- Đối tượng học nghề theo chính sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn của Nhà nước: là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó đối tượng được ưu tiên dạy nghề là:
+ Lao động là người thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Lao động thuộc hộ nghèo;
I Lao động là người dân tộc thiếu số; + Lao động là người tàn tật;
+ Lao động là người bị thu hồi đất canh tác; + Lao động thuộc hộ cận nghèo.
Ket luận chương 1
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, đặc biệt từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyên mình hết sức mạnh mẽ. Đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng có vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp úng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dụng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện một cách đồng bộ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy nghề như: mục tiêu đào tạo, chế độ chính sách của Nhà nước, cơ sở vật chất của các CSDN, chương trình đào tạo, đội ngũ GVDN, thị trường lao động, ...
Các yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau để cùng đạt đến một mục tiêu đó là nâng cao chất lượng ĐTN đáp ứng cung - cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới. Tuy nhiên, các mối quan hệ này rất phức tạp và rất đa dạng. Bởi vậy, cần căn cứ vào nhu cầu và điều kiện KT-XH của từng địa phương, từng CSDN đế có sự vận dụng phù hợp, hiệu quả, đảm bảo chất lượng ĐTN nói chung, ĐTN cho lao động nông thôn nói riêng.
Chương 2