Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính GTSP xây lắp nhằm tăng cường công tác quản trị tại Công ty xây dựng 244 (Trang 42 - 44)

II. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xây dựng

1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, giá trị của vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất tạo nên giá trị của sản phẩm.

Đối với ngành xây dựng cơ bản, chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Tuỳ theo kết cấu của từng công trình mà chi phí vật liệu chiếm từ 60% đến 80% tổng chi phí trong giá thành công trình. Do đó việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí vật liệu là một yêu cầu bức thiết trong công tác quản lý nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp.

Xác định đợc tầm quan trọng của chi phí vật liệu, các đội công trình của công ty đã chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ công tác ban đầu là mua vào, vận chuyển, bảo quản cho tới khi sử dụng vào quá trình sản xuất thi công công trình.

Vật liệu trong xây dựng cơ bản gồm nhiều chủng loại. ở Công ty Xây dựng 244 thờng phân ra các khoản mục vật liệu sau:

- Vật liệu xây dựng: Gạch, cát, xi măng, sắt, thép... - Vật liệu khác: Đinh, que hàn, sơn, vôi ve ...

- Vật liệu sử dụng luân chuyển: Gỗ, cốt pha, giàn giáo bằng gỗ, tre (giàn giáo thép Bộ Xây dựng quy định là tài sản cố định).

- Các cấu kiện đúc sẵn bằng gỗ, sắt, thép, bê tông …

- Các thiết bị đi kèm vật kiến trúc: Thiết bị thông gió, chiếu sáng, thiết bị vệ sinh, thu lôi, cấp thoát nớc,...

Nh vậy, chi phí vật liệu cho công trình xây dựng bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác... Sử dụng cấu tạo công trình hoặc giúp cấu tạo công trình. Các loại vật liệu này các đội công trình của công ty chủ yếu là mua ngoài theo giá trị trờng nên giá trị thực tế của vật liệu xây dựng đợc xác định bằng giá mua cộng chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, bảo quản (nếu có). Điều này gây ra không ít khó khăn cho công tác hạch toán vật liệu. Bởi vì thời gian xây dựng công trình thờng dài, nên có những biến động về chi phí vật liệu theo biến động về giá trên thị trờng. Đó cũng là một tất yếu trong nền kinh tế thị trờng. Hiện nay Nhà nớc đã ban hành một số chính sách, chế độ nhằm ổn định giá vật liệu xây dựng. Do đó chi phí vật liệu trong xây dựng cũng ít biến động hơn.

ở từng công trình , dựa trên tiến độ thi công , kế hoạch cung cấp vật t của công ty cho công trình và nhu cầu về vật liệu cho từng giai đoạn thi công cụ thể , đợc sự uỷ nhiệm của Công ty, đội trởng đội công trình chủ động mua vật liệu để phục vụ thi công kịp thời . Vật liệu đợc mua về nhập kho hoặc chuyển thẳng đến chân công trình .

Các vật liệu mua về khi cha sử dụng đến đợc nhập kho, thủ kho của công trình cùng với bên giao, bên nhận kiểm tra chất lợng của số vật liệu và tiến hành cân đo, đếm số lợng vật liệu và lập phiếu nhập kho . Phiếu nhập kho đợc lu cùng hoá đơn GTGT , hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp tại kế toán đội công trình cho đến khi chuyển về ban kế toán của công ty .

Ví dụ: trong tháng 10 năm 2002 ở kho công trình xây dựng xây dựng nhà làm việc trung đoàn 918 có một số nghiệp vụ phát sinh nh sau :

* Ngày 7/10 đội trởng công trình mua vật liệu từ trung tâm vật liệu xây dựng, các loại vật liệu:

+ 15 tấn Xi măng Hoàng Thạch PC30 với đơn giá 820.000 đ/tấn (kể cả chi phí vận chuyển đến công trình)

+ 100m3 cát xây (cát đen) với đơn giá 50.000 đ/m3 kể cả chi phí vận chuyển đến chân công trình)

+ 5 vạn gạch chỉ đặc với đơn giá 260 đ/viên (kể cả cớc phí vận chuyển đến chân công trình).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính GTSP xây lắp nhằm tăng cường công tác quản trị tại Công ty xây dựng 244 (Trang 42 - 44)