Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam.pdf (Trang 100)

3.3.1. Đối với chính phủ

3.3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát

Thông cáo báo chí về một số nội dung chủ yếu của phiên họp chính phủ thƣờng kỳ tháng 9/2011 của văn phòng chính phủ cho biết 9 tháng đầu năm 2011, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Theo đó, lạm phát đang giảm dần, tỷ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 09/2011 tăng 0.82%, là mức thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ hai liên tiếp đạt dƣới 1%, lãi suất huy động tiết kiệm và cho vay giảm.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, tình hình sẽ có thể biến động theo các chiều hƣớng không thuận lợi do các nguyên nhân: nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, lạm phát giảm dần nhƣng còn ở mức cao, xu hƣớng tăng giá cả hàng hóa vào dịp giáp tết, thiên tai, dịch bệnh và những khó khăn của sản xuất kinh doanh,…

Chính vì vậy, giải pháp đặt ra đối với chính phủ là:

Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ- tài khóa chặt chẽ, kiểm soát lạm phát, tiến hành đánh giá lại nhằm cắt giảm đầu tƣ công, thu – chi ngân sách một cách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.

Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thƣơng mại và ổn định tỷ giá.

Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô sẽ góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin của dân chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.

3.3.1.2. Tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng

Việc tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tài chính là một trong các nội dung của nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế đƣợc bộ kế hoạch và đầu tƣ đƣa ra, nhằm hoàn thiện hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại theo hƣớng giảm số lƣợng, tăng quy mô, nâng cao chất lƣợng tín dụng và hoạt động ngân hàng. Hiện tại ở nƣớc ta có quá nhiều ngân hàng với quy mô nhỏ, vốn thấp, khả năng cạnh tranh kém. Bên cạnh đó là sự mở rộng quá mức quy mô tín dụng trong điều kiện quản lý

thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Chính phủ cũng cần phát huy mọi nguồn lực xúc tiến việc thực hiện việc cơ cấu lại các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tài chính phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập WTO.

Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng là cả một quá trình, cần phải xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện. Trƣớc khi tiến hành cơ cấu lại, cần tiến hành phân loại và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu về số lƣợng và quy mô cần thiết của các tổ chức tín dụng để tiến hành tái cơ cấu.

Từ những kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tƣ vấn quá trình cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, cần mở rộng vai trò giám sát và nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ thành lập cơ quan chuyên quản lý, giám sát và cung cấp thông tin tài chính.

3.3.1.3. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, phát triển an toàn hệ thống ngân hàng. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ra đời cùng với các quy định, quy chế của NHNN về việc áp dụng các loại hình bảo hiểm này đã góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay tối đa là 50 triệu đồng. Mức bảo hiểm này còn thấp và không công bằng đối với những khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn. Việc giới hạn về số tiền bảo hiểm làm hạn chế khả năng huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng thƣơng mại đối với những món tiền gửi lớn. Mức bảo hiểm tiền gửi cần đƣợc áp dụng theo hƣớng gia tăng theo một tỷ lệ nhất định đối với số tiền thực gửi của khách hàng. Nhƣ vậy, vừa đảm bảo tính công bằng cho khách hàng gửi tiền, vừa góp phần gia tăng hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại.

93

3.3.2. Đối với NHNN

3.3.2.1. Về chính sách tiền tệ

Với sự ra đời của thông tƣ số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011, có hiệu lực từ 01/10/2011, quy định về việc áp dụng lãi suất trần đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dƣới mọi hình thức là 6%/ năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng và 14%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Công văn này cùng với các quy định về chế tài xử lý kèm theo cũng nhƣ thái độ kiên quyết của Ngân hàng nhà nƣớc đã góp phần ngăn chặn tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thƣơng mại,bình ổn mặt bằng lãi suất huy động, hạ nhiệt mặt bằng lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế có những thay đổi, thì việc linh hoạt trong quản lý lãi suất của ngân hàng nhà nƣớc là điều cần thiết.

Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thƣơng mại ảnh hƣởng đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng và chủ trƣơng phân bổ nguồn vốn huy động của ngân hàng, NHNN cần áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sao cho phù hợp với tình hình thực tế, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản, vừa đảm bảo cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình vào các hoạt động sinh lời. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

3.3.2.2. Hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nƣớc cần tạo điều kiện và phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại cùng với các cơ quan có liên quan trong việc phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ thanh toán thẻ, chi trả lƣơng qua hệ thống ATM, kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng thƣơng mại, thu các loại phí, lệ phí, tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại qua hệ thống tài khoản ngân hàng hoặc thông qua hệ thống ATM. Nhờ đó, khách hàng sẽ đƣợc tiện lợi hơn vì không cần tích trữ hoặc sử dụng nhiều tiền mặt để thanh toán, các ngân hàng thƣơng mại thu hút đƣợc một nguồn vốn lớn tạm thời nhàn rỗi từ tài khoản thanh toán của khách hàng. Các quy

định pháp lý về hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ cần đƣợc bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển.

Ngân hàng Nhà nƣớc cần phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại trong việc nâng cấp hệ thống thanh toán hiện hành để tăng tính hiệu quả của hoạt động thanh toán, đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lƣới các đơn vị chấp nhận thẻ, tăng tốc độ xử lý giao dịch, giảm chi phí thanh toán. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nƣớc cần ban hành các tiêu chuẩn về trang thiết bị nhƣ máy ATM, máy POS, phần mềm, các thiết bị hỗ trợ.

Hiện nay, dịch vụ tài chính ngân hàng đã đi vào đời sống của ngƣời dân. Một bộ phận lớn dân cƣ am hiểu và có sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận dân cƣ vẫn chƣa hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tăng cƣờng hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại trong việc tuyên truyền, giúp cho ngƣời dân biết và hiểu về hoạt động ngân hàng. Việc tuyên truyền này đƣợc thực hiện thông qua việc tăng cƣờng phát hành các bài báo, tạp chí, phóng sự, tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi về tài chính ngân hàng, hiệu quả của việc gửi vốn vào ngân hàng với nội dung mang tính dễ hiểu, đại chúng.

Ngân hàng Nhà nƣớc cần mở rộng hợp tác với các tổ chức thanh toán quốc tế, các hiệp hội ngân hàng trong khu vực và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ thanh toán và ứng dụng hiệu quả vào hoạt động thanh toán tại Việt Nam.

3.3.2.3. Hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Về hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại, NHNN cần hoàn thiện hơn nữa các quy chế thanh tra, giám sát, nâng cao hiệu quả thanh tra ngân hàng, tăng cƣờng khả năng dự báo rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại, xây dựng mô hình dự báo khoa học và chính xác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc cần phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại trong việc hoàn thiện các phƣơng thức giám sát, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện kịp thời những tổ chức tín dụng có dấu hiệu khó khăn trong hoạt động, tiến hành đánh giá, xếp loại chất lƣợng hoạt động các tổ chức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng cần xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí giám sát an toàn hoạt động các ngân hàng thƣơng mại trên cơ sở nghiên cứu các hiệp ƣớc quốc tế nhƣ hiệp ƣớc Basel I và Basel II.

95 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với rủi ro lãi suất, NHNN cần quan tâm thực hiện tốt công tác dự báo những biến động của lãi suất thị trƣờng, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho các ngân hàng thƣơng mại trong việc đo lƣờng và kiểm soát rủi ro lãi suất. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại phát triển các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Đối với rủi ro thanh khoản, NHNN cần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc sao cho hợp lý, vừa đảm bảo ở mức cần thiết tính an toàn hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại tận dụng tối đa nguồn lực của mình để phát triền hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, NHNN cần tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thƣơng mại thông qua hoạt động tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu sao cho phù hợp với tình hình thị trƣờng.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng thƣơng mại nƣớc ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò trung gian điều hòa vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lƣợng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nƣớc, trên cơ sở đó, tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, phục vụ các mục đích tiêu dùng trong dân cƣ và nhiều mục đích kinh tế xã hội khác. Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tƣ sinh lời. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc, tâm lý của khách hàng và những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thƣơng mại rất cần có những biện pháp, chính sách hợp lý để huy động, khai thác hiệu quả nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ cũng nhƣ cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện đồng bộ, kịp thời từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các cơ quan ban ngành.

Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vừa là thách thức đối với các ngân hàng nhƣng cũng là động lực giúp các ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện hơn để tạo lập một chỗ đứng vững chắc hơn và phát triển hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Trong cuộc cạnh tranh ấy, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng để mở rộng thị phần nguồn vốn huy động là cuộc chạy đua khốc liệt và mang tính thời sự hiện nay. Thị phần huy động vốn tiền gửi là một trong những thƣớc đo đánh giá thái độ, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, áp lực về việc mở rộng quy mô hoạt động, quy mô vốn cũng nhƣ xu hƣớng cơ cấu lại ngành ngân hàng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với các ngân hàng thƣơng mại trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận, phân chia thị phần và khẳng định tên tuổi. Eximbank cũng nhƣ rất nhiều ngân hàng thƣơng mại khác đang nỗ lực hết mình trong cuộc chạy đua ấy. Vấn đề đặt ra cho Eximbank là cần phải có những giải pháp phù hợp và mang tính hiệu quả để thành công trong công tác huy động vốn tiền gửi nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

97

Để giải quyết vấn đề trên, luận văn từ việc tìm hiểu về những cơ sở lý luận về công tác huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi đến việc phân tích tình hình huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi tại Eximbank, đã đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy các thế mạnh sẵn có, góp phần giúp Eximbank nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn vốn tiền gửi, phát huy vị thế vững chắc của Eximbank, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

3. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

4. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung (2009), Tiền tệ - Ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh

5. Đào Duy Huân (2006), Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Peter S.Rose ( 2001), Quản trị ngân hàng thương mại ( bản dịch), Nxb Tài Chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10.Lê Văn Tƣ (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

11.Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

Luận văn

12. Ngô Quốc Hùng (2000), Giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

13. Lê Phƣơng Thảo (2010), Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Ngọc Tuyền (2010), Huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam.pdf (Trang 100)