Tĩm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của Công ty TNHH Siemens Việt Nam.pdf (Trang 74 - 77)

Chương này đã giới thiệu kết quả nghiên cứu cĩ được từ việc xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được. Những dữ liệu này đã được sàn lọc, làm sạch trước khi tiến hành phân tích. Phần mơ tả mẫu giúp chúng ta cĩ cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu theo hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh, thời gian giao dịch và kênh giao dịch cũng như số lượng sản phẩm/giải pháp mà các khách hàng đã và đang sử dụng.

Phần xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố đã giúp ta khẳng định được tám nhân tố từ thang đo ban đầu cĩ độ tin cậy trong việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến năng lực cạnh tranh động. Đĩ là các nhân tố định hướng kinh doanh, năng lực đáp ứng khách hàng, năng lực tổ chức dịch vụ, định hướng trong cạnh tranh, năng lực phản ứng đối thủ cạnh tranh, năng lực tiếp cận khách hàng, cam kết với khách hàng, năng lực sáng tạo.

Phân tích hồi quy bội cho ta cĩ được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cho ta thấy cĩ ba nhân tố cĩ mức độ ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh động là năng lực đáp ứng khách hàng, định hướng kinh doanh, năng lực tổ chức dịch vụ. Hai nhân tố cịn lại cũng cĩ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động nhưng với cường độ nhỏ hơn.

Phần thống kê suy diễn với cơng cụ ANOVA kiểm định mức độ đánh giá trung bình của từng nhĩm khách hàng đối với các thành phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động.

Tổng hợp kết quả phân tích được cho thấy, trong định hướng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp vẫn tập trung vào nhĩm khách hàng chủ đầu tư và nhà phân phối là chính, lý do là vì độ an tồn về tài chính cao; doanh nghiệp chưa sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong việc hợp tác với nhà thầu và cơng ty tư vấn thiết kế theo đuổi dự án; doanh nghiệp chưa chủđộng hỗ trợ khách hàng trong việc tháo gỡ các vấn đề khĩ khăn khi thực hiện hợp đồng; một tín hiệu tích cực rất đáng quan tâm cho doanh nghiệp là nhu cầu xây dựng, làm mới cơ sở hạ tầng của chủđầu tư là doanh nghiệp nhà nước và cơng ty cổ phần rất lớn. Đối với nhân tố năng lực đáp ứng khách hàng, khả năng đáp ứng các nhĩm khách hàng chỉ ở mức trung bình (mean = 4.2); khả năng thuyết phục khách hàng, đặc biệt khách hàng là cơng ty tư vấn thiết kế và nhà thầu trong việc quyết định sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp chưa tạo hiệu qủa tích cực trong kết quả kinh doanh. Nhân tố năng lực tổ chức dịch vụ được khách hàng đánh giá ở mức khá 5.04, nhưng mức độ hài lịng của nhà tư vấn thiết kế, đặc biệt là từ các cơng ty nước ngồi,

và nhà thầu thấp hơn hai nhĩm khách hàng nhà đầu tư và nhà phân phối; đồng thời khả năng tạo dựng niềm tin nơi khách hàng của doanh nghiệp khơng cao. Riêng nhân tố định hướng trong cạnh tranh đạt 5.2 trong khoảng đo lường 7 mức độ, cho thấy chiến lược cạnh tranh sử dụng hiện tại đã đúng hướng với chính sách của cơng ty và yêu cầu của khách hàng; doanh nghiệp đa dạng hĩa danh mục sản phẩm, vấn đề cịn lại là giá cả cĩ đủ sức thu hút khách hàng hay khơng. Phân tích cho thấy nhân tố năng lực tiếp cận khách hàng, thương hiệu Siemens tạo được lịng tin nơi khách hàng; doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ mong đợi từ khách hàng trong quá trình hợp tác; chỉ tập trung vào hai nhĩm khách hàng truyền thống là chủđầu tư & nhà phân phối.

CHƯƠNG 5: KIN NGH VÀ KT LUN

Sau khi chạy phương trình hồi quy tuyến tính bội và phân tích thống kê suy diễn mức

độ đánh giá của khách hàng đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc của phương trình hồi quy tuyến tính về năng lực động của doanh nghiệp, chương này sẽđưa ra các kết luận về năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Tiếp theo là một số kiến nghị đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh động của mình. Cuối chương sẽ đưa ra một số giới hạn của nghiên cứu cũng như các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của Công ty TNHH Siemens Việt Nam.pdf (Trang 74 - 77)