Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 60 - 66)

Quá trình chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh đó nó vẫn bộc lộ nhiều vấn đế đặt ra cần phải giải quyết nhƣ sau:

Một là, xét trên tổng thể, môi trường pháp lý chưa thật phù hợp với quy định của WTO.

Hệ thống pháp luật của nƣớc ta vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng so với các quy định của WTO. Nhiều nội dung của một số luật hiện hành chƣa phù hợp với các nguyên tắc của WTO và chậm đƣợc điều chỉnh, bổ sung.

Luật pháp còn chƣa chặt chẽ, còn chồng chéo, có thể vận dụng khác nhau do đƣợc thiết kết để phục vụ quá nhiều mục tiêu. Chẳng hạn, có nhiều mức thuế, nhiều quy định ƣu đãi, miễn giảm, nhiều mức áp giá để tính thuế v.v.. làm cho việc thực hiện luật trở nên phức tạp, dễ vận dụng tuỳ tiện, ƣu đãi doanh nghiệp này gây khó khăn cho doanh nghiệp khác, tình trạng quan liêu trong bộ máy hành chính chậm đƣợc khắc phục.

Các thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ (nhƣ quyết định về thuế suất thuế nhập khẩu đối với phụ tùng xe máy, phụ tung xe ô tô) có những thay đổi đột ngột làm cho môi trƣờng kinh doanh của nƣớc ta trở nên khó dự đoán, thiếu tính ổn định, gây tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, giảm năng lực cạnh tranh quốc gia trong thu hút vốn đầu tƣ.

Quá trình cải cách tƣ pháp đang đƣợc tiến hành nhƣng tốc độ vẫn còn chậm, chƣa toàn diện và hiệu quả chƣa cao.

Hai là, lĩnh vực lao động và việc làm sẽ bị biến động, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội có nguy cơ tăng lên.

Khi gia nhập WTO, lĩnh vực lao động và việc làm sẽ có nhiều biến động. Sự mở cửa, hội nhập sẽ tạo cơ hội cho đội ngũ lao động trẻ, có sức khoẻ, học vấn và tay nghề cao đƣợc trọng dụng. Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, chuyển mục đích kinh doanh sẽ gây ra tình trạng dôi dƣ nhân công tạm thời. Những ngƣời kém tay nghề hoặc không qua đào tạo ở một số ngành sẽ bị loại. Điều này có nguy cơ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo gây ra tác động tiêu cực trong xã hội.

Ba là, Việt Nam có nguy cơ phải chấp nhận những cam kết mở cửa thị trường cao hơn các thành viên khác.

Theo cách đàm phán hiện nay, Việt Nam phải đƣa ra những cam kết song phƣơng với các nƣớc thành viên WTO có vai trò then chốt nhƣ EU, Mỹ, Nhật. Nhƣ thế, ngoài những luật lệ của WTO phải tuân thủ, Việt Nam còn phải chịu ràng buộc đối với những nhân nhƣợng song phƣơng, một loại “WTO+” mà sau này sẽ áp dụng cho mọi thành viên khác.

Chẳng hạn, mọi điều khoản trong các hiệp định đàm phán song phƣơng nếu có cao hơn ràng buộc WTO thì sẽ tự động chuyển thành cam kết của Việt

Nam đến mọi nƣớc khác chứ không chỉ dành riêng cho Mỹ. Ngoài ra, là thành viên gia nhập sau, Việt Nam đang chịu sức ép phải chấp nhận những cam kết giảm thuế, mở cửa thị trƣờng cao hơn các nƣớc thành viên khác. Trong đàm phán song phƣơng với EU, sau này sẽ áp dụng cho mọi thành viên WTO khác, Việt Nam chấp nhận mức thuế trần cho nâng sản nhập khẩu là 24%, mức thuế này thấp hơn mức thuế của hai nƣớc thành viên trong khu vực là Philippines và Thái Lan đến 10%. Hiện thuế nông nghiệp cao nhất của EU là 252%, của Mỹ là 121% và Canada là 120%.

Bốn là, nhiều nước vẫn xem Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường.

Đối với các nền kinh tế chƣa đƣợc công nhận là nền kinh tế thị trƣờng sẽ gặp không chỉ khó khăn trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, mà còn bị phân biệt đối xử ngay trong khuôn khổ của WTO.

Chúng ta có bất lợi lớn so với các nƣớc thành viên khác là một số nƣớc vẫn xem Việt Nam là nƣớc có nền kinh tế “phi thị trƣờng”. Thiếu một quy chế kinh tế thị trƣờng, sản phẩm Việt Nam bán trên các thị trƣờng thế giới rất dễ bị kiện phá giá vì ngƣời kiện không chịu so sánh với giá bán ở Việt Nam mà sẽ dùng mức giá ở đâu đó có lợi cho họ.

Thậm chí, quy chế tối huệ quốc mà bất kỳ nƣớc thành viên WTO nào cũng hƣởng có thể bị Mỹ từ chối đối với Việt Nam vì phụ thuộc vào cái gọi là điều khoảng Jackson-Vanik do Mỹ xem xét hàng năm.

Năm là, nhìn tổng thể, năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp.

Nhìn tổng thể, năng lực cạnh tranh trên cả ba cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ vẫn còn yếu; chƣa phát huy hết tiềm năng sẵn có

và tranh thủ sự hợp tác nhiều mặt với quốc tế. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ là một vấn đề rất bức xúc, vì nhiều doanh nghiệp vẫn chƣa ý thức đƣợc tính chất khốc liệt của cạnh tranh quốc tế, chƣa có các bƣớc chuẩn bị kỹ lƣỡng cho quá trình hội nhập sắp tới. Thêm vào đó bối cảnh chung của quốc tế lại đang có nhiều biến động khó lƣờng. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam lại đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ năng lực cạnh tranh quốc gia thấp.

Theo kết quả của một cuộc điều tra của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam thì chỉ mới có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13, 7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 52,5% doanh nghiệp hoàn toàn chƣa có khả năng xuất khẩu. Đó là chƣa kể đến tỷ lệ các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh ngay trên sân nhà nếu nhƣ thị trƣờng hoàn toàn mở cửa.

Sáu là, tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp.

Theo phân loại của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam đƣợc xếp ở nhóm thấp về tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, về sự quan liêu hành chính và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2001, “chỉ số nhận thức về tham nhũng của Việt Nam ở mức 75/91 nƣớc; chỉ số di sản về tự do kinh tế ở mức 75/91 nƣớc”[73, tr.43]. Tại kỳ họp thứ 4 (tháng 11/2003), Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc (sửa đổi), nhƣng dƣ luận xã hội cho rằng luật này chƣa đáp ứng đƣợc các đòi hỏi bức xúc của thực tiễn hiện nay: chƣa tăng quyền tự chủ, tự hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nƣớc, chƣa xoá bỏ cơ chế bộ chủ quản, cơ chế bao cấp, “xin cho” và các đặc quyền đặc lợi khác.

Bên cạnh việc tồn tại sự can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện tƣợng hình sự hoá các quan hệ dân sự, quan hệ kinh

tế còn tồn tại, cơ quan xét xử, hoà giải, trọng tài đôi lúc còn có những quyết định thiếu khách quan...

Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng tuy đã đạt đƣợc một số kết quả, song vẫn còn tồn tại, chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để nhất là ở những khâu liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp...

Bảy là, hệ thống tài chính - tiền tệ còn nhiều yếu kém, bất cập.

Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực cải cách và có những tiến bộ trên nhiều mặt, nhƣng hệ thống tài chính - tiền tệ ở Việt Nam còn kém phát triển, thiếu sự đa dạng, khả năng tài chính nhỏ bé, không đáp ứng yêu cầu phát triển. Các chỉ tiêu về độ sâu tài chính, dƣ nợ tín dụng trên GDP, các chỉ số chất lƣợng hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại còn thấp so với các nƣớc trong khu vực. Năng lực đánh giá đầu tƣ, trình độ công nghệ của các nghiệp vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế, lạc hậu. Cho đến cuối năm 2003, “tình hình tài chính - tiền tệ vẫn còn là yếu tố thiếu vững chắc, chứa đựng mầm mống có thể gây mất cân đối kinh tế vĩ mô; nổi lên là: nguồn thu ngân sách chƣa vững chắc, tỷ lệ thu nội địa còn thấp; trong hệ thống tài chính - tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tuy có giảm nhƣng vẫn còn cao, nợ chƣa thanh toán trong xây dựng cơ bản khá lớn, việc sử dụng tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn vƣợt quá giới hạn an toàn, lãi suất tín dụng quá cao so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp..”[73, tr.43].

Việc Chính phủ tiếp tục khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ đối với một số doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa phải là giải pháp đầy đủ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngân hàng thƣơng mại. Kinh nghiệm kinh doanh tài chính quốc tế còn ít. Đồng tiền Việt Nam chƣa có giá trị chuyển đổi ngay

cả đối với các giao dịch vãng lai làm hạn chế tốc độ kinh doanh xuất - nhập khẩu.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngƣời có ý tƣởng kinh doanh mới khó tiếp cận với tín dụng. Gần đây, việc phát triển quá nhiều quỹ hỗ trợ đầu tƣ khác nhau dƣới sự quản lý của Bộ Tài chính tạo ra mặt bằng tín dụng không đồng đều cho các doanh nghiệp và có nguy cơ tạo ra một thị trƣờng tiền tệ khập khễnh, ngoài sự kiểm soát thống nhất của Ngân hàng nhà nƣớc.

Thị trƣờng chứng khoán còn quá nhỏ bé, chậm phát triển, chƣa bao gồm những doanh nghiệp quan trọng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hệ thống quỹ đầu tƣ mạo hiểm chƣa phát triển.

Các dịch vụ tài chính phục vụ xuất, nhập khẩu và đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất, nhập khẩu, v.v... còn chậm phát triển. Các dịch vụ về thông tin thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, tiếp thị, triển lãm, hội chợ, khuyến mại, nghiên cứu thị trƣờng, tiếp cận khách hàng, tƣ vấn pháp luật và kinh doanh còn kém phát triển.

Tám là, nhiều cơ quan, doanh nghiệp chưa nhận thức, quan tâm nhiều đến chính sách hội nhập và chưa sẵn sàng tham gia hội nhập.

Hiện nay, nhận thức tƣ tƣởng về các nội dung, bƣớc đi, lộ trình, về sự cần thiết phải hội nhập để phát triển đất nƣớc.... ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phƣơng và doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc nhất quán, “vẫn còn nhiều bàn cãi về vấn đề nên hội nhập nhƣ thế nào. Gắn liền với câu hỏi này là hàng loạt các vấn đề cụ thể vẫn chƣa có đáp án mạch lạc: Tốc độ tự do hoá nên nhƣ thế nào? Phải chăng cần trì hoãn quá trình tự do hoá để các doanh nghiệp hiện tại có thời gian thực hiện cơ cấu lại và chuẩn bị sẵn sàng cho cạnh tranh quốc

tế? Nên hay không nên phân kỳ tự do hoá trên cơ sở căn cứ vào quá trình phát triển các thể chế cần có cho một nền kinh tế thị trƣờng hiện đại?...”[73, tr. 41].

Các cải cách về chính sách thƣơng mại của Việt Nam cho phù hợp với quy định của WTO chƣa đƣợc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nƣớc quan tâm triệt để. Số doanh nghiệp quan tâm đến các chính sách hội nhập và sẵn sàng tham gia hội nhập còn ở mức thấp. Có ý kiến cho rằng: Sẵn sàng gia nhập WTO chủ yếu là ở các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp còn rất mơ hồ và thậm chí không quan tâm đến vấn đề này. “Tâm lý phổ biến của các doanh nghiệp nhà nƣớc là trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc, không muốn vƣơn lên bằng cạnh tranh lành mạnh. Những hạn chế này cũng là một căn nguyên làm tăng thêm nạn tham nhũng và tiêu cực vốn còn đang rất nghiêm trọng trong nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc hiện nay”[73, tr.43].

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)