Đẩy mạnh việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật cho phù hợp với các cam kết của WTO

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 83 - 85)

hợp với các cam kết của WTO

Hiện nay có sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với các quy định của WTO trên một số lĩnh vƣc. Để sớm gia nhập WTO, Việt Nam cẩn phải khẩn trƣơng thực hiện kế hoạch điều chỉnh, bổ sung luật pháp hiện hành cho phù hợp với các cam kết với WTO. Sớm tiến tới hình thành khung pháp lý thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức, sở hữu khác nhau thuộc các thành phần kinh tế. Sớm có các văn bản dƣới luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, quy định rõ về các lĩnh vực và tổ chức đƣợc độc quyền tự nhiên. Những biện pháp cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách quản

lý kinh tế. Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, điều không tránh khỏi là sẽ phát sinh nhiều điểm khác nhau giữa hệ thống luật hiện tại với hệ thống luật

quốc tế mà chúng ta sẽ tham gia. Theo kết quả rà soát để gia nhập WTO ta cần sửa đổi và xây dựng mới 37 luật và pháp lệnh liên quan tới 16 hiệp định chính của WTO. Đây là khối lƣợng công việc khổng lồ, đòi hòi sự nỗ lực rất lớn của Quốc hội và Nhà nƣớc ta.

Thứ hai, một yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là khi điều chỉnh hệ thống

pháp luật phải không gây xáo trộn nền kinh tế. Cái gì mà ta đã làm đƣợc rồi thì giữ nguyên, có thể điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của WTO, chứ không phá đi làm lại. Sửa đổi, ban hành mới nhƣng phải kế thừa quy định hiện hành. Và phải đảm bảo ổn định an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá, bảo vệ môi trƣờng... Yêu cầu này phải đƣợc thể hiện trong luật và áp dụng không phân biệt với mọi đối tƣợng.

Thứ ba, việc điều chỉnh bổ sung các luật lệ của Việt Nam ngoài việc phù

hợp với các quy định của WTO còn phải tính tới trình độ phát triển của nền kinh tế và hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc. Việc rà soát lại các chính sách kinh tế và thƣơng mại trong nƣớc để dần điều chỉnh, bổ sung các luật lệ, cơ chế, không chỉ giảm mức độ chênh với luật lệ của WTO mà còn phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc. Những chính sách mới trƣớc khi ban hành cần đƣợc kiểm tra mức độ phù hợp với WTO. Ngoài ra, vấn đề quan trọng đặt ra là tính toán, vận dụng uyển chuyển các nguyên tắc ngoại lệ WTO nhƣ quyền tự vệ, quyền tham gia các tổ chức kinh tế khu vực, về đối xử khác biệt và đặc biệt cho các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển, để ban hành và thực thi chính sách trong nƣớc vừa phù hợp với quốc tế, vừa bảo hộ và kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất và doanh nghiệp.

Thứ tư, cần có một đợt tập huấn cho các cán bộ làm luật và thi hành luật của Trung ƣơng, các bộ ngành và địa phƣơng về hệ thống thể chế của WTO, để trang bị những kiến thức cần thiết.

Thứ năm, cần có sự phân cấp giữa Trung ƣơng, các bộ ngành và các địa

phƣơng trong việc rà soát lại, sửa chữa và ban hành các quy định pháp luật mới phù với WTO.

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 83 - 85)