- Hiện nay, số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch của Eximbank đã lên đến 183 trên cả nƣớc. Tuy nhiên, các chi nhánh, phòng giao dịch này hiện chỉ đang tập trung ở các thành phố lớn nhƣ TPHCM, Hà Nội,… mà chƣa mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc. So với các ngân hàng khác nhƣ BIDV, Vietinbank, VCB, ACB, Sacombank thì mức độ mở rộng mạng lƣới của Eximbank vẫn còn thua kém. Sự thua kém về độ dày mạng lƣới hoạt động so với các ngân hàng khác
59
sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là đối với công tác huy động vốn và mở rộng thị phần, làm giảm tiện ích đối với những khách hàng có nhu cầu chuyển tiền hoặc nhu cầu giao dịch với Eximbank ở những địa bàn Eximbank chƣa phủ sóng.
- Eximbank vẫn chƣa có sự đầu tƣ đúng mức vào cơ sở hạ tầng. Các chi nhánh, phòng giao dịch của Eximbank có kiến trúc và giao diện chƣa đẹp mắt, chƣa thể hiện phong cách đặc trƣng của Eximbank. Thực ra, cơ sở hạ tầng của ngân hàng rất quan trọng, nếu nhƣ ngân hàng có cơ sở vật chất tốt sẽ khiến khách hàng thấy hài lòng, thiện cảm khi đến giao dịch và an tâm hơn với quyết định “ Chọn mặt gửi vàng của mình”.
-Hiện nay, EIB vẫn chƣa xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng VIP độc lập ở các chi nhánh mà mới chỉ xúc tiến thành lập phòng chăm sóc khách hàng VIP của hội sở. Trong khi đó, hội sở Eximbank không có chức năng giao dịch trực tiếp với khách hàng, không sâu sát khách hàng, do đó rất khó khăn trong việc tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là khách hàng VIP.
-Cơ chế phân cấp, phân quyền của EIB còn nhiều hạn chế. Việc đƣa ra quyết định chăm sóc khách hàng phải thông qua nhiều cấp lãnh đạo, bản thân nhân viên giao dịch không có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng ngoài các nội dung đã quy định. Điều này đã ảnh hƣởng không tốt đến tính chủ động và linh hoạt của ngân hàng trong công tác chăm sóc khách hàng.