Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 62 - 64)

2006 2007 2008 2009 2010 Cao đẳng nghề400 2 200 2310 3 000 7910 3

3.2.4.2.Nội dung giải pháp

- Tập trung đầu tư TTDN ở 3 huyện nghèo Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đê ĐTN cho người lao động nông thôn, đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu số ở các huyện này.

- Tập trung hỗ trợ đầu tư và tăng cường năng lực quản lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động của các TTDN thuộc huyện, trường được lựa chọn đầu tư trọng diêm về dạy nghề cho lao động nông thôn (Trường TCN KT công nông nghiệp Yên Thành, Trường TCN Kinh tế - công nghiệp - thủ công nghiệp) để tham gia tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển các Trường CĐN, trường TCN có năng lực đào tạo một số nghề chuẩn quốc gia; các trường CĐN có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế thành các trường chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như; xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí....), các KCN, khu chế xuất, xuất khẩu lao động và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho GVDN.

- Phát triển các CSDN thuộc các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất dịch vụ, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, các CSDN tiểu thủ công mỹ nghệ, làng nghề. Đây mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập CSDN cho người lao động.

- Các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn cần đa dạng, linh hoạt phù hợp với nhu cầu của người học, nghề học, đặc diêm vùng miền và sự tham gia của các loại hình cơ sở theo hướng xã hội hóa: dạy nghề chính quy tại cơ sở đào tạo, dạy nghề lưu động, dạy nghề cạnh doanh nghiệp..

3.2.4.3. Cách thúc thực hiện

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch đế phát triển mạng lưới dạy nghề cả về số lượng và chất lượng

I Dự kiến số lượng CSDN cần tăng thêm theo cấp trình độ, CSDN cần đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề theo tìmg năm và từng giai đoạn;

+ Dự kiến mức kinh phí cần đầu tư theo từng nội dung cụ thể;

- Chỉ đạo, rà soát trong công tác điều tra nhu cầu học nghề, nghề học đê xây dựng kế hoạch đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện.

I Rà soát mạng lưới CSDN trên địa bàn tỉnh;

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề;

+ Khảo sát nhu cầu đầu tư của từng CSDN nhằm đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng dạy nghề;

+ Các CSDN công lập xây dựng dự án đầu tư, làm cơ sở pháp lý đê thực hiện việc phân bổ kinh phí đầu tư. Trong đó: nêu rõ các hạng mục công trình đang triển khai, tiến độ thực hiện, danh mục các loại thiết bị đã mua sắm, các nghề đã được đầu tư, khả năng kinh phí đáp ímg và nhu cầu tiếp, có các giải pháp cụ thể để khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư;

+ Quy hoạch, xác lập cơ chế đầu tu có trọng điểm, không đầu tư dàn trải; hướng dẫn thực hiện sử dụng và quản lý kinh phí theo đúng quy định hiện hành, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí các dự án dạy nghề;

+ Tổ chức hình thức đào tạo nghề cân chú trọng nhân rộng các hình thức dạy nghề hiệu quả như; Dạy nghề nông nghiệp (vùng chuyên canh, chuyên con) áp dụng phổ biến dạy nghề tại chỗ đẻ tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất, hiệu quả cao hơn; dạy nghề tiểu thủ công nghiệp tại làng nghề, gắn với tổ chức việc làm, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ theo vị trí việc làm trong doanh nghiệp, áp dụng đối với người trẻ tuổi, đê chuyển nghề.

- Bước 3; Kiểm tra, giám sát.

+ Kiêm tra, giám sát nguồn kinh phí được đầu tư đảm bảo đúng nội dung, hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư đã được phê duyệt;

+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư đế có kế hoạch phân bổ kinh phí sát đúng cho những năm tiếp theo.

+ Kiêm tra, đánh giá hiệu quả các hình thức dạy nghề đã triển khai.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Huy động nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn khác,

- Quy định trách nhiệm cụ thể của các đơn vị thụ hưởng dự án trong việc sử dụng và quản lý kinh phí đầu tư; lựa chọn các đối tác tham gia tư vấn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề .... cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 62 - 64)