2006 2007 2008 2009 2010 Cao đẳng nghề400 2 200 2310 3 000 7910 3
2.3.5. Kết quả đào tạonghề
Với mạng lưới CSDN ngày càng được hoàn thiện, các hình thức ĐTN được triển khai đa dạng, linh hoạt, quy mô dạy nghề ngày càng mở rộng, bởi vậy, khả năng thu hút các đối tượng có nhu cầu học nghề ở nông thôn thôn là rất lớn. Người lao động bắt đầu đã có ý thức trong việc chọn nghề và học nghề một cách thiết thực hơn, coi học nghề cũng là một lựa chọn đúng đắn để lập nghiệp, tạo lập cuộc sống. Bởi vậy, công tác tuyển sinh học nghề có sự chuyển biến, số lượng học sinh tham gia học nghề ngày càng tăng.
Bình quân giai đoạn 2006 - 2010 mỗi năm đào tạo được trên 45.000 người. Trong đó, ĐTN cho lao động miền núi 5.500 - 6.000 lao động/năm. ĐTN 9.000 - 11.000/năm cho các đối tượng chính sách, người tàn tật, người nghèo, lao động bị thu hồi đất theo chính sách hỗ trợ thuộc các chương trình: Dự án Tăng cường năng lựa ĐTN, Chương trình MTQG về giảm nghèo, Chương trình 135. Nhu cầu ĐTN ngắn hạn cho lao động nông thôn đã tăng đột biến đế thích ímg với nhu cầu chuyển đối nghề, tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động.
Chất lượng ĐTN có bước chuyến biến tích cực. Hàng năm, tỷ lệ học sinh TCN và CĐN tốt nghiệp đạt trên 95%, trong đó loại khá giỏi chiếm 29%. Chất lượng đào tạo còn được thê hiện ở kết quả tại các Hội thi tay nghề toàn quốc của học sinh các trường dạy nghề trên địa bàn. Năm 2008, lần đầu tiên tham gia Hội
54
thi, Nghệ An được xếp là một trong 9 đoàn dẫn đầu cả nước có thí sinh đạt giải cao. Năm 2010 có 8 thí sinh dự thi đều đạt giải, trong đó có 01 thí sinh được tham dự Hội thi tay nghề khu vực ASEAN.
Các cơ sở đào tạo lao động kỹ thuật đã kịp thời nắm bắt thông tin thị trường lao động, chủ động ký kết hợp đồng đào tạo cung cấp nhân lực lao động trực tiếp cho các KCN và doanh nghiệp kể cả trong và ngoại tỉnh. Nhờ có sự chuyển đối, bổ sung hợp lý hơn về cơ cấu ngành nghề đào tạo, kết hợp với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nên số người học tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 95%. Trong số 49.355 lao động kỹ thuật được đào tạo khoảng 15.000 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chiếm 30.39%, khoảng 25.000 người làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm 50.65%, khoảng 7.000 người làm việc tại các doanh nghiệp thông qua hợp đồng ký kết trực tiếp giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động chiếm 14.18%.
(%) (%)
Trung bình (%)
(%)
1 Kiến thức chuyên môn nghề 9.25 21.74 52.17 16.84
2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3.35 26.90 56.52 13.23
3 Kỹ năng tiếp cận thiết bị, công nghệ mới 3.35 18.70 52.17 25.78
4 Khả năng lao động sáng tạo 3.35 18.70 52.17 25.78
5 Tác phong, nghề nghiệp 13.04 26.09 47.83 13.04
6 Phâm chất đạo đức 21.74 26.09 43.48 8.69
7 Sức khỏe 21.74 26.09 52.17
(Nguồn: Sở Lao động TBXH tính Nghệ An)
55
Trong 3 năm (2010 - 2012) thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ, toàn tỉnh tổ chức được 662 lớp học nghề. Tổng số lao động tham gia học nghề là 20.686 người với tổng kinh phí 34.240 triệu đồng. Số lao động học nghề phi nông nghiệp là 11.985 người, chiếm 57,8%; nghề nông nghiệp là 8.701 người, chiếm 42,2%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 71,6%. Nhiều nghề thu hút được số lượng lao động nông thôn tham gia học nghề lớn như: Mây tre đan, may công nghiệp, chăn nuôi gà ngan - vịt, chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, dệt thổ cẩm,
Thực hiện thí điểm 91 lớp dạy nghề theo 09 mô hình gồm: chăn nuôi lợn thịt, gà thịt; mây tre đan; nuôi cá nước ngọt; thêu ren; may công nghiệp; sữa chữa xe máy; trồng nấm; trồng hoa; dệt thổ câm. Các mô hình dạy nghề hiệu quả như trồng nấm, may công nghiệp, mây tre đan đã tạo việc làm cho trên 90% lao động học nghề, đang được các địa phương tiếp tục nhân rộng.