Một số quan điểm cơ bản về gia nhập WTO của Việt Nam

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 70 - 73)

NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) CỦA VIỆT NAM

3.1. Một số quan điểm cơ bản về gia nhập WTO của Việt Nam Nam

Đứng trƣớc những thay đổi lớn lao về kinh tế, thƣơng mại toàn cầu, Đại hội VII của Đảng ta tiếp tục chủ trƣơng mở rộng hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nƣớc, các tổ chức quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Để tăng cƣờng thu hút nguồn vốn từ nƣớc ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Đảng ta chủ trƣơng khai thông quan hệ giữa các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế nhƣ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)..., mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trƣớc hết ở châu Á - Thái Bình Dƣơng. Một trong những biện pháp quan trọng là “Chúng ta cần tích cực cải thiện hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác, liên doanh với nƣớc ngoài, có nhiều hình thức thích hợp để tận dụng mọi nguồn vốn đầu tƣ, chú trọng phát triển các quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”[22, tr.18].

Theo tinh thần đó, tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO.

Với tầm nhìn chiến lƣợc, nhận thức rõ sự cần thiết đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới trong đó có việc tham gia tổ chức WTO, Văn kiên Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta xác định: “Xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII đã nêu rõ: “tích cực và chủ động

thâm nhập và mở rộng thị trƣờng quốc tế”, “tiến hành khẩn trƣơng, vững chắc việc đàm phán hiệp định thƣơng mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA”.

Tiếp đó Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng ta khẳng định lại là: “tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế của nƣớc ta và đảm bảo thực hiện những cam kết song phƣơng và đa phƣơng nhƣ AFTA, APEC, Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO...”[27, tr.199].

Nhƣ vậy, đây là một chủ trƣơng lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nƣớc ta. Theo quan điểm này hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá nói chung và hội nhập WTO nói riêng là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia sâu vào phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để kết hợp có hiệu quả mọi nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài, mở rộng không gian và môi trƣờng để phát triển, nâng cao thế và lực của nƣớc ta trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Do đó, có thể xác định mục tiêu của hội nhập WTO là phải chủ động nhằm mở rộng thị trƣờng, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trƣớc mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.

Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế đã đề ra 5 quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập là:

- Quán triệt chủ trƣơng đƣợc xác định tại Đại hội IX: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao

hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng”[27, tr.43].

- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo.

- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hộ, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tƣợng, vấn đề, trƣờng hợp, thời điểm cụ thể, vừa phải đề phòng tƣ tƣởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tƣ tƣởng giản đơn, nôn nóng.

- Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nƣớc ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nƣớc, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nƣớc ta tham gia; tranh thủ những ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển và các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng.

- Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nƣớc, cảnh giác với những mƣu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” đối với nƣớc ta.

Quán triệt 5 quan điểm trên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Chúng ta phải quán triệt các nguyên tắc chung sau:

- Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết; kiên trì, bền bỉ điều chỉnh lại hệ thống cơ chế chính sách cho phù hợp với những quy tắc và chuẩn mực quốc tế, thích ứng với những điều kiện cụ thể của đất nƣớc; có những nhƣợng bộ cần thiết

tới mức có thể chấp nhận đƣợc phù hợp với trình độ của nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi; cố gắng đạt đƣợc những ƣu đãi cần thiết về mức độ và thời gian thực hiện cam kết mở cửa thị trƣờng mà WTO dành cho các nƣớc đang phát triển; vận dụng các mối quan hệ quốc tế đa dạng ở mọi cấp độ để tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, tạo thế đàm phán tốt với tất cả các đối tác.

- Chính sách thƣơng mại phải đƣợc đặt trong khuôn khổ phát triển toàn diện quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững. Do đó, những ƣu tiên trong chính sách thƣơng mại phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc và nhất quán với chính sách tỷ giá, hệ thống pháp luật, chế độ đầu tƣ, thông lệ về lao động và cạnh tranh, hệ thống ngân hàng và thực tế quản lý hành chính.

- Những ƣu tiên trong chính sách thƣơng mại phải đƣợc sự ủng hộ hoàn toàn trong nƣớc và đƣợc quyết định trên cơ sở đối thoại cấp quốc gia về những ƣu tiên phát triển và cách thực hiện phù hợp. Có nhƣ vậy mới có thể đạt đƣợc các mục tiêu xã hội, chú ý tới các khía cạnh kinh tế vĩ mô và tài chính.

- Phải bảo đảm nền kinh tế phát triển mạnh, độc lập tự chủ, bền vững trong điều kiện hội nhập vào tổ chức WTO.

- Gia nhập WTO phải bảo đảm ổn định về chính trị, xã hội, giữ gìn bản sắc của dân tộc.

Một phần của tài liệu Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 70 - 73)