Thăm dò tính cần thiết và khả thi của cácgiải pháp.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

2006 2007 2008 2009 2010 Cao đẳng nghề400 2 200 2310 3 000 7910 3

3.4.Thăm dò tính cần thiết và khả thi của cácgiải pháp.

Các giải pháp được đề xuất trong đề tài mặc dù đã căn cứ trên cơ sở tổng hợp các thành tựu lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn song ở một góc độ nào đó nó vẫn ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của tác giả nghiên cứu cho nên cần phải tiến hành thực nghiệm để chứng minh tính đúng đắn. Tuy nhiên trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, tác giả không đủ các điều kiện để làm thực nghiệm do vậy, tác giả chỉ có thể tiến hành ở mức độ khảo nghiệm nhận thức của các khách thẻ về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp nhằm chứng minh tính khách quan của các giải pháp đã được đề xuất. Tác giả đã tiến hành khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp thông qua các phiếu hỏi với 65 người bao gồm: 10 CBQL của 5 trường CĐN; 16 CBQL của 8 trường TCN; 24 CBQL của 12 TTDN cấp huyện; 10 cán bộ đại diện các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, Liên minh Hợp tác xã; 05 cán bộ Phòng Quản lý ĐTN thuộc Sở Lao động - TBXH tỉnh Nghệ An.

Kết quả khảo sát sau khi đã xử lý theo 8 tiêu chí, cho kết quả như bảng 3.1: 82

Bảng 3. ỉ: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của giải pháp quản ỉỷ chất lượng ĐTN cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Từ kết quả khảo sát trên, cho phép tác giả rút ra một số nhận xét sau đây:

1) Việc đề xuất các giải pháp như trên là hoàn toàn cần thiết. Các giải pháp về hoàn thiện quy hoạch và kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn; bổ sung, hoàn thiện các chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn; phát triển mạng lưới ĐTN và đa dạng hóa hoạt động ĐTN cho lao động nông thôn; ĐTN cho lao động nông thôn phải gắn với sử dụng lao động, GQVL sau đào tạo. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn có 100% số người được hỏi ý kiến cho rằng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2) Các giải pháp trên đều có tính khả thi và khả thi cao (nhiều nhất là 100%, ít nhất là 65,25% số người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp đã nêu có tính khả thi cao). Giải pháp bổ sung, hoàn thiện các chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn có 100% số người được hỏi ý kiến cho là có tính khả thi cao trong giai đoạn hiện nay.

3) Ngoài ra, những người được hỏi ý kiến còn bổ sung thêm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và một số phần mềm hỗ trợ quản lý lao động nông thôn đã qua ĐTN, lao động có việc làm sau đào tạo, thông tin về thị trường lao động trong và ngoài tỉnh; tăng cường hội thảo về các chủ đề nghiệp vụ quản lý nhà nước về dạy nghề; tham quan trao đổi, học tập kinh nghiêm trong nước về các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn tiêu biểu... Chúng ta cần nghiên cứu kỹ các ý kiến này để có thể bổ sung vào các giải pháp đã nêu ra ở trên.

Kết luận chương 3

ĐTN cho lao động nông thôn là vấn đề phức tạp cả về lý thuyết và thực tiễn, chịu sự tác động trực tiếp của các điều kiện đào tạo như hệ thống các CSDN; cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; về chương trình, giáo trình; GVDN và đội ngũ CBQL. Bên cạnh đó, ĐTN cho lao động nông thôn còn bị chi phối bởi nhu cầu và điều kiện của người học.

Căn cứ vào cơ sở lý luận, kết quả khảo sát thực trạng ĐTN cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; để nâng cao chất luợng đào tạo, gắn với GQVL sau đào tạo cho lao động nông thôn, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý sau;

- Đổi mới công tác tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn. - Hoàn thiện quy hoạch và kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn . - Bổ sung, hoàn thiện các chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Phát triên mạng lưới ĐTN và đa dạng hóa hoạt động ĐTN cho lao động nông thôn.

- Phát triển đội ngũ CBQL và GVDN.

- Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn. - Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn.

- ĐTN cho lao động nông thôn phải gắn với sử dụng lao động, GQVL sau đào tạo

Các giải pháp này đã được CBQL dạy nghề Sở Lao động - TBXH, CBQL của các trường dạy nghề, TTDN và một số đơn vị tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An đánh giá là có tính cấp thiết và khả thi cao.

Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả mỗi giải pháp mà tác giả đề xuất cần có sự vào cuộc, sự tham gia của các Sở ngành, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thế, các CSDN, và trách hiệm tham gia học nghề của lao động.... Việc áp dụng các giải pháp vào thực tiễn cần thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện KT-XH của từng huyện, thành phố, thị xã.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)