Sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 33 - 38)

thế giới (WTO)

Việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đƣa lại những thời cơ mới thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức, khó khăn cho Việt Nam, nhƣng Việt Nam vẫn kiên quyết xin gia nhập WTO vì lý do sau:

Thứ nhất, xét trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế chúng ta được lợi nhiều hơn là mất.

Lợi ích lớn nhất của việc gia nhập WTO là thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá cho Việt Nam rộng mở. Hàng hoá Việt Nam xuất đi nƣớc ngoài sẽ đƣợc cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vƣớng nhiều rào cản về thuế, hạn ngạch... nhƣ hiện nay nữa.

Nhƣng, điều các doanh nghiệp lo ngại nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO phải xoá bỏ bảo hộ và họ sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn từ bên ngoài. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, chính áp lực cạnh tranh lại là lợi ích mà Việt Nam sẽ đƣợc thụ hƣởng. Cạnh tranh sẽ sàng lọc những doanh nghiệp kém hiệu quả, hiện đang là gánh nặng cho nền kinh tế và buộc các doanh nghiệp khác phải tự hoàn thiện mình để vƣơn lên. Đồng thời, nó còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ với giá rẻ, qua đó kích thích nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc, làm cho kinh tế phát triển.

Một trong những điểm bất lợi với Việt Nam là việc cắt giảm thuế sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách từ thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu có thể giảm, nhƣng tổng thu ngân sách của Nhà nƣớc thì chƣa hẳn sẽ ít hơn. Thuế nhập khẩu giảm, nhƣng bù lại, nhờ giá hàng hoá giảm nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng lên, sản xuất phát triển, nên Nhà nƣớc sẽ thu đƣợc nhiều thuế trong nƣớc hơn. Do đó, phần giảm thu ngân sách thực tế sẽ ít đi. Đó là chƣa kể những lợi ích về gia tăng việc làm cho xã hội.

Trong thực tế, dù nhiều ngành công nghiệp đang đƣợc bảo hộ bằng thuế, nhƣng các doanh nghiệp vẫn phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh từ hàng nhập lậu và gian lận thƣơng mại. Những ngành đƣợc bảo hộ càng mạnh, nhƣ mía đƣờng, kính xây dựng, xi măng... thì hàng lậu càng nhiều. Do đó, khi bãi bỏ hàng rào bảo hộ để hội nhập, một số ngành chƣa hẳn đã phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ.

Cùng lúc đó, các nƣớc cũng phải bãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan đối với hàng nhập từ Việt Nam, giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu đƣợc nhiều hơn. Còn Nhà nƣớc thì thu lại đƣợc những khoản thuế mà bấy lâu nay không thu đƣợc từ hàng lậu.

Đánh thuế nhập khẩu cao để bảo hộ cũng là một cách gián tiếp đánh thuế vào xuất khẩu, làm cho năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị giảm. Thuế nhập khẩu cao làm cho hàng hoá trong nƣớc đắt, buộc doanh nghiệp phải tăng tiền lƣơng cho công nhân để bảo đảm mức sống tối thiểu cho họ. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải tăng chi phí đầu tƣ ban đầu do phải mua xi măng, thép, ô tô... với giá cao để xây nhà xƣởng và tạo tài sản cố định.

Thứ hai, Tổ chức WTO có những luật lệ đảm bảo sự công bằng hơn cho hàng hoá Việt Nam trong tranh chấp thương mại quốc tế.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thƣơng mại khu vực và song phƣơng, nhƣng hàng hoá Việt Nam vẫn bị đối xử không công bằng. Vi dụ vụ Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt về vấn đề cá da trơn và tôm của Việt Nam trên thị trƣờng Mỹ. Việt Nam đặc biệt lo ngại rằng nếu không đƣợc luật lệ của WTO bảo vệ thì Mỹ và các quốc gia khác có thể lại kiện Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu đang mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nhƣ giày dép và hàng dệt may.

Có thể nói, cơ chế đa phƣơng của WTO tạo cơ sở pháp lý, chính trị cho các nƣớc thành viên để ứng dụng với các nƣớc có quan hệ song phƣơng. WTO đƣa ra cơ chế xử lý tranh chấp đảm bảo sự công bằng cho hàng hoá của các nƣớc nhỏ trƣớc sự bảo hộ của các nƣớc lớn. Điển hình nhƣ vụ kiện cá tra, cá ba sa và gần đây là vụ kiện tôm giữa Việt Nam và Mỹ. Nếu đã là thành viên WTO, Việt Nam có thể đƣa các vụ kiện trên ra trƣớc uỷ ban WTO, chứ không phải là tại Bộ Thƣơng mại Mỹ - nơi khó có thể đạt đƣợc sự phân xử công bằng nhƣ Việt Nam mong đợi. Nhƣ vậy, Việt Nam cần phải đạt mục đích vào WTO để sử dụng cơ chế hoạt động của tổ chức này nhằm bảo vệ lợi ích hàng hoá và của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, nếu không gia nhập WTO, thương mại Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn và có nguy cơ phải chấp nhận những sức ép ngày càng lớn.

Nếu không gia nhập WTO sớm, Việt Nam bõ lỡ cơ hội quan trọng để đẩy nhanh quá trình mở cửa và thúc đẩy kinh tế, và do đó chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn. Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa là không tránh khỏi do chênh lệch phát triển giữa Việt Nam và các nƣớc ngày càng tăng thêm. Việc gia nhập WTO sẽ trở nên phức tạp hơn, các cuộc đàm phán sẽ khó khăn hơn do các quy định và điều kiện gia nhập WTO ngày càng chặt chẽ, yêu cầu ngày càng cao.

Khi vòng đàm phán Doha kết thúc, các nƣớc sẽ ký thêm một số thoả thuận mở cửa thị trƣờng, khi đó các nghĩa vụ mà Việt Nam nghiễm nhiên phải gách vác (không đƣợc đàm phán mà chỉ phải chấp nhận) sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngƣời ta hay gọi đó là “WTO +”. Thực tế thì Việt Nam đang đàm phán trên cơ sở WTO +, nhƣng nghĩa vụ cũng sẽ nặng nền hơn rất nhiều. Nếu Việt Nam không gia nhập WTO sớm, nguy cơ rõ nhất có thể thấy đƣợc đó là thƣơng mại Việt Nam trên thị trƣờng thế giới sẽ chịu nhiều thua thiệt, nhất là khi các nƣớc đã mở rộng cửa cho nhau còn Việt Nam thì chƣa đƣợc. Dệt may là một ví dụ, kể từ năm sau, chế độ hạn ngạch đã đƣợc bãi bỏ cho các nƣớc thành viên, còn Việt Nam vẫn bị áp dụng. Về thuế quan, các nƣớc thành viên dành cho nhau mức thuế theo Quy chế Tối huệ quốc (khoảng 5%) trong khi Việt Nam phải chịu cao hơn thế rất nhiều lần (tới 50%). Thị phần của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế do đó sẽ nhỏ lại. Khả năng cạnh tranh và cơ hội làm ăn của doanh nghiệp cũng ngày càng bị thu hẹp.

Khi vòng đàm phán Doha về thƣơng mại toàn cầu kết thúc, các quy định về thƣơng mại sẽ chặt chẽ và hoàn chỉnh hơn, yêu cầu cao hơn, việc đáp ứng những yêu cầu tự do hoá thƣơng mại của Việt Nam sẽ cao hơn. Khi không là thành viên của WTO, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu mức thuế 30-40%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình áp dụng cho các thành viên WTO (các nƣớc thành viên phát triển trong WTO giảm thuế còn 3,8%, các nƣớc đang phát triển là 12,3%). Việt Nam có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu hàng dệt may, nếu chƣa đƣợc gia nhập WTO, sẽ phải chịu hạn ngạch và không phát huy hết khả năng xuất khẩu của mình.

Thứ tư, Việt Nam không gia nhập WTO sẽ làm giảm sút lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Việc Việt Nam không gia nhập WTO sớm đồng nghĩa việc Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản của hội nhập theo con mặt của cộng đồng quốc tế. Nó chứng tỏ Việt Nam chƣa đủ năng lực và các điều kiện tham gia sân chơi chung và trở thành lạc lõng trong xu thế toàn cầu hội nhập. Lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của Việt Nam sẽ bị giảm sút, kéo theo sự suy giảm về đầu tƣ nƣớc ngoài, các nguồn viện trợ, giảm động lực phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và kéo dài tình trạng trì trệ, lạc hậu của đất nƣớc.

Tóm lại, xét trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế thì gia nhập WTO là cơ hội lớn và là sự lựa chọn đúng đắn đối với Việt Nam bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích lớn lao và suy cho cùng biết tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức cũng chính là vƣợt qua chính mình để vƣơn lên tồn tại và phát triển.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)