Đổi mới về nhận thức, tạo sự thống nhất trong xã hộ

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 74 - 76)

Nhận thức không đầy đủ hiện đang cản trở Việt Nam gia nhập WTO, trƣớc hết là tƣ tƣởng bảo hộ quá mức dƣới nhiều hình thức. Những ngƣời bảo trợ cho quan điểm này chủ trƣơng - Việt Nam sẽ gia nhập WTO nhƣng với mức bảo hộ cao, lộ trình kéo dài, diện ngành mở cửa hẹp.. Lý do mà họ đƣa ra là phải có một hàng rào bảo hộ kéo dài đủ cho các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian trƣởng thành, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, nếu không các doanh nghiệp này sẽ bị phá sản, dẫn tới tình trạng thất nghiệp - mất ổn định xã hội.

Quan điểm này có chỗ hợp lý là cần phải bảo hộ một số ngành có lựa chọn với một thời gian và điều kiện nhất định, và có sự cần thiết phải hạn chế đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, nếu mở rộng những ngành bảo hộ, hạn chế đầu tƣ nƣớc ngoài quá mức, thì sẽ vi phạm các nguyên tắc của WTO. Do vậy mức bảo hộ và hạn chế không thể quá mức. Phải lấy mức cam kết của các nƣớc mới gia nhập WTO có quy mô và trình độ phát triển nhƣ nƣớc ta để xem xét và cân nhắc, chứ không thể lấy yêu cầu bảo hộ của các doanh nghiệp trong nƣớc làm tiêu chuẩn.

Những thiên kiến đối với thị trƣờng cũng là một cản trở quan trọng đối với việc gia nhập và thực hiện các cam kết với WTO. Ở nƣớc ta tâm lý lo ngại

chính sách các cấp. Tâm lý lo ngại này dẫn đến tình trạng thu hẹp tác động và phạm vi hoạt động của thị trƣờng, gia tăng sự can thiệp của nhà nƣớc vào thị trƣờng. Do vậy, các quan hệ thị trƣờng ở Việt Nam bị làm méo mó, cơ chế thị trƣờng tác động yếu, các loại thị trƣờng cơ bản không phát triển đƣợc - Vai trò động lực phát triển của thị trƣờng bị hạn chế. Thực tế ở nƣớc ta cho thấy, có những thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ ít bị nhà nƣớc can thiệp thì lại phát triển tƣơng đối hoàn thiện nhƣ thị trƣờng lƣơng thực, thực phẩm, trong khi đó có thị trƣờng do doanh nghiệp nhà nƣớc độc quyền kinh doanh nhƣ thị trƣờng xi măng, thị trƣờng sắt thép,... đều đang có những vấn đề không dễ giải quyết. Không ai phủ nhận vai trò can thiệp của nhà nƣớc, nhƣng nhà nƣớc chỉ can thiệp để sửa chữa những khiếm khuyết của thị trƣờng, chứ không làm thay thị trƣờng.

Những thiên kiến và phân biệt đối với khu vực tƣ nhân cũng cần đƣợc tháo ngỡ. Các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế hiện nay chủ yếu là các công ty thuộc khu vực tƣ nhân, do vậy nếu nƣớc ta không xoá bỏ những phân biệt đối xử đối với khu vực tƣ nhân trên thực tế và thực sự khuyến khích hỗ trợ khu vực này phát triển vƣơn ra thị trƣờng thế giới, thì nƣớc ta sẽ rơi vào tình thế bất lợi khi gia nhập WTO, vì khi đó các công ty nhà nƣớc của ta hoạt động kém hiệu quả sẽ phải tham gia cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh của nƣớc ngoài...Hơn nữa, một nguyên tắc quan trọng của WTO là “đối xử quốc gia” đòi hỏi nƣớc ta không những phải bãi bỏ những phân biệt đối xử giữa các công ty trong nƣớc với công ty nƣớc ngoài, mà còn giữa các công ty trong nƣớc với nhau.

Quan niệm về nội lực và ngoại lực cũng đã thay đổi. Một khi Việt Nam tham gia WTO, thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế đã liên thông thống nhất, thì các công ty nƣớc ngoài vào đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam không thể xem họ đơn giản là ngoại lực, các công ty của ta sang Mỹ kinh doanh cũng không thể

xem họ chỉ là nội lực. Trong điều kiện hội nhập WTO, tức là hội nhập kinh tế toàn cầu thì nội lực và ngoại lực có mối quan hệ chặt chẽ, khó có thể tách biệt hoàn toàn. Vấn đề đặt ra là nƣớc ta phải biết cách chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, tận dụng các nguồn lực một cách hiệu quả cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 74 - 76)