phải chăng đó cũng là phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại. Nhà văn Ma Văn Kháng đã dành những lời lẽ hết sức trân trọng để ca ngợi người phụ nữ này: “Năm tháng qua đi. Giữa bộn bề và liên tục trôi dạt, nhiều chuyện cũ đã chìm lấp, tan biến vào hư vô. Nhưng cảm xúc thăng hoa rạo rực khi xem vở Hoa tàn và niềm kính trọng lẫn thương cảm trước người phụ nữ xinh đẹp trong trạng thái tuẫn nạn bạo liệt đã trở nên phi thường, lớn

lao nọ, thì mãi mãi vẫn còn in dấu trong tâm khảm tôi” [25,tr. 680]. “Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 tình yêu, của người phụ nữ nọ, với cảm giác mình luôn luôn là kẻ nợ nần”

[25,tr.683].

Đọc truyện Ma Văn Kháng, ta luôn thấy ông lo âu cho con người trong một thế thái nhân tình hỗn loạn song ông luôn tìm cho họ những giải pháp cách đấu tranh chống lại cái ác để tồn tại, để phát triển.“Ma Văn Kháng buồn đời, thương đời, mà không chán đời. Nhà văn nhiều khi giận đời mà chưa bao giờ căm đời. Bởi vì quan niệm nhân bản về con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thấm đẫm một tinh thần lạc quan. Tinh thần ấy có cơ sở ở niềm tin của nhà văn vào ý thức, lý trí và tính năng động như là bản chất của sự

sống con người”. [37]

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 76 - 88)