Lộ trình đàm phán song phương

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 50 - 55)

Đàm phán song phƣơng là một trong những công đoạn buộc phải có đối với việc đàm phán trở thành thành viên mới của WTO. Nguyên tắc của tổ chức này là sự đồng thuận của tất cả các nƣớc đối với bất kỳ vấn đề nào, nên đàm phán song phƣơng là rất cần thiết. Qua đó, mà nƣớc đang nộp đơn xin gia nhập WTO nhƣ Việt Nam sẽ giải quyết tất cả các bất đồng với các thành viên của tổ chức này.

Đối với Việt Nam, chúng ta phải tiến hành đàm phán song phƣơng về mở cửa thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ với nhiều nƣớc. Hiện nay, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phƣơng với 6 trong số gần 30 nƣớc có yêu cầu (Argentina, Brazil, Chilê, Cuba, Singapore và Liên minh châu Âu). Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phám với 10 đối tác là Côlômbia, Mỹ, Niudilan, Aixơlen, Thuỵ Sỹ, Canada, Hàn Quốc, Australia, Nauy, Paragoay.

Việc có nhiều nƣớc thành viên yêu cầu đàm phán mở cửa thị trƣờng với Việt Nam thể hiện sự quan tâm của họ tới thị trƣờng nƣớc ta. Thu nhập đầu ngƣời của Việt Nam còn thấp, nhƣng chúng ta có thị trƣờng đông dân (82 triệu ngƣời) và tốc độ tăng GDP luôn trên 7% trong những năm gần đây, họ thấy cơ hội làm ăn với Việt Nam rất lớn nên mới đƣa ra yêu cầu đàm phán.

(4/2002) Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phƣơng với một số thành viên của Ban Công tác.

Vì hiện nay Việt Nam mới kết thúc đàm phán song phƣơng với 6 nƣớc, những nƣớc còn lại đang trong quá trình đàm phán. Nên trong phần này luận văn chỉ tập trung vào một số đối tác chính trong quá trình đàm phán song phƣơng của Việt Nam là EU, Mỹ, Hoa Kỳ, Nhật Bản:

- Đàm phán Việt Nam - EU (đã kết thúc):

Việt Nam và EU đã đạt đƣợc thoả thuận song phƣơng về việc Việt Nam gia nhập WTO. Các vấn đề mà hai bên tập trung vào đàm phán là nông nghiệp, thuế quan và dịch vụ. Mức thuế trung bình mà Việt Nam sẽ áp dụng vào khoảng 16% đối với hàng hoá công nghiệp, 22% đối với thuỷ sản và 24% đối với sản phẩm nông nghiệp.

Trong 10 ngành dịch vụ, Việt Nam có nhiều cam kết trên các lĩnh vực gồm vận tải, tài chính, xây dựng phân phối, môi trƣờng... EU đã chấp nhận quan điểm chặt chẽ của Việt Nam đối với ngành du lịch và viễn thống. Theo đó, phía nƣớc ngoài trong các liên doanh của ngành công nghiệp không khói chỉ đƣợc sở hữu dƣới 30% và ngành viễn thông không đƣợc thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Đáng chú ý là phái EU đã chấp nhận Việt Nam là nƣớc có nền kinh tế phát triển thấp đang trong quá trình chuyển đổi. Riêng về nông nghiệp, EU cũng đồng ý cho Việt Nam kéo dài việc trợ cập trong 3 năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, đặc biệt với những mặt hàng gạo, cà phê.

- Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ (chưa kết thúc):

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết với nhau Hiệp định thƣơng mại song phƣơng (BTA), nhìn chung, sau 4 năm thực hiện hiệp định này, quan hệ kinh tế Việt - Mỹ đã có bƣớc phát triển tích cực. “trên thực tế, xuất khẩu của Việt

Nam sang Mỹ đã tăng lên 4,2 tỷ USD trong vòng 4 năm. Hiện Mỹ là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vƣợt Nhật Bản năm 2002 và bằng kim ngạch xuất khẩu 25 nƣớc EU cộng lại”[32, tr.8].

Tuy nhiên, mục tiêu của Mỹ là muốn thông qua WTO để rút ngắn thời gian mở cửa thị trƣờng Việt Nam hơn nữa cho các doanh nghiệp Mỹ, bởi vì các doanh nghiệp Mỹ vẫn chƣa hài lòng với những cam kết mở cửa thị trƣờng thông qua Hiệp đinh thƣơng mại song phƣơng Việt - Mỹ (BTA).

Phiên đàm phán song phƣơng giữa Việt Nam và Mỹ về việc gia nhập WTO vào cuối tháng 10/2004 vừa qua đƣợc đánh giá là có nhiều bƣớc biến chuyển, nhƣng khoảng cách giữa hai bên vẫn còn xa. Trọng tâm của phiên đàm phán là các điều kiẹn mở cửa thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ, trong đó lĩnh vực dịch vụ là “điểm nóng” của các cuộc đàm phán song phƣơng Việt Mỹ.

Trên thực tế, những yêu cầu mà phía Mỹ đƣa ra phần lớn đều đƣợc thể hiện rõ nét qua các ý kiến của doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Việt Nam. Các ý kiến này đƣợc Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) và Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ thu thập để đệ trình lên Cơ quan đại diện thƣơng mại Mỹ.

Đầu tiên, họ muốn rút ngắn thời gian tham gia thị trƣờng dƣợc phẩm của Việt Nam vì theo BTA phải đến tháng 12/2010 các công ty dƣợc phẩm Mỹ mới đƣợc quyền kinh doanh nhập khẩu. Yêu cầu tƣơng tự cũng đƣợc đặt ra đối với thị trƣờng phân bón, thuốc trừ sâu (theo BTA, thời hạn là tháng 12/2009); khí đốt từ dầu mỏ, xăng dầu (thời hạn lần lƣợt là tháng 12/2010 và 12/2011).

Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ cũng muốn Chính phủ Mỹ đàm phán thêm về quyền kinh doanh phân phối cho các sản phẩm nêu trên, vốn chƣa có trong BTA.

Những công ty phát chuyển nhanh của Mỹ cũng đề nghị đƣợc lập các công ty con 100% vốn nƣớc ngoài để cung cấp dịch vụ bƣu kiện, bƣu phẩm và hàng hoá tại Việt Nam. Họ lập luận rằng dịch vụ phát chuyển nhanh là một hình thức hỗ trợ cơ bản cho hạ tầng kinh doanh tại các quốc gia khác và Việt Nam là thị trƣờng có độ rủi ro và chi phí cao cho các doanh nghiệp trong việc gửi hàng mẫu, các tài liệu về tài chính, kỹ thuật... Hiện nay, lĩnh vực này vẫn chƣa đƣợc thảo luận trong các cuộc đàm phán song phƣơng WTO giữa Việt Nam và Mỹ.

Đối với thời hạn mở cửa thị trƣờng phân phối, theo cam kết của BTA, vào cuối năm 2004 các công ty Mỹ đƣợc phép sở hữu 49% trong liên doanh với các công ty Việt Nam để thực hiện các dịch vụ phân phối gồm cả bán buôn, bán lẻ, dịch vụ đại lý và mƣợn danh. Đến tháng 12/2008, họ sẽ đƣợc phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài để kinh doanh. Thế nhƣng, các công ty Mỹ trong lĩnh vực này đang muốn tiếp cận thị trƣờng Việt Nam sớm hơn nữa và đề xuất này đã có mặt trong bản thu thập ý kiến để gửi cho Cơ quan Đại diện thƣơng mại Mỹ.

Phía Mỹ cũng yêu cầu Việt Nam cần có khung pháp luật và môi trƣờng bình đẳng hơn trong lĩnh vực tài chính. Những quy định hiện thời mang tính phân biệt đối xử cần đƣợc đƣa ra trong đàm phán WTO gồm: việc chƣa cho phép thành lập công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài, giấy phép cấp cho ngân hàng nƣớc ngoài chỉ có giá trị 20 - 30 năm, chƣa cho phép mở chi nhánh đầy đủ chức năng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên hoạt động bị kém hiệu quả, việc nhận tiền gửi bằng tiền đồng vẫn bị giới hạn cho đến sau ngày 10/12/2008, vấn đề thuế đối với doanh thu nhận đƣợc từ các dịch vụ hoán đổi

lãi suất và các giao dịch phái sinh khác chƣa đƣợc làm rõ. Theo BTA, chỉ có các tổ chức tài chính có vốn đầu tƣ của Mỹ đƣợc cấp thẻ tín dụng trên cơ sở quy chế đối xử quốc gia sau ngày 10/12/2008, ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc mở các điểm giao dịch khác, trong khi đó ngân hàng trong nƣớc đƣợc phép mở chi nhánh ở bất cứ nơi nào họ muốn, mức tín dụng hiện đƣợc quy định cho một khách hàng là không quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, nhƣng ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép vƣợt hạn mức này trong một số trƣờng hợp, các sản phầm, dịch vụ ngân hàng chƣa đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định thì xem nhƣ bị cấm.

Vẫn biết rằng sẽ khó đƣợc Mỹ chấp nhận thoả thuận nhƣ mặt bằng của Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ, nhƣng trong quá trình đàm phán, Việt Nam phải kết hợp vừa đấu tranh, vừa thuyết phục để đạt đƣợc thoả thuận ở mức mà nền kinh tế Việt Nam chấp nhận đƣợc. Doanh nghiệp Mỹ rất mạnh về dịch vụ và hàng nông sản. Đó chính là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam nên khi đàm phán cũng gặp rất nhiều vấn đề nhạy cảm.

- Đàm phán Việt Nam - Nhật Bản (chưa kết thúc):

Các yêu cầu trong đàm phán mà phía Nhật đƣa ra là không cao, mà có tính đến mọi điều kiện về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhƣng WTO là một tổ chức thƣơng mại - nơi các thành viên luôn tìm kiếm và mƣu cầu quyền lợi riêng của mình. Các yêu cầu mà mỗi nƣớc đƣa đối với nƣớc đang đàm phán thƣờng đƣợc dựa trên lợi ích của các công ty nƣớc họ.

Quá trình đàm phán giữa Việt Nam và Nhật Bản còn một số lĩnh vực hai bên chƣa tiếp cận đƣợc với nhau, đó là:

+ Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá. Việt Nam đƣa ra mức thuế là

hoá..Tất nhiên, chúng ta sẽ còn tiến hành nhiều vòng đàm phán để đƣa ra đƣợc một tỷ lệ hợp lý mà hai bên cùng chấp nhận.

+Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây là lĩnh vực mà phía Nhật Bnả rất chú

trọng và quan tâm. Hiện nay Việt Nam đã ra một đạo luật về vấn đề sở hữu trí tuệ, nhƣng còn nhiều điều phía Nhật cho là chƣa hợp lý. Ví dụ, mức phạp 1 tỷ đồng đối với các công ty vi phạm sở hữu trí tuệ là quá thấp. Họ yêu cầu Việt Nam sửa đổi lại sắc luật này, sao cho mức phạt phải lớn hơn lợi ích mà các công ty thu đƣợc từ việc sao chép. Nếu không, tệ nạn này sẽ không bao giờ ngăn chặn đƣợc.

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 50 - 55)