Xây dựng chương trình, phương thức đàm phán phù hợp, đảm bảo thu được nhiều lợi ích nhất cho nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 79 - 82)

bảo thu được nhiều lợi ích nhất cho nền kinh tế Việt Nam

WTO là tổ chức có hệ thống luật lệ, quy định hết sức phức tạp, nhƣng việc thực hiện các luật lệ, quy định lại chủ yếu dựa vào khả năng đàm phán. Vì vậy, nƣớc gia nhập WTO không đồng nghĩa với việc đƣơng nhiên đƣợc hƣởng lợi ích từ WTO, mà chỉ có nghĩa là có cơ hội đàm phán để đạt đƣợc lợi ích. Để có thể có đƣợc lợi ích thông qua đàm phán đòi hỏi Việt Nam phải có chƣơng trình, chiến lƣợc đàm phán phù hợp thực trạng nền kinh tế Việt Nam.

Giải pháp cụ thể để xây dựng chƣơng trình, chiến lƣợc đàm phán đảm bảo quá trình gia nhập WTO mang lại lợi ích lớn nhất cho nƣớc ta nhƣ sau:

Một là, có sự thống nhất về phƣơng án đàm phán giữa các bộ, ngành.

Một trong yếu tố quyết định thành công tại bàn đàm phán là sự thống nhất về phƣơng án đàm phán giữa các bộ, ngành, tức sự nhất trí về mức độ có thể nhân nhƣợng ở từng phạm vi cam kết trong quá trình tổng hợp phƣơng án đàm phán, xác định vị thế đàm phán của quốc gia. Do đó, cơ quan điều phối liên bộ mà hiện nay là Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế cần nỗ lực và thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tổng hợp phƣơng án đàm phán. Mâu thuẫn về tiếp cận thị trƣờng trong các lĩnh vực nhỏ có sự trùng lắp hoặc liên quan chức năng giữa các bộ, ngành phải đƣợc giải quyết thông qua đối thoại một cách hệ thống và dân chủ giữa các bộ liên quan. Đồng thời, các bộ và các nhóm lợi ích khác nhau trong nƣớc phải vƣợt qua đƣợc những lợi ích cục bộ của mình nhằm xây dựng và bảo vệ những lợi ích cơ bản của đất nƣớc, quyết tâm thu đƣợc kết quả đàm phán tốt nhất.

Hai là, trong đàm phán phải có chiến thuật hợp lý để giành đƣợc những

Trong điều kiện của nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiên đại hoá, Việt Nam cần ra sức đàm phán để tận dụng những điều khoản ngoại lệ của WTO dành cho các nƣớc đang phát triển nhƣ: Các ngành công nghiệp non trẻ có thể vửa duy trì mức thuế cao hợp lý, vừa áp dụng các biện pháp hành chính nhƣ giấy phép, hạn ngạch,... theo thời hạn cho phép một cách thích hợp; Vận dụng điều khoản WTO cho phép các nền kinh tế đang phát triển kéo dài thời hạn cắt giảm thuế quan để áp dụng chế độ thuế linh hoạt đối với các ngành công nghiệp trong nƣớc; Vận dụng điều khoản về đảm bảo và cân bằng thu nhập ngoại hối để thực hiện các biện pháp bảo hộ khẩn cấp đối với nền kinh tế quốc dân khi rơi vào tình trạng mất cân bằng thƣơng mại và mất cân bằng thu - chi bằng biện pháp hạn chế nhập khẩu.

Ba là, phải thu thập và nghiên cứu đầy đủ về đối tác đàm phán để quyết

định mức độ và chiến lƣợc “mặc cả”.

Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học từ sự nghiên cứu kinh nghiệm thành công và thất bại trong đàm phán của các nƣớc đang phát triển mới gia nhập. Chúng ta cần đối chiếu những cam kết và nhân nhƣợng của nƣớc khác với cam kết của ta và đánh giá mức độ có thể nhân nhƣợng của ta.

Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO, vậy mức cam kết tự do hoá thƣơng mại đến đâu thì phù hợp với nƣớc ta. Chúng ta có thể đƣa ra phƣơng thức và mức độ đàm phán là giảm dần cả hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan tới mức phù hợp với mức các nƣớc đang phát triển đã đƣa ra để đàm phán. Có thể lấy mức cam kết của một vài nƣớc đang phát triển mới gia nhập WTO trong 2 năm gần đây để gia giảm, điều chỉnh trong đàm phán.

Bốn là, tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền về việc gia nhập WTO của Việt Nam.

Gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới có tác động rất lớn đến nền kinh tế, cho nên Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hơn nữa công tác tƣ tƣởng, tuyên truyền phổ biến sâu rộng về hội nhập kinh tế nói chung, gia nhập WTO nói riêng, đặc biệt là phải làm cho mỗi ngƣời dân, các doanh nghiệp hiểu và nắm vững nội dung cũng nhƣ lộ trình hội nhập; nắm đƣợc những thời cơ cũng nhƣ thách thức để chủ động tận dụng cũng nhƣ vƣợt qua.

Ngoài ra, dƣ luận cần biết nhiều hơn về các kỹ thuật đàm phán để biết rằng chúng ta đang thành công hay đang thất bại trên bàn đàm phán. Báo chí nên đăng tải nhiều hơn ý kiến các chuyên gia về các kỹ thuật đàm phán gia nhập WTO. Điều này sẽ khiến dƣ luận trong nƣớc có cái nhìn sâu hơn và bình tĩnh hơn về WTO cũng nhƣ những thách thức mà chúng ta đang đối mặt.

Việc công bố, phổ biến kịp thời và hƣớng dẫn cho công chúng đặc biệt là doanh nghiệp các kết quả đàm phán để họ hiểu và vận dụng đƣợc các kết quả đó và thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế. Điều này không chỉ nâng cao sự chuẩn bị hội nhập mà quan trọng hơn, tạo ra sự đồng thuận, tránh đƣợc sự phản ứng trong nƣớc khi xin phê duyệt gia nhập cuối cùng và những biến động xã hội khi đã là thành viên của WTO.

Năm là, xây dựng đội ngũ đàm phán có trình độ chuyên môn và tâm

huyết.

Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách đàm phán về WTO. Những ngƣời tham gia đàm phán không chỉ có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc các hiệp định, cam kết của WTO, thông thạo ngoại ngữ mà còn phải có năng lực đàm phán và thực sự tâm huyết. Quan trọng hơn, phải hạn chế việc thay thế ngƣời thƣờng xuyên bởi quá trình đàm phán đòi hỏi sự theo dõi sát sao các động thái của WTO, của các nƣớc thành viên WTO và những thay đổi chính sách trong nƣớc và các kết quả đàm phán đã đạt đƣợc. Điều này cũng giúp xây dựng thiện chí và chữ tín với các đối tác đàm phán. Chính

vì vậy, các bộ, ngành cần lựa chọn chính xác ngƣời cho đàm phán gia nhập WTO và có thể cần đến sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo các đàm phán viên cho Việt Nam.

Sáu là, coi trọng đàm phán với các đối tác lớn nhƣng cũng không đƣợc

xem thƣờng các đối tác nhỏ.

Cần phải hiểu thực chất việc gia nhập WTO là Việt Nam phải đạt đƣợc thoả thuận với từng thành viên WTO, chứ không phải là thoả thuận với WTO nói chung.

Theo quy định của WTO khi ra đại hội đồng bỏ phiếu, mỗi nƣớc cần ít nhất 2/3 số phiếu đồng ý mới đƣợc gia nhập, trong đó tất cả các nƣớc lớn phải đồng ý. Vì vậy, Việt Nam phải hoàn tất đàm phán với tất cả các nƣớc có yêu cầu, đặc biệt là các nƣớc lớn đồng thời một kinh nghiệm chi ra rằng, nếu chúng ta bỏ qua một số đối tác nhỏ thì rất dễ bị gây khó dễ và tiến trình gia nhập có thể bị kéo dài.

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 79 - 82)