Ban lãnh đạo ở chi nhánh đóng vai trò quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh và cũng đóng vai trò trung gian truyền đạt các mục tiêu, chính sách của ban tổng giám đốc đến các nhân viên của chi nhánh, đảm bảo cho các chi nhánh dù hoạt động kinh doanh độc lập nhƣng vẫn thực hiện theo hƣớng đi chung mà cả hệ thống đã đề ra. Đồng thời, Ban lãnh đạo chi nhánh cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân viên và chuyển đến ban lãnh đạo cấp cao, tham mƣu cho ban tổng giám đốc những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ban lãnh đạo chi nhánh cần gần gũi, hòa đồng với nhân viên, chia sẻ kinh nghiệm công việc với nhân viên để hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng của nhân viên cùng với những vấn đề bất cập cần giải quyết.
Ban lãnh đạo chi nhánh cần có sự bố trí, phân công công việc hợp lý, phù hợp với chuyên môn, sở trƣờng, tính cách của nhân viên để nhân viên phát huy đƣợc tối đa năng lực của mình, làm tốt công việc đƣợc giao.
3.2.3. Các giải pháp chung
3.2.3.1. Giải pháp về cơ cấu tiền gửi
Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động của Eximbank, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá thấp, điều này đã làm giảm tính ổn định của nguồn vốn tiền gửi cũng nhƣ gia tăng rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn của ngân hàng. Nguồn vốn tiền gửi trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan là do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền kỳ hạn dài vì sợ những biến động về lãi suất lẫn tính thanh khoản của ngân hàng trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Về phía ngân hàng, ngân
hàng chƣa có những chính sách và giải pháp hợp lý nhằm gia tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn.
Để giải quyết những vấn đề trên cần có sự thay đổi tích cực từ nhiều phía. Riêng về phía ngân hàng, cần gia tăng niềm tin của khách hàng đối với việc gửi tiền trung và dài hạn tại ngân hàng thông qua việc phát triển mạnh thƣơng hiệu, khẳng định uy tính thông qua năng lực tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tạo mối quan hệ bền vững và lâu dài với khách hàng thông qua các chính sách quan hệ khách hàng hiệu quả, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Đồng thời, Ban quản trị Eximbank cần có kế hoạch cụ thể về cơ cấu tiền gửi cho từng thời kỳ, từ đó xây dựng những chiến lƣợc huy động vốn tiền gửi về quy mô và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của ngân hàng theo từng kỳ hạn cụ thể cũng nhƣ đảm bảo tính an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Để lập kế hoạch về cơ cấu tiền gửi của toàn hệ thống, Eximbank cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn hiện tại và tƣơng lai. Trên cơ sở kế hoạch đề ra, Hội sở Eximbank sẽ giao chỉ tiêu thực hiện cho từng chi nhánh sao cho phù hợp với thế mạnh và đặc điểm kinh doanh của từng chi nhánh.
Để thu hút khách hàng gửi tiền dài hạn, Eximbank cần tác động đến tâm lý khách hàng bằng cách đƣa ra những tiện ích khác biệt khi gửi tiền trung và dài hạn nhƣ: gửi tiền trung và dài hạn đƣợc hƣởng mức lãi suất cao nhất trong biểu lãi suất của ngân hàng; khách hàng gửi tiết kiệm trung và dài hạn đƣợc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn với lãi suất ƣu đãi; có chƣơng trình tặng quà dành cho các sản phẩm tiền gửi trung và dài hạn; hoặc kết hợp với các công ty bảo hiểm cung cấp các hợp đồng bảo hiểm có kỳ hạn gắn với kỳ hạn của các sản phẩm tiền gửi trung và dài hạn này. Hình thức tiết kiệm gửi góp là một trong những hình thức tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn thƣờng đƣợc khách hàng lựa chọn. Tiết kiệm gửi góp là hình thức tiết kiệm trung hoặc dài hạn có số dƣ đƣợc tích lũy dần định kỳ để thực hiện các mục đích trong tƣơng lai nhƣ: mua nhà, mua xe, tích lũy cho con yêu,…Tuy nhiên, hiện tại loại tiền gửi này chƣa đƣợc Eximbank phát huy hiệu quả bởi những lợi ích từ sản phẩm này còn hạn chế, chƣa có những ƣu điểm khác biệt so với những sản phẩm tiền gửi khác. Loại hình tiền gửi này cũng chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi đến
89
đông đảo khách hàng, đặc biệt là các đối tƣợng khách hàng mục tiêu. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu, tìm ra những tiện ích mang tính hấp dẫn để hoàn thiện loại hình sản phẩm này, chẳng hạn nhƣ: khách hàng gửi tiết kiệm gửi góp vì tƣơng lai con yêu sẽ trở thành khách hàng thân thiết của siêu thị, trung tâm mua sắm, nhà sách,.. có liên kết với Eximbank và sẽ đƣợc giảm giá khi mua các sản phẩm cho thiếu nhi; khách hàng gửi góp mua nhà khi kết thúc hợp đồng gửi góp sẽ đƣợc Eximbank cho vay với lãi suất ƣu đãi và đƣợc ƣu tiên mua nhà của các dự án bất động sản của Eximbank;… Bên cạnh đó, cần đa dạng các loại hình tiết kiệm gửi góp về kỳ hạn, mục đích gửi tiền. Đồng thời, xác định khách hàng tiềm năng đối với loại hình sản phẩm này để từ đó xây dựng các chiến lƣợc marketing nhằm tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm. Chẳng hạn nhƣ khách hàng tham gia tiết kiệm gửi góp cho con yêu thƣờng là những khách hàng có con nhỏ hoặc vừa mới kết hôn; khách hàng tham gia gửi góp mua nhà thƣờng là những đối tƣợng khách hàng có độ tuổi từ 25- 40 tuổi chƣa có nơi ở ổn định và có thu nhập đều đặn hàng tháng,… hiểu rõ về đặc điểm tâm lý và độ tuổi cũng nhƣ những nhu cầu thƣờng xuyên của các đối tƣợng khách hàng tiềm năng sẽ giúp ngân hàng đƣa ra những cách thức, chiến lƣợc huy động vốn tiền gửi hiệu quả.
3.2.3.2. Giải pháp cân đối giữa tiền gửi huy động và cho vay
Tính hiệu quả của nguồn vốn tiền gửi huy động không chỉ thể hiện ở quy mô, cơ cấu, tính ổn định của nguồn vốn tiền gửi huy động mà còn đƣợc đánh giá thông qua quá trình sử dụng vốn. Do đó, công tác huy động vốn tiền gửi phải luôn gắn liền với yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả. Việc sử dụng vốn có hiệu quả đảm bảo cho ngân hàng có thể trang trải chi phí huy động, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng, đồng thời, cũng là cơ sở để ngân hàng hoạch định kế hoạch huy động vốn cho tƣơng lai. Công tác huy động vốn tiền gửi là tiền đề, tạo nguồn lực cho quá trình sử dụng vốn. Ngƣợc lại, quá trình sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với nhiều đối tƣợng khách hàng tiềm năng. Vì đa phần khách hàng vay vốn để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh và các hoạt động sinh lợi khác, nên thu nhập mà những khách hàng này có thể có đƣợc trong tƣơng lai có thể sẽ trở thành nguồn vốn tiền gửi mang tính chất thƣờng xuyên cho ngân hàng.
Qua các năm, tổng nguồn vốn tiền gửi huy động luôn cao hơn nhiều so với tổng cho vay. Trong tổng nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không cao, ngân hàng phải dùng một phần nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn, làm gia tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn về cả quy mô lẫn cơ cấu.
Về công tác huy động vốn, Eximbank cần gia tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động, vừa để tăng tính ổn định của nguồn vốn tiền gửi, vừa để cân đối nhu cầu cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.
Về hoạt động cho vay, Eximbank cần gia tăng tỷ trọng hoạt động cho vay phục vụ các mục đích sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và các mục đích tiêu dùng cần thiết cho dân cƣ trong các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng và giảm các hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao nhƣ kinh doanh bất động sản, đầu tƣ chứng khoán,…kết hợp với việc phân tích khách hàng chặt chẽ nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng. Công tác sử dụng vốn của ngân hàng cũng cần đƣợc định hƣớng theo chủ trƣơng, chính sách của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong từng thời kỳ nhất định.
Việc huy động vốn tiền gửi phải căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu sử dụng vốn. Ngƣợc lại, việc sử dụng vốn phải phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhƣng vẫn đảm bảo an toàn về thanh khoản theo kỳ hạn cũng nhƣ hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro về lãi suất.
Bên cạnh đó, Eximbank cần quản lý tốt chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra của ngân hàng, nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn, nhƣng vẫn luôn tuân thủ đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về lãi suất.
Ngân hàng cần có bộ phận nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng chuyên phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn trong hiện tại và quá khứ, phân tích tình hình kinh tế, xã hội, từ đó dự đoán về nhu cầu gửi tiền cũng nhƣ vay vốn của khách hàng trong từng giai đoạn nhất định trong tƣơng lai theo từng kỳ hạn, mục đích cụ thể, kết hợp cùng với các phòng ban, bộ phận, nhóm có liên quan đƣa ra các chính sách và chiến lƣợc huy động vốn tiền gửi phù hợp.
91
3.3. Các giải pháp hỗ trợ 3.3.1. Đối với chính phủ 3.3.1. Đối với chính phủ
3.3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát
Thông cáo báo chí về một số nội dung chủ yếu của phiên họp chính phủ thƣờng kỳ tháng 9/2011 của văn phòng chính phủ cho biết 9 tháng đầu năm 2011, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Theo đó, lạm phát đang giảm dần, tỷ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 09/2011 tăng 0.82%, là mức thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ hai liên tiếp đạt dƣới 1%, lãi suất huy động tiết kiệm và cho vay giảm.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, tình hình sẽ có thể biến động theo các chiều hƣớng không thuận lợi do các nguyên nhân: nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, lạm phát giảm dần nhƣng còn ở mức cao, xu hƣớng tăng giá cả hàng hóa vào dịp giáp tết, thiên tai, dịch bệnh và những khó khăn của sản xuất kinh doanh,…
Chính vì vậy, giải pháp đặt ra đối với chính phủ là:
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ- tài khóa chặt chẽ, kiểm soát lạm phát, tiến hành đánh giá lại nhằm cắt giảm đầu tƣ công, thu – chi ngân sách một cách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thƣơng mại và ổn định tỷ giá.
Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô sẽ góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin của dân chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.
3.3.1.2. Tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng
Việc tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tài chính là một trong các nội dung của nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế đƣợc bộ kế hoạch và đầu tƣ đƣa ra, nhằm hoàn thiện hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại theo hƣớng giảm số lƣợng, tăng quy mô, nâng cao chất lƣợng tín dụng và hoạt động ngân hàng. Hiện tại ở nƣớc ta có quá nhiều ngân hàng với quy mô nhỏ, vốn thấp, khả năng cạnh tranh kém. Bên cạnh đó là sự mở rộng quá mức quy mô tín dụng trong điều kiện quản lý
thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Chính phủ cũng cần phát huy mọi nguồn lực xúc tiến việc thực hiện việc cơ cấu lại các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tài chính phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập WTO.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng là cả một quá trình, cần phải xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện. Trƣớc khi tiến hành cơ cấu lại, cần tiến hành phân loại và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu về số lƣợng và quy mô cần thiết của các tổ chức tín dụng để tiến hành tái cơ cấu.
Từ những kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tƣ vấn quá trình cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, cần mở rộng vai trò giám sát và nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ thành lập cơ quan chuyên quản lý, giám sát và cung cấp thông tin tài chính.
3.3.1.3. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, phát triển an toàn hệ thống ngân hàng. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ra đời cùng với các quy định, quy chế của NHNN về việc áp dụng các loại hình bảo hiểm này đã góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay tối đa là 50 triệu đồng. Mức bảo hiểm này còn thấp và không công bằng đối với những khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn. Việc giới hạn về số tiền bảo hiểm làm hạn chế khả năng huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng thƣơng mại đối với những món tiền gửi lớn. Mức bảo hiểm tiền gửi cần đƣợc áp dụng theo hƣớng gia tăng theo một tỷ lệ nhất định đối với số tiền thực gửi của khách hàng. Nhƣ vậy, vừa đảm bảo tính công bằng cho khách hàng gửi tiền, vừa góp phần gia tăng hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại.
93
3.3.2. Đối với NHNN
3.3.2.1. Về chính sách tiền tệ
Với sự ra đời của thông tƣ số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011, có hiệu lực từ 01/10/2011, quy định về việc áp dụng lãi suất trần đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dƣới mọi hình thức là 6%/ năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng và 14%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Công văn này cùng với các quy định về chế tài xử lý kèm theo cũng nhƣ thái độ kiên quyết của Ngân hàng nhà nƣớc đã góp phần ngăn chặn tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thƣơng mại,bình ổn mặt bằng lãi suất huy động, hạ nhiệt mặt bằng lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất kinh