- ĐTN cho lao động nông thôn cần xuất phát từ yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới
CNH-HĐH là xu hướng tất yếu của phát triển kinh tế. Đây nhanh CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm tạo ra động lực mới để đưa kinh tế nông thôn phát triển lên một giai đoạn cao hơn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 05-8-2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng đê phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ốn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng”. Trong các điều kiện đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, nguồn lao động có vai trò quan trọng. Đây không chỉ là nguồn lực cho thực hiện CNH-HĐH mà còn là nguồn lực chi phối đến việc sử dụng có kết quả và hiệu quả các nguồn lực khác. Yêu cầu đối với nguồn lao động trong quá trình CNH-HĐH không chỉ về số lượng, mà quan trọng hơn cả là chất lượng nguồn lao động.
- Huy động các nguồn lực của trung ương, địa phương, các tập thê cá nhân trong ĐTN cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
Như đã nói ở trên, nguồn lao động nông thôn có số lượng lớn, chiếm trên 70% tổng lực lượng lao động. Nhưng chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp, chủ yếu chưa qua ĐTN. Chất lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho
thu nhập của người lao động không thế tăng nhanh; gây ra tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa thêm, làm chậm tiến trình xây dựng nông thôn mói. Các chính sách về xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội tuy đã có ý nghĩa tích cực, nhưng chưa đảm bảo sự phát triển bền vững bằng việc nâng cao chất lượng lao động cho lao động nông thôn. Nói cách khác, lao động nông thôn cần có nghề để tạo việc làm và phải được ĐTN.
Để tạo điều kiện cho tất cả lao động nông thôn được tham gia học nghề, sống được với nghề đã học thì đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn đế đầu tư cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ, GVDN về chương trình, giáo trình đào tạo và nguồn lực hỗ trợ cho người học nghề, cần huy động, lồng ghcp ccác nguồn lực và khuyến khích các dự án, các nguồn xã hội hóa cho đầu tư phát triển dạy nghề đổ tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng dạy nghề. Trong đó, phát huy vai trò hỗ trợ của Nhà nước để tạo nguồn lực quan trọng cho ĐTN cho lao động nông thôn.
- Đa dạng hóa các hình thức ĐTN cho lao động nông thôn
Lao động nông thôn với đối tượng đa dạng về ngành nghề (các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), về chất lượng (trình độ văn hóa, chuyên môn) và về điều kiện tham gia ĐTN (hạn chế về nguồn vốn, về thòi gian tham gia học nghề...). Vì vậy, ĐTN cần phải phù họp với đặc thù của từng đối tượng. Việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi đế tất cả người lao động nông thôn đều có thể tham gia vào quá trình ĐTN.
Trên thực tế, ĐTN cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An thời gian qua đã vận dụng linh hoạt các hình thức đào tạo, từ đào tạo chính quy tại CSDN, đào tạo lưu động tại các xã, thôn, bản, đào tạo tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác tổ chức triển khai dạy nghề vẫn chưa phát huy hết lợi thế của các hình thức ĐTN. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và sử dụng có hiệu quả hệ thống ĐTN là yêu cầu cần phải được nhận thức đầy đủ và có các biện pháp đế phát huy hiệu quả.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với việc làm
ĐTN nói chung, ĐTN cho lao động nông thôn giữ vai trò rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Hiệu quả của ĐTN thể hiện ở lao động có việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống sau khi học nghề. Bởi vậy, công tác ĐTN phải gắn với việc làm, tránh hiện tượng dạy nghề theo số lượng, học nghề theo phong trào. ĐTN phải gắn với các vùng chuyên canh, vùng xây dựng nông thôn mới, gắn với doanh nghiệp. ĐTN phải gắn với thị trường lao động. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề; phấn đấu lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao hơn đạt ít nhất 70% trong giai đoạn 2011 - 2015, 80% trong giai đoạn 2016 - 2020. Không tổ chức dạy nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của lao động sau khi học nghề.