Những thuận lợi và khó khăn của thị trƣờng đầu ra và đầu vào trong sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 42 - 45)

trong sản xuất

a. Những thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu vào

Bảng 4.10: Thuận lợi về đầu vào cho việc sản xuất mía

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Đủ vốn sản xuất 45 64,2

Giao thông thuận tiện 54 77,1

Giá bán ổn định 4 5,7

Đƣợc tập huấn kỹ thuật 19 27,1

Có kinh nghiệm sản xuất 64 91,4

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.10 cho thấy những thuận lợi về đầu vào của nông hộ trồng mía nhiều nhất là về kinh nghiệm sản xuất có 64 hộ chiếm 91,4% vì đây là vùng mía nguyên liệu lâu đời qua nhiều thế hệ, lấy việc trồng mía làm nguồn thu nhập chính nên đa phần các nông hộ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất mía, về giao thông thuận tiện có 54 hộ chiếm tỷ lệ 77,1%, ở địa bàn nghiên cứu hầu hết phƣơng tiện thông thƣơng mía chủ yếu là đƣờng thủy các tàu ghe của các thƣơng lái có thể đi sâu vào các ruộng mía nằm ở xa với hệ thống kênh rạch đa dạng nhƣ huyện Phụng Hiệp, bên cạnh đó các tuyến đƣờng bộ cũng khá phát triển chủ yếu là đƣờng lót đan và đƣờng đá thuận tiện cho việc đi lại bằng xe máy hay xe tải nhỏ trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, phân bón, thuốc nông dƣợc. Về tập huấn thì còn khá ít chỉ có 19 hộ chiếm tỷ lệ 27,1% cần đƣợc địa phƣơng chú trọng quan tâm thêm để nâng cao chất lƣợng trong kỹ thuật trồng và năng suất mía, về giá cả thì rất bấp bênh giá các năm gần đây giảm liên tục khiến đời sống của các hộ rất khó khăn, về nguồn vốn thì có 45 hộ đủ vốn sản xuất theo mong muốn chiếm 64,2%. Bên cạnh những thuận lợi đó thì nông hộ cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn của thị trƣờng đầu vào đƣợc thể hiện ở bảng 4.11.

33

Bảng 4.11: Khó khăn về đầu vào trong việc sản xuất mía

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Giá cả đầu vào cao 61 87,1

Lao động khan hiếm 47 67,1

Ít hoặc không đƣợc tập huấn kỹ thuật 53 75,5

Thiếu vốn sản xuất 25 35,7

Sâu bệnh, ngập nƣớc 7 10

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.11 ta thấy khó khăn chủ yếu về đầu vào trong sản xuất mía mà các nông hộ mắc phải nhiều nhất là giá đầu vào cao gồm có 61 nông hộ chiến 87,1% điều này cho thấy đời sống của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu không ổn định vì giá đầu ra thấp nên không đủ chi phí trang trãi cho đầu vào nhƣ giá phân thuốc đắc tiền, nhân công lao động tốn kém gặp khá nhiều khó khăn trong việc thuê mƣớn. Ít hoặc không đƣợc tập huấn thì có 53 hộ chiếm 75,5% cho thấy các hộ rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng về công tác tập huấn kỹ thuật để đạt năng suất cao hơn. Lao động khan hiếm chiếm tỷ lệ 67,1% đa số nguồn lao động trẻ ở địa bàn nghiên cứu thƣờng ít hoặc không tham gia trồng mía mà đi đến các thành phố lớn để lao động mƣu sinh, phần lớn các lao động ở đây làm dàn công ít thuê mƣớn nên năng suất làm việc không cao. Còn về vấn đề thiếu vốn thì có 25 hộ chiếm 37,5%, sâu bệnh thì rất ít vì địa hình rất thích hợp cho việc trồng mía và đa số các giống mía hiện nay thƣờng ít hay bị sâu bệnh tấn công.

b. Những thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu ra

Trong quá trình canh tác mía thì các nông hộ cũng đã gặp không ít những khó khăn về ảnh hƣởng của thị trƣờng đầu ra, nhƣng bên cạnh đó thì các nông hộ cũng có một số thuận lợi về thị trƣờng đầu ra vì đây là vùng mía nguyên liệu lớn của huyện, đƣợc thể hiện qua bảng sau:

34

Bảng 4.12: Thuận lợi và khó khăn của đầu ra cho việc sản xuất mía

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Thuận lợi đầu ra

Chủ động khi bán 56 80,0

Đƣợc bao tiêu sản phẩm 34 48,5 Sản phẩm có chất lƣợng 16 22,8

Khó khăn đầu ra

Giá đầu ra thấp 64 91,4

Giao thông yếu kém 12 17,1

Giá cả biến động nhiều 18 25,7 Thiếu thông tin về thị trƣờng 5 7,1

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.12 cho ta thấy những thuận lợi và khó khăn về vấn đề đầu ra mà các nông hộ sản xuất mía trên địa bàn nghiên cứu quan tâm, thuận lợi nhất là các nông hộ có thể chủ động khi bán có 56 hộ chiếm 80% vì đây là vùng mía nguyên liệu tập trung lớn của huyện nên khi đến thời điểm thu hoạch sẽ có các thƣơng lái tự tìm đến ruộng mía để mua và thỏa thuận giá, có 34 hộ đƣợc ký hợp đồng bao tiêu chiếm tỉ lệ 48,5% và có 16 hộ cho rằng sản phẩm mình làm ra đạt chất lƣợng chiếm tỷ lệ 22,8%, giá mía đang có xu hƣớng giảm mạnh trong thời gian gần đây và đó cũng là điều khó khăn và trăn trở nhất của các nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu có đến 64 hộ chiếm tỷ lệ 91,4% cho rằng giá đầu ra thấp, các nông hộ bỏ ra công sức đầu tƣ nhiều mà thu lại lợi nhuận thấp đời sống khó khăn, có 12 hộ gặp khó khăn về giao thông yếu kém chiếm tỷ lệ 17,1% do nằm ở vị trí xa xôi không có hệ thống kênh rạch đi qua, về giá cả biến động thất thƣờng thì có 18 nông hộ gặp khó khăn chiếm tỷ lệ 25,7% còn về thông tin thị trƣờng chỉ có 5 hộ chiếm 7,1%, chứng tỏ công tác thông tin ở địa phƣơng vùng nghiên cứu khá tốt khi truyền đạt cho các nông hộ.

4.1.6 Kế hoạch sản xuất mía trong thời gian tới

Tình hình về kế hoạch sản xuất mía trong thời gian tới của các nông hộ điều tra đƣợc thể hiện qua bảng 4.13 nhƣ sau:

Bảng 4.13: Kế hoạch sản xuất mía của nông hộ trong thời gian tới

Kế hoạch Tần số Tỷ lệ (%)

Duy trì quy mô 51 72,9

Thu hẹp quy mô 19 27,1

Mở rộng quy mô 0 0

Tổng 70 100

35

Qua bảng 4.13 cho ta thấy các nông hộ trồng mía tại địa bàn nghiên cứu có 51 hộ tiếp tục duy trì diện tích trồng mía chiếm tỷ lệ 72,9% vì đây là ngành nghề truyền thống và với kinh nghiệm sản xuất lâu năm đất đai khí hậu phù hợp nên họ vẫn tiếp tục duy trì mà không chuyển đổi qua loại cây khác, còn về việc thu hẹp diện tích có 19 hộ chiếm 27,1% đa phần các hộ chán nãn với giá mía ngày càng xuống thấp không ổn định đƣợc cuộc sống và các hộ này thì đa phần có dự định chuyển sang trồng cam, xoài, chuối,… Còn về mở rộng quy mô là không có hộ nào vì tình hình thị trƣờng và hiệu quả của cây mía đối với các hộ nông dân là đang xuống dốc trầm trọng không có lãi nhiều để trang trãi cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)