Tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 85 - 87)

năng lực cạnh tranh trên thị trường

Nỗi lo hiện nay đối với các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân, là không có đủ khả năng để trụ lại đƣợc trong cuộc cạnh tranh với các công ty nƣớc ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trƣờng nhiều hơn. Do đó, nhà nƣớc cần có giải pháp sắp xếp, hỗ trợ các doanh nghiệp theo các nội dung sau:

- Triển khai các nghiên cứu xác thực đánh giá khả năng cạnh tranh của từng ngành để phân bổ đầu tƣ có hiệu quả; đồng thời, tạo đƣợc các điều kiện kỹ thuật và pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao nội lực và khả năng thích ứng với các điều kiện cạnh tranh quốc tế.

- Đầu tƣ phải đƣợc phân bổ cho các ngành mà khả năng cạnh tranh quốc tế hiện tại đủ mạnh, có thể duy trì lâu dài, hoặc vào những ngành mà nhờ vào lợi thế so sánh nhƣ lao động rẻ hoặc giàu tài nguyên thiên nhiên (những ngành sử dụng nguyên liệu nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp mà ta có ƣu thế) có khả năng đối mặt đƣợc với những thách thức hội nhập.

- Trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có lợi thế, có thị trƣờng và có khả năng cạnh tranh, tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lƣợc, quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ, địa phƣơng.

- Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc, tập trung kiện toàn nâng cao hiệu quả của các tổng công ty, đồng thời đẩy nhanh thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc. Mở rộng các phƣơng thức kinh doanh nhƣ thị trƣờng giao dịch kỳ hạn, buôn bán qua mạng; phát triển thị trƣờng bất động sản.

- Củng cố, phát triển các doanh nghiệp theo hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế: Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc, và chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu hàng hoá. Hiện nay, vấn đề xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu, đặc biệt là trên các thị trƣờng nƣớc ngoài. Việc đăng ký thƣơng hiệu và bảo vệ thƣơng hiệu là công việc của doanh nghiệp, nhƣng để tiến hành công việc này có hiệu quả, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nƣớc, nhất là việc đăng ký thƣơng hiệu ở các thị trƣờng nƣớc ngoài. Vì vậy, để chuẩn bị gia nhập WTO, Nhà nƣớc cần phải: Xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ và thuận lợi hơn liên quan đến thƣơng hiệu; Tích cực tham gia các công ƣớc, thoả thuận quốc tế liên quan nhãn hiệu hàng hoá.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp. Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành công trong những năm vừa qua, nhƣng kinh nghiệm, cũng nhƣ am hiểu thị trƣờng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp. Điều này đã gây ra nhiều trở lực cũng nhƣ thua thiệt trong kinh doanh với các đối tác có bề dày kinh nghiệm. Các bộ, ngành, đặc biệt là các cơ quan ngoại giao và thƣơng vụ Việt Nam ở nƣớc ngoài cần phải tích cực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về pháp luật, thị trƣờng, thị hiếu, yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu.... của các nƣớc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan đại

chức các chiến dịch quảng cáo, triển lãm hàng Việt Nam. Mặt khác, cần đẩy mạnh, khuyến khích phát triển các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. Các hiệp hội này vừa hỗ trợ nhau trong xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam, vừa góp phần xử lý có hiệu quả các vụ kiện, các tranh chấp thƣơng mại với các đối tác nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 85 - 87)