Lộ trình đàm phán đa phương

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 38 - 50)

Nộp đơn gia nhập từ tháng 1/1995, đến nay, Việt Nam đã trải qua 9 phiên đám phán đa phƣơng tại trụ sở WTO (Genevơ, Thuỵ Sỹ).

Tiến trình gia nhập của Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn cụ thể nhƣ sau:

Giai đoạn 1: Nộp đơn xin gia nhập.

Tháng 1/1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO.

Đến 31/1/1995, Ban Công tác về việc gia nhập của Việt Nam đƣợc thành lập gồm 38 quốc gia và lãnh thổ thành viên là Argentina, Australia, Brazil, Brunei, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Croatia, Cuba, Cộng hũa Dominica, Ai Cập, EU và cỏc nƣớc thành viên, Honduras, lónh thổ Hong Kong thuộc Trung Quốc, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Cộng hũa

Na Uy, Panama, Paraguay, Philippines, Romania, Singapore, Thụy Sĩ, lónh thổ Đài Bắc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Uruguay do ông Seung Ho (Hàn Quốc) làm chủ tịch.

Giai đoạn 2: Gửi “Bị vong lục về chế độ ngoại thƣơng Việt Nam” tới Ban Công tác.

Tháng 8/1996, “Việt Nam hoàn thành “Bị Vong lục về Chế độ ngoại thƣơng Việt Nam” và gửi tới Ban thƣ ký WTO để luân chuyển tới các thành viên của Ban Công tác xem xét” [64, 16].

Bản Bị Vong lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các thông tin chi tiết về các chính sách liên quan tới thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam .

Giai đoạn 3:Minh bạch hoá chính sách thƣơng mại.

Đây là giai đoạn hỏi trả lời, giải trình, minh bạch hoá chính sách kinh tế thƣơng mại của Việt Nam.

Sau khi nghiên cứu về “Bị Vong lục về Chế độ ngoại thƣơng Việt Nam” nhiều thành viên đặt ra câu hỏi yêu cầu trả lời để hiểu rõ chính sách, bộ máy quản lý, thực thi chính sách của Việt Nam.

Ban Công tác tổ chức các phiên họp tại trụ sở WTO để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam trực tiếp giải thích các chính sách. Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn minh bạch, làm rõ chính sách thƣơng mại.

Mặc dù vậy, trong WTO, việc làm rõ chính sách là quá trình liên tục. Không chỉ có các nƣớc đang xin gia nhập phải tiến hành công việc này mà

ngay cả các thành viên chính thức cũng phải thƣờng xuyên cung cấp thông tin giải thích chính sách của mình.

Trong giai đoạn này Việt Nam đã tiến hành các phiên đàm phán sau: Phiên thứ 1 vào tháng 7 năm 1998;

Phiên thứ 2 vào tháng 12 năm 1998; Phiên thứ 3 vào tháng 7 năm 1999; Phiên thứ 4 vào tháng 11 năm 2000.

Các phiên họp này tập trung trả lời các câu hỏi của các thành viên Ban Công tác về minh bạch hoá chính sách kinh tế thƣơng mại [17, tr.39].

Việt Nam đã trả lời nhiều câu hỏi nhằm làm rõ nội dung chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của Việt Nam đồng thời cung cấp nhiều thông tin khác theo các biểu mẫu do WTO quy định về hỗ trợ, trợ cấp trong công - nông nghiệp, các doanh nghiệp có đặc quyền, các biện pháp đầu tƣ không phù hợp với quy định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ...

Kết thúc phiên 4, Ban Công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hoá chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trƣờng.

Nhƣ vậy, qua 4 phiên đầu tiên (từ tháng 7/1998 đến tháng 11/2000), Việt Nam đã kết thúc cơ bản giai đoạn “minh bạch hoá chính sách thƣơng mại”, với việc nhận và trả lời hơn 1.500 câu hỏi của các thành viên trong Nhóm công tác và đƣợc đánh dấu bằng bản “Đánh giá tóm lƣợc” do Ban thƣ ký WTO tổng hợp lại tháng 9/2001.

Gia nhập WTO có nghĩa là Việt Nam đƣợc quyền tiếp cận thị trƣờng của tất cả các thành viên khác trên cơ sở các nguyên tắc của WTO. Để đƣợc hƣởng thuận lợi này, Việt Nam cũng phải cam kết chấp nhận các nguyên tắc đa biên, đồng thời giảm mức bảo hộ của mình bằng việc đƣa ra cam kết về mức thuế suất thuế nhập khẩu tối đa áp dụng đối với hàng hoá bên ngoài và có lộ trình loại bỏ các hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lƣợng nhƣ cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu hay cấp phép hạn chế nhập khẩu một cách tuỳ tiện.

Mặt khác, Việt Nam cũng phải mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực dịch vụ với những điều kiện thông thoáng hơn. Những lĩnh vực dịch vụ Việt Nam phải mở cửa là: dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ xây dựng, dịch vụ vận tải...

Mức độ mở cửa của thị trƣờng đƣợc xác định thông qua đàm phán song phƣơng với tất cả các thành viên quan tâm tới thị trƣờng của Việt Nam.

Trƣớc hết Việt Nam đƣa ra những bản chào ban đầu về mở cửa thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ để thăm dò phản ứng của các thành viên khác. Trên cơ sở đó, các thành viên yêu cầu Việt Nam phải giảm bớt mức độ bảo hộ ở một số lĩnh vực. Việt Nam sẽ xem xét yêu cầu của họ và nếu chấp nhận đƣợc thì có thể đáp ứng hoặc đƣa ra mức bảo hộ thấp hơn một chút. Quá trình đàm phán nhƣ vậy tiếp diễn cho tới khi mọi thành viên đều chấp nhận với mức độ mở cửa của thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ của ta.

Giai đoạn này Việt Nam đã thực hiện đƣợc các phiên sau: Phiên thứ 5 vào tháng 4/2002.

Phiên thứ 6 và tháng 5/2003. Phiên thứ 7 tháng 12/2003. Phiên thứ 8 tháng 6/2004.

Phiên thứ 9 tháng 12/2004.

Đầu năm 2002, Việt Nam đã gửi Bản chào ban đầu về thuế quan và Bản chào ban đầu về dịch vụ tới WTO. “Bản chào ban đầu về hàng hoá đƣa ra cam kết 96% số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu với mức thuế suất trung bình 27,8% (thuế suất hàng nông nghiệp là 32%, phi nông nghiệp là 27,1%). Bản chào về dịch vụ gồm 9 ngành và 78 phân ngành”[64, tr.17].

Bắt đầu từ phiên họp 5 của Ban Công tác, Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phƣơng với một số thành viên của Ban Công tác. Việc đàm phán đƣợc tiến hành với từng nƣớc thành viên yêu cầu đàm phán, về toàn bộ và từng nội dung nói trên cho tới khi kết quả đàm phán thoả mãn mọi thành viên WTO.

- Nội dung đàm phán tại các phiên đàm phán đa phương thứ 5, thứ 6, thứ 7:

Trong các phiên 5, 6, 7, Cơ quan đàm phán đã cung cấp cho Ban Thƣ ký chƣơng trình xây dựng pháp luật để thực hiện các hiệp định của WTO, bản hiện trạng chính sách thƣơng mại (FS), chƣơng trình hành động thực hiện việc kiểm dịch (SPS), chƣơng trình hành động thực hiện hiệp định hải quan (CVA), chƣơng trình hành động thực hiện hiệp định các rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại (TBT), thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP), chính sách và trợ cấp nông nghiệp (ACC4), Chƣơng trình hành động thực hiện Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT), trợ cấp công nghiệp, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc, biểu thuế hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan đến các quy chế của WTO.

Trƣớc phiên thứ 6, Việt Nam đã cung cấp bản chào sửa đổi lần thứ 2 tiếp tục giảm thuế và mở cửa thị trƣờng dịch vụ với mức thuế nhập khẩu trung bình là 26,5%.

Tại phiên 6, các bên đàm phán ủng hộ quan điểm Việt Nam là nƣớc đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Một số thành viên đồng ý lấy mức cam kết trong bản chào của Việt Nam về dịch vụ là cơ sở cho đàm phán song phƣơng, riêng bản chào về hàng hoá, một số thành viên đã yêu cầu cần sửa đổi.

Cũng tại phiên 6, Việt Nam đã tổ chức phiên đàm phán đa phƣơng chính thức đầu tiên về lĩnh vực nông nghiệp, với sự tham gia của 10 nƣớc. Việt Nam đã làm rõ các chính sách về nông nghiệp trong Bản thông báo hỗ trợ trong nƣớc đối với nông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu nông sản ACC4.

Tại phiên thứ 7, Việt Nam đã đƣa ra bản chào lần thứ 3 giảm mức thuế nhập khẩu trung bình thêm 4,5% xuống còn 22%. Về dịch vụ, chúng ta chào 10 ngành và 90 phân ngành. Các nƣớc đã nhất trí đi vào thảo luận dự thảo báo cáo của Việt Nam, đây là tài liệu quan trọng để chuẩn bị cho báo cáo kết nạp. Các thành viên WTO cũng tập trung góp ý cho bản “các yếu tố của dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO” (EDR) và đều cho rằng việc chuyển sang thảo luận bản EDR là một bƣớc tiến quan trọng trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

- Nội dung Phiên đàm phán thứ 8 (tháng 6/2004):

Chủ đề chính của phiên 8 vẫn tiếp tục tập trung vào các vấn đề mở cửa thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ.

Trong các tài liệu gửi Ban thƣ ký WTO để chuẩn bị cho phiên 8, Việt Nam cam kết thực hiện tất cả các nghĩa vụ quy định trong tất cả các hiệp định của WTO. Đầu tiên là nghĩa vụ MFN (nguyên tắc tối huệ quốc, không phân biệt đối xử), theo đó, Việt Nam xác nhận sẽ tuân thủ nguyên tắc MFN sau khi gia nhập đối với cả thƣơng mại hàng hoá và thƣơng mại dịch vụ. Cam kết

thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa trong nƣớc và ngoài nƣớc trừ một vài nghĩa vụ trong Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (SPS).

Phiên thứ 8 cũng tập trung vào nội dung bản chào hàng hoá và dịch vụ lần thứ 4 mà Việt Nam đã gửi tới Genevơ từ tháng 2/2004 (nhƣ mở cửa lĩnh vực ngân hàng, viễn thông và lộ trình cắt giảm thuế quan...). Bản chào này bao gồm các cam kết về cắt giảm thuế quan xuống mức bình quân 18% (thấp hơn 4% so với bản chào lần trƣớc) và đƣa ra lộ trình mở cửa dịch vụ của 10 lĩnh vực và gần 100 mặt hàng. Các cam kết trong bản chào này đƣợc xem là tƣơng đƣơng, thậm chí cao hơn cam kết của một số quốc gia thành viên cũng nhƣ một số nƣớc mới gia nhập.

Trong lĩnh vực thuế quan, Việt Nam đã đƣa ra cam kết ràng buộc gần nhƣ toàn bộ biểu thuế, chỉ trừ một số dòng thuế xăng dầu. Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết chuyển phụ thu (ODC) đối với hàng nhập khẩu vào thuế nhập khẩu.

Về các biện pháp phi thuế quan, các cam kết đƣa ra là bãi bỏ toàn bộ giấy phép mang tính hạn chế nhập khẩu và các biện pháp hạn chế định lƣợng khác đối với hàng nhập khẩu từ thời điểm gia nhập WTO. Riêng với thuốc lá, sẽ bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu ngay tại thời điểm gia nhập

Số nhóm mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan cũng đƣợc giảm xuống 6 so với 13 nhóm trong bản chào trƣớc.

Về lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã có bƣớc tiến đáng kể trong cam kết dịch vụ bao gồm khoảng 90 phân ngành của mình. Cam kết của Việt Nam đã bằng, thậm chí cao hơn cam kết của một số nƣớc mới gia nhập WTO. Những tiến bộ lớn đƣợc thể hiện trong nhiều ngành dịch vụ quan trọng nhƣ dịch vụ

dịch vụ, kể cả một số phân ngành có ý nghĩa thƣơng mại quan trọng, cam kết của Việt Nam đã ở mức tự do hoàn toàn. Việt Nam cũng đã loại bỏ miễn trừ tối huệ quốc (MFN) đối với dịch vụ tài chính và cam kết mở cửa thị trƣờng bình đẳng cho các thành viên WTO ngay khi gia nhập.

Về chương trình hành động lập pháp, Việt Nam đã đƣa ra danh mục sửa

đổi bổ sung và sẽ ban hành mới 36 văn bản, bao gồm luật và pháp lệnh có liên quan đến quá tình gia nhập WTO nhƣ: Luật thƣơng mại, Luật cạnh tranh, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh chống bán phá giá...Các thành viên WTO cũng yêu cẩu Việt Nam tiếp tục tăng cƣờng lộ trình xây dựng luật để đến cuối năm 2005 phải thông qua các văn bản luật và pháp lệnh có liên quan đến nghĩa vụ thành viên WTO.

Các cam kết khác liên quan tới việc định giá hải quan, rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại, kiểm dịch động thực vật, các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại, sở hữu trí tuệ, Việt Nam sẽ thực hiện ngay khi gia nhập mà không yêu cầu một giai đoạn chuyển tiếp nào. Về trợ cấp xuất khẩu nông sản, Việt Nam cam kết loại bỏ trợ cấp với cà phê ngay sau khi gia nhập, còn với các sản phẩm khác (nhƣ gạo, thịt lợn, rau quả) sẽ loại bỏ trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập.

Việt Nam sẽ đƣa ra lộ trình cho phép dành quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngay sau khi gia nhập, sẽ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo và các doanh nghiệp liên doanh trong đó vốn nƣớc ngoài chiếm không quá 49% đƣợc tham gia xuất khẩu - nhập khẩu. Chậm nhất vào 1/1/2008, quyền này cũng sẽ trao cho các liên doanh trong đó vốn nƣớc ngoài chiếm không quá 51%. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, thời điểm này sẽ là 1/1/2009.

Các thành viên WTO cũng tập trung góp ý cho bản “các yếu tố của dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO” (Elements of the Draff Working Party Report - EDR) và ủng hộ phiên sắp tới có thể chuyển từ thảo luận bản EDR sang thảo luận bản dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

Ngoài phiên đa phƣơng, đoàn Việt Nam cũng đã tiến hành khoảng 20 phiên đàm phán song phƣơng với 17 thành viên trong thời gian từ ngày 9/6 đến 18/6/2004 bao gồm: EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Paraguay ....Các thành viên đã tiến hành đàm phán mở cửa thị trƣờng với Việt Nam, trong đó tập trung vào lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ. Việt Nam đã tiến hành thủ tục ký tắt bản “Thoả thuận kết thúc đàm phán song phƣơng” với Cu Ba và gần kết thúc đàm phán song phƣơng với một số nƣớc khác.

Cũng trong phiên đa phƣơng thứ 8 này, 19 thành viên WTO đã tham gia phát biểu và đều khẳng định ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO, ghi nhận những chuyển biến tích cực trong xây dựng và cải cách chính sách kinh tế. Các nƣớc cũng đánh giá cao về khối lƣợng và chất lƣợng công việc mà Việt Nam đã thực hiện để hoàn thành bộ tài liệu chuyển cho Ban thƣ ký WTO nhằm phục vụ cho phiên 8. Đáng chú ý là các đối tác đều ủng hộ quan điểm Việt Nam là nƣớc đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy cam kết dành cho Việt Nam một số ƣu đãi phù hợp với quy định của WTO.

Kết thúc phiên đa phƣơng, Chủ tịch Ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO đánh giá: “Phiên đàm phán thứ 8 đã tiến gần hơn rất nhiều tới mục tiêu

gia nhập WTO của Việt Nam và từ phiên thứ 9 bắt đầu chuyển sang thảo luận nội dung của bản dự thảo báo cáo về các cam kết đa phƣơng”[38, tr.6].

- Nội dung phiên đàm phán thứ 9 (tháng 12 năm 2004):

Nét mới tại phiên thứ 9 này là Việt Nam cùng các nƣớc sẽ đàm phán trực tiếp vào nội dung bản dự thảo báo cáo về các cam kết đa phƣơng của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Phiên làm việc này gồm 3 phần. Phần đầu, các nƣớc thành viên cùng Việt Nam rà soát dự thảo báo cáo của Ban Công tác về vấn đề Việt Nam gia

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)