Nhận thức đƣợc quá trình đàm phán gia nhập WTO là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực chủ chính phủ trên nhiều vấn đề, do vậy để thu đƣợc lợi ích lớn nhất trong việc gia nhập WTO, chính phủ đã có quá trình chuẩn bị gia nhập, đến nay đã đạt đƣợc kết quả sau:
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng vươn lên chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất tạo được một số mặt hàng có năng lực cạnh tranh khá.
Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều nỗ lực nhằm ban hành và sửa đổi kịp thời những chủ trƣơng, chính sách, tháo gỡ khó khăn, tạo môi trƣờng thuận lợi để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Các cấp, các ngành, các địa phƣơng, nhất là các doanh nghiệp, đã có cố gắng vƣơn lên chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất, duy trì tốc độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế,
tạo đƣợc một số mặt hàng có năng lực cạnh tranh khá. Vừa qua nƣớc ta đƣợc thế giới đánh giá cao về các lợi thế cạnh tranh nhƣ: sự ổn định chính trị; an ninh và trật tự, an toàn xã hội; vị trí địa lý có nhiều thuận lợi do nằm trong khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trƣởng cao; có tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Những lợi thế đó cần đƣợc tiếp tục duy trì và phát huy.
Chính phủ đã thực hiện cải tổ lại các doanh nghiệp nhà nƣớc bằng các biện pháp cổ phần hoá hàng loạt doanh nghiệp nhà nƣớc mà không cần nắm giữ vốn, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, cƣơng quyết giải thể và cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nặng... Quá trình đàm phán để gia nhập WTO của Việt Nam cũng đã góp phần tạo môi trƣờng kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận công nghệ mới, cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ tài chính.
Luật Doanh nghiệp ra đời tạo điều kiện cho các nguồn lực xã hội đầu tƣ phát triển kinh tế, bằng chứng là số lƣợng doanh nghiệp ra đời trong 4 năm qua lớn hơn nhiều lần so với cả 10 năm trƣớc đó. Môi trƣờng đầu tƣ cải thiện cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Việt Nam làm ăn, với các dự án có vốn đầu tƣ ngày càng cao, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký ngày càng lớn, trong năm 2005 dự kiến là 3,1 tỷ USD.
Thứ hai, chúng ta có chủ trương thống nhất từ Trung ương đến địa phương và sự đồng thuận trong xã hội là cần sớm gia nhập WTO.
Chúng ta có chủ trƣơng thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng là cần sớm gia nhập WTO để có thị trƣờng toàn cầu cho hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam; để hàng hoá và dịch vụ của ta đƣợc hƣởng ƣu đãi hơn và đối xử công bằng hơn; để ta đƣợc quyền tham gia vào các chính sách thƣơng mại toàn cầu, chứ không phải chỉ chạy theo nhƣ lâu nay; để luật pháp và chính
thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, hạn chế các tiêu cực trong xã hội. Trong tiến trình đàm phán, sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ sát hơn, sự phối hợp giữa các bộ, ngành chặt chẽ hơn.
Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam dần tạo ra sự đồng thuận xã hội trên con đƣờng hội nhập, nó bắt nguồn từ bản chất chế độ chính trị - xã hội và đƣợc thể hiện ở chỗ mọi cam kết với bên ngoài phải tuân thủ nguyên tắc vì lợi ích của đại đa số nhân dân một cách thật sự chứ không thể bằng các biện pháp “mị dân”. Những gì mà tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO đem lại lợi ích cho đa số ngƣời tiêu dùng trên trái đất, về cơ bản không mâu thuẫn với lợi ích của đa số nhân dân Việt Nam cho nên việc thực thi chúng không gặp phải nhiều khó khăn nhƣ hiện nay đang có tại một số nƣớc.
Thứ ba, chúng ta nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới.
Cho đến nay, tất cả các nƣớc và các tổ chức quốc tế đều ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO đồng thời các nƣớc này cũng sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cán bộ đàm phán cho Việt Nam.
Nhƣng chúng ta cũng cần phân biệt giữa ủng hộ về mặt ngoại giao với quyền lợi dân tộc của các nƣớc. Chúng ta cũng phải hiểu rằng không ít nƣớc muốn thông qua các cuộc đàm phán để ép chúng ta mở cửa thị trƣờng tối đa cho họ.
Thứ tư, quá trình đàm phán gia nhập WTO đã chuyển sang giai đoạn cuối, chúng ta gần hoàn tất quá trình đàm phán đa phương và song phương.
Về đàm phán đa phƣơng, đến phiên thứ 9, Việt Nam đã chuyển sang thảo luận dự thảo Báo cáo về việc gia nhập WTO của Ban công tác. Đây là tài liệu quan trọng, thể hiện sự cam kết đa phƣơng của Việt Nam để gia nhập WTO đã đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Về đàm phán song phƣơng, đến này chúng ta đã đƣa ra 4 bản chào về hàng hoá và dịch vụ. Mức thuế chúng ta chào, trung bình là 18% với lộ trình 3 - 5 năm dịch vụ. Chúng ta đã chào 10 ngành, gồm dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ ngân hàng và tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan, dịch vụ y tế và xã hội, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hoá và giải trí, dịch vụ vận tải, dịch vụ giáo dục, và 92 phân ngành. Chúng ta kết thúc đàm phán song phƣơng với 6 nƣớc trong đó có EU là đối tác lớn và gần kết thúc đàm phán với một số nƣớc lớn khác.
Thứ năm, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả trong việc cải cách hệ
thống luật pháp cho phù hợp với quy định của WTO.
Để chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam đã hoàn thành việc minh bạch các chính sách thƣơng mại và trên thực tế Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một loạt các văn bản có liên quan nhƣ: Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật thuế, Ban hành Quy định về việc xác định giá tính thuế nhập khẩu hàng hoá, Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thƣơng mại quốc tế...
Việc rà soát đối chiếu sửa đổi các văn bản pháp luật của Việt Nam đƣợc triển khai từ tháng 3/2002. Trong đợt 1 chủ yếu tập trung vào văn bản của các cơ qua, bộ, ngành ở trung ƣơng, tổng số văn bản trong nƣớc đã rà soát là 263 (trong đó có 28 luật, 24 pháp lệnh, 64 nghị định, 58 thông tƣ) vẫn còn hiệu lực và liên quan trực tiếp với quy định trong 16 hiệp định của WTO. Trong đó đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung khoảng 150 văn bản pháp luật hiện hành. Đợt rà soát lần 2 cũng đang đƣợc triển khải, tập trung vào hệ thống văn bản pháp luật do địa phƣơng ban hành, đặc biệt là các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Thứ sáu, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được những tác động tích cực cũng như tiêu cực khi Việt Nam gia nhập WTO.
Với sự giúp đỡ của Chính phủ, của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), của các bộ, ngành và các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong nƣớc đã đƣợc tuyên truyền, tập huấn và tìm hiểu về Tổ chức thƣơng mại thế giới, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này. Thông qua đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng xác định đƣợc những vấn đề mà họ phải đối mặt trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
Trên cơ sở nhận thực nhƣ vậy, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng quản lý doanh nghiệp; tăng cƣờng cải tiến mẫu mã bao gói; hạn chế chi phí đầu vào, chuyển hƣớng sản xuất - kinh doanh đối với những sản phẩm có sức cạnh tranh yếu hoặc không đủ sức cạnh tranh khi hội nhập. Có nhƣ vậy, giá thành sản phẩm do họ sản xuất ra mới đạt ở mức thấp và có thể cạnh tranh đƣợc với hàng hoá từ các nƣớc khác.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng luôn chủ động đối với hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng, tìm hiểu luật thƣơng mại quốc tế để tìm chỗ đứng cho các sản phẩm của mình.
Thứ bảy, Việt Nam đã có các cam kết song phương và khu vực là tiền đề cho quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết trong WTO.
Việc đàm phán và thực hiện những cam kết song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam đã ký kết tạo cơ sở tốt cho quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết trong WTO. Thứ nhất, mặc dù có những điểm chi tiết khác biệt nhƣng Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ có những điểm tƣơng đồng với các Hiệp định WTO (bao gồm minh bạch hoá, giảm sự phụ thuộc vào các rào cản
phi thuế, cắt giảm thuế quan và đặc biệt là áp dụng quy tắc về không phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trƣờng). Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ có thể đƣợc coi là Hiệp định thƣơng mại song phƣơng đầy đủ nhất từ trƣớc đến nay. Nó bao quát những nguyên tắc cơ bản nhất của WTO về thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ và các khía cạnh về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại, các hiệp ƣớc khác nhau về quyền sở hữu trí tuệ và tham chiếu về đàm phán cũng nhƣ thực thi các hiệp định đa phƣơng với những quy định và quy tắc của chúng. Thứ hai, quá trình thực thi cam kết cắt giảm thuế theo AFTA, các cam kết về mở cửa thị trƣờng và điều chỉnh thể chế trong nƣớc sẽ tạo niềm tin vào ý chí chính trị của Việt Nam đối với hội nhập, tạo thuận lợi hơn cho quá trình đàm phán song phƣơng gia nhập WTO hiện nay.