Đơn vị tỉnh: Triệu đồng

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 42 - 46)

Trong những năm qua Nghệ An đã tranh thủ được nguồn vốn đầu tư lớn của Trung ương, là một trong những Tỉnh được hỗ trợ khá lớn nguồn lực chương trình mục tiêu quốc gia về ĐTN; Các trường TCN khu vực và cấp huyện đã được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, nhờ tranh thủ tốt quan hệ quốc tế, trường

CĐN Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục được tiếp nhận hỗ trợ giai đoạn 2 từ Chính phú Hàn Quốc với nguồn kinh phí viện trợ 2.3 triệu USD, trường CĐN Kỹ thuật Việt Đức tiếp tục thụ hưởng dự án đầu tư của Cộng hòa Liên bang Đức, với nguồn kinh phí 350.000 EURO đã xây dựng nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ hơn đáp ứng tốt công tác đào tạo lao động kỹ thuật.

Trong 3 năm (2010 - 2012), nguồn kinh phí từ Dự án ĐTN cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho 24 CSDN công lập với tống kinh phí 101,3 tỷ đồng, trong đó: đầu tư xây dựng nhà xưởng 52,8 tỷ đồng, mua sắm trang thiết bị 48,5 tỷ đồng.

2.3.3. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GVDN bao gồm giáo viên ở các CSDN (các trường CĐN, TCN và TTDN), các nhà khoa hoc, giáo viên ở các trường ĐH, CĐ, TCCN có tham gia dạy nghề, các cán bộ kỹ thuật ở trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, người lao động có tay nghề cao, các nghệ nhân trong làng nghề và nông dân sản xuất giỏi... đều được huy động để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Theo số liệu tổng hợp từ các trường CĐN, TCN, TTDN tỷ lệ GVDN với thâm niên giảng dạy trên 20 năm chiếm khoảng gần 30%, thâm niên giảng dạy từ 11 đến 20 năm khoảng hơn 30%, từ 5 đến 10 năm 18% và khoảng hơn 22% có thâm niên dưới 5 năm, họ là những giáo viên mới tuyển vào và chủ yếu làm việc theo chế độ hợp đồng. Tại các TTDN và các CSDN khác, tỷ lệ giáo viên có thâm niên từ 10 năm trở xuống là chủ yếu (chiếm khoảng 70%), đặc biệt tỷ lệ giáo viên có thâm niên dưới 5 năm khá cao, khoảng 50%. Đội ngũ GVDN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.

Hằng năm, giáo viên tại các CSDN đều được hỗ trợ kinh phí đê tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

dạy nghề, kỹ năng dạy học, đáp ứng yêu cầu về chuẩn hóa GVDN. Nhiều CSDN có các chính sách khuyến khích, thu hút những GVDN giỏi, hỗ trợ kinh phí để học lên trình độ thạc sỹ, tiến sỹ... Đen nay, đội ngũ GVDN trên địa bàn tỉnh không ngừng được bổ sung về số lượng, và tăng về chất lượng. Tính đến thời điểm 31/12/2010 tổng số giáo viên trong các cơ sở đào tạo là 1.281 người, tăng 2,77 lần so với năm 2005 (462 giáo viên); trong đó: giáo viên trình độ ĐH và trên ĐH là 1.052 người, chiếm 82,12%. Năm 2011 tăng 80 người đưa tống số GVDN lên 1.361 người; trong đó: giáo viên trình độ ĐH và trên ĐH là 1.145 người, chiếm 84,13%. Chất lượng đội ngũ GVDN từng bước được nâng lên, đến nay có 90,2% GVDN đạt chuẩn quy định.

Ngoài ra, đế nâng cao chất lượng GVDN phù hợp với yêu cầu của khu vực, thế giới, nhiều giáo viên tại các trường CĐN được hỗ trợ kinh phí tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn tại nước ngoài (năm 2012, tỉnh Nghệ An đã tố chức thí điểm bồi dưỡng GVDN tại Malaisia).

Kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao và khăng định ở phạm vi quốc gia. Thông qua các kỳ Hội giảng GVDN toàn quốc, GVDN của tỉnh đều đạt thứ hạng cao, luôn nằm trong tốp 10 đơn vị dẫn đầu cả nước (năm 2006, 2009 đạt giải nhì toàn quốc). Có thể thấy, Hội giảng GVDN toàn quốc được tổ chức định kỳ' 3 năm 1 lần chính là đợt kiểm tra đánh giá chất lượng của một bộ phận giáo viên. Qua đó, tạo động lực để giáo viên trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm, và trên hết là sự tâm huyết, gắn bó với nghề đế hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều kiện đời cơ sở còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

2.3.4. Chương trình đào tạo nghề

Trên cơ sở chương trình khung đào tạo các bậc CĐN, TCN do Bộ Lao động - TB&XH ban hành, Tỉnh đã chỉ đạo các trường tổ chức xây dựng chương

trình đào tạo chi tiết cho từng nghề ở các bậc trình độ và thành lập các hội đồng tư vấn thẩm định chương trình đào tạo cho các nghề.

Cơ cấu nghề đào tạo đã có sự chuyển đổi và mở rộng đảm bảo phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường lao động. Giai đoạn 2006 - 2010, các trường dạy nghề trên địa bàn đã bổ sung thêm 12 nghề đào tạo trình độ trung cấp nâng tống số nghề đào tạo lao động kỹ thuật lên 45 nghề, trong đó có 30 nghề trình độ trung cấp và 15 nghề trình độ CĐ. Xây dựng trên 30 chương trình trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề TX thuộc các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, điện, cơ khí, công nghệ thông tin, dịch vụ, du lịch.... Bước đầu đáp ứng sự phát triển KT-XH của tỉnh và các nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động.

Đã củng cố và phát triển các làng nghề và hàng hoá xuất khẩu: Nghề mây tre đan xuất khẩu, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ... Đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ: Nghề khách sạn, nhà hàng, du lịch, sửa chữa xe gắn máy, điện, điện tử, may dân dụng... Phát triển nông lâm, ngư nghiệp: Nghề chăn nuôi thú y, chế biến hoa quả, trồng nấm, trồng mía, trồng chè, nuôi ong, chế biến gỗ, đánh bắt hải sản...

Đã đa dạng hoá các loại hình đào tạo bằng nhiều hình thức đào tạo: Dài hạn, ngắn hạn; truyền nghề, học nghề tại các làng nghề, tại các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất; Đào tạo liên kết với các trường ngoài tỉnh nhằm tăng qui mô và chuyển giao công nghệ đào tạo.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và GQVL cho người lao động. Tuy nhiên các cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm tỉnh (Vinh: 23 cơ sở, Nghi Lộc 4 cơ sở, Cửa Lò: 3 cơ sở). Quy mô dạy

2006 2007 2008 2009 2010Cao đẳng nghề 400 2 200 2310 3 000 7910 3 500

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 42 - 46)