NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 60)

CỦA NÔNG HỘ

Tại xã Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng và xã Phƣơng Bình nói riêng và Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nói chung đều là một vùng mía nguyên liệu lớn của tỉnh với kinh nghiệm trồng mía lâu đời là một lợi thế thuận lợi tạo nên nhiều hƣớng tích cực cho nông hộ trong quá trình sản xuất mía, nhƣng bên cạnh đó trong quá trình sản xuất mía thì nông hộ cũng mắc phải không ít những khó khăn trong quá trình canh tác.

5.1.1 Những Thuận Lợi

- Đặc điểm sinh học của mía thích nghi rất tốt với điều kiện đất đai, khí hậu, sông ngòi của huyện Phụng Hiệp cũng nhƣ ba xã của địa bàn nghiên cứu, mía có thể sinh trƣởng tốt và cho năng suất cao qua các năm và là vùng mía trọng điểm của huyện Phụng Hiệp nói riêng và của tỉnh Hậu Giang nói chung.

- Các nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu thì có kinh nghiệm lâu năm đa số đều trên 10 năm kinh nghiệm vì thế họ rất am hiểu về những đặc tính phát triển cũng nhƣ nhu cầu dinh dƣỡng của mía và có kinh nghiệm chăm sóc tốt có thể ứng phó các biện pháp kịp thời khi thời tiết thay đổi hay phun các loại thuốc trừ sâu bệnh hại, bón phân đúng thời điểm cây mía cần góp phần ngày càng nâng cao năng suất và chất lƣợng cây mía trên thị trƣờng có chữ đƣờng cao.

- Về khâu tiêu thụ mía ở địa bàn nghiên cứu thì hết sức thuận lợi vì ở mỗi thời điểm thu hạch đều có các thƣơng lái chủ động tìm đến nhà từng hộ dân để tiến hành thƣơng thảo giá cả thuận mua vừa bán và có lực lƣợng thu hoạch và vận chuyển mía cho nông hộ đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra đa số các nông hộ đƣợc các nhà máy đƣờng lớn trong khu vực ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và các nhà máy đƣờng thƣờng có nhân viên đến ruộng mía để mang mẫu về kiểm tra xác định chữ đƣờng cho mía. thuận lợi cho việc nắm bắt giá cả vào thời điểm thu hoạch.

- Tình hình giao thông ở địa bàn huyện rất thuận lợi với nhiều tuyến đƣờng đá và lót đan có thể đi sâu một cách thuận tiện bằng xe máy hay xe tải nhỏ thuận tiện cho việc đi lại của ngƣời dân và vận chuyển các loại vật tƣ đầu vào trong sản xuất, đƣờng thủy rất phát triển cho các ghe lớn có thể chuyển

51

một lƣợng giống lớn đến các nông hộ cũng nhƣ cho quá trình thu hoạch dễ dàng hơn.

5.1.2 Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi khá tích cực của việc trồng mía thì ngƣời nông dân trồng mía trên địa bàn nghiên cứu gặp không ít những khó khăn nan giải.

- Diện tích sản xuất mía tại địa bàn nghiên cứu còn nhỏ lẻ manh múng thiếu sự liên kết với nhau, hầu nhƣ không có các hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nghiên cứu, việc sản xuất manh múng trên một diện tích không lớn rất khó khăn cho việc phát triển cơ giới hóa, đa số các hộ đều sử dụng lao động thủ công nên năng suất thấp mà tốn chi phí rất cao để thuê mƣớn lao động. Cơ giới hóa trong việc sản xuất là điều tất yếu và rất quan trọng nếu muốn tăng giá trị của cây mía.

- Trình độ học vấn của các nông hộ còn khá thấp rất ít hộ hoàng thành cấp học trung học phổ thông nên việc tiếp cận với các thông tin công nghệ mới hết sức khó khăn, vì vậy mà việc tham gia tập huấn của nông hộ rất ít đƣợc coi trọng trong đó tỷ lệ không tham gia tập huấn chiếm đến 73% còn tham gia tập huấn chỉ có 27%. Các nông hộ với kinh nghiệm sản xuất quá lâu với trình độ học vấn không cao nên họ rất bảo thủ với cách làm truyền thống ít quan tâm đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên năng suất mía có thể bị sụt giảm và không đạt năng suất cao.

- Giá mía đầu ra thì ngày càng giảm trong khi giá cả đầu vào nhƣ phân thuốc, giống đều tăng cao làm cho đời sống nông hộ gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều hộ quyết định từ bỏ trồng mía chuyển sang trồng cam, xoài đây là vấn đề hết sức nan giải có thể làm mất giá trị mía tại vùng nguyên liệu của huyện bên cạnh đó trong quá trình chuyển đổi sang cây lâu năm sẽ mất một khoảng thời gian khá dài mới có thể thu đƣợc lợi nhuận nên cuộc sống của các hộ nông dân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

- Về tình hình sâu bệnh thì nông hộ lo ngại nhất là tình tình sâu đục thân mía cần phải phát hiện kịp thời để ngăn chặn ảnh hƣớng khá lớn đến năng suất mía, và tình hình khí hậu mƣa nhiều gần đây khiến cây dễ bị thừa nƣớc chữ đƣờng không cao, về cách bón phân thì đa phần các hộ còn sơ sài chỉ bón trên mặt đất vì vậy cây mía rất khó hấp thụ dƣỡng chất nên cây mía có thể bị ngã đỗ, chữ đƣờng không cao. Có một số hộ thuộc xã Hiệp Hƣng nằm ở địa hình tƣơng đối thấp nên vẫn còn lo ngại tình trạng cây mía bị ngập úng trong mùa mƣa.

52

- Mía đƣợc trồng và canh tác theo thời vụ làm đồng loạt nên ở khâu làm đất, chăm sóc và khâu thu hoạch thƣờng khó thuê lao động. Việc tiếp cận đến các nguồn vốn vay nhƣ ngân hàng, thì vị trí còn xa và thủ tục khá khó khăn đối với ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu.

- Trong thời điểm canh tác các nông hộ không tự xác định đƣợc chữ đƣờng trên ruộng mía của mình vì vậy rất khó khăn cho việc phân phối liều lƣợng phân thuốc để tăng năng suất và chữ đƣờng, nông hộ chỉ biết đƣợc chữ đƣờng vào cuối vụ thu hoạch có nhân viên của các nhà máy đƣờng đến để xác nhận.

- Giống mía thì các nông hộ gieo trồng khá rời rạc không đồng đều trồng nhiều giống mía khác nhau trên một diện tích đất canh tác làm giảm đi năng suất và phát triển không đồng điều khó khăn cho việc tiêu thụ, dễ bị thƣơng lái ép giá.

- Chính sách thu mua mía của các doanh nghiệp chƣa rõ ràng: Chƣa thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu mía vào đầu vụ sản xuất (theo QĐ 80/TTg); Doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu chƣa hết diện tích mía trên địa bàn huyện.

- Hoạt động cung cấp giống mía trên địa bàn còn nhiều hạn chế, đa phần các nông hộ phải mua giống mía từ nơi khác chuyển đến chi phí cao hơn.

- Hoạt động hợp tác trong sản xuất mía, nhất là khâu bơm nƣớc tập thể còn nhiều hạn chế, hàng năm phải thu hoạch tập trung vào mùa lũ khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Dựa vào kết quả phân tích những yếu tố đã nêu về những khó khăn bất cập trong quá trình sản xuất mía, tôi xin đề ra một số giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao hiệu quả kỹ thuật để có thể canh tác tốt hơn tạo ra mía có chất lƣợng tốt tăng thu nhập và cải thiện đời sống của các nông hộ trồng mía.

- Về kỹ thuật sản xuất

Khuyến khích các nông hộ tích cực tham gia vào các tổ chức hợp tác tham gia tập huấn, qua đó có thể tiếp xúc với nhiều hộ nông dân khác và các kỹ sƣ nông nghiệp nhằm trao dồi kiến thức, thông tin, kinh nghiệm sản xuất mía đạt hiệu quả cao về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng mía.

Dựa vào sự ảnh hƣởng của các biến có mức ý nghĩa trong mô hình ảnh hƣởng đến năng suất mà thay đổi theo chiều hƣớng tích cực hơn nhƣ: tiến hành tăng lƣơng phân lân (P) sẽ làm cho năng suất mía tăng thêm ở mỗi vụ

53

canh tác. Tích cực ra thăm ruộng mía để nắm rõ tình hình phát triển từng giai đoạn nhƣ thế nào để có biện pháp xử lý nhanh gọn và triệt để các loại sâu bệnh làm tăng năng suất và chăm sóc tốt hơn.

Xem xét về việc canh tác lƣợng giống cho phù hợp trên từng diện tích mía, tăng lƣợng giống sẽ làm tăng thêm năng suất mía cho nông hộ và chọn loại giống tốt có năng suất cao và khả năng sinh trƣởng tốt cho chữ đƣờng cao. Về lƣợng phân đạm (N) thì các nông hộ cần điều chỉnh lại liều lƣợng chú ý việc sử dụng các loại phân có thành phần đạm (N) quá nhiều có thể làm giảm năng suất mía vì vậy cần phải xem xét và giảm bớt. Còn về kinh nghiệm quá nhiều mà trình độ học vấn thấp canh tác truyền thống cũng làm giảm năng suất mía vì vậy các nông hộ cần chủ động tìm kiếm cập nhật những thông tin kỹ thuật mới nhất có lợi nhằm tăng năng suất cho mía.

- Về cơ sở hạ tầng

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển gắn với thị trƣờng.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân vùng sản xuất, triển khai thực hiện nạo vét kênh mƣơng, khép kín các vùng sản xuất mía nguyên liệu. Vì đƣờng thông thƣơng chủ yếu là đƣờng thủy nên cần phát triển hệ thống kênh mƣơng đa dạng đến các nông hộ ở sâu trong địa bàn huyện.

Các nông hộ nên ổn định diện tích trồng mía, tránh tình trạng manh múng nhỏ lẻ thiếu tập trung để có thể dễ dàng tiến hành các biện pháp cơ giới hóa. Tích cực đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ cho vùng sản xuất; kết hợp thay đổi giống mới, nhân giống trong nông hộ, cơ giới hóa ở một số khâu sản xuất (đào hộc, vô chân), thời vụ gieo trồng phù hợp từng vùng có tập quán trồng theo cơ cấu chuyên mía. Tăng cƣờng công tác hợp tác trong sản xuất ở các khâu bơm tƣới, nhân giống, phòng trừ sâu bệnh.

-Về khâu tiêu thụ sản phẩm

Vận động, kêu gọi các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch đầu tƣ cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu mía, có chính sách hỗ trợ ngƣời trồng mía trong vùng nguyên liệu. Ký hợp đồng bao tiêu tới nhiều nông hộ hơn, thủ tục đơn giản đảm bảo giá đầu ra cho sản phẩm tốt hơn.

Các doanh nghiệp tổ chức lại hệ thống thƣơng lái thu mua mía cho từng nhà máy, công khai công bố rộng rãi các thông tin về chất lƣợng chữ đƣờng và giá thu mua…một cách chính xác nhất để các nông hộ phát triển đúng mức nhằm nâng cao năng suất mía và tăng thu nhập.

54

Tổ chức giám sát việc ký kết và thực hiện hợp đồng thu mua mía của các doanh nghiệp và nông dân, vận động tuyên truyền ngƣời trồng mía thực hiện tốt hợp đồng và cam kết.

Rà soát, chuyển đổi đối với diện tích đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái, rau màu phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, có thị trƣờng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho nông dân.

55

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Việc sản xuất mía là hoạt động nông nghiệp chính của ngƣời dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chỉ sau cây lúa và đây cũng là nguồn thu nhập chính của các nông hộ và cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất đƣờng nó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Phụng Hiệp nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Qua việc phân tích đánh giá về hiệu quả kỹ thuật cũng nhƣ các chỉ số tài chính, thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của việc canh tác mía của các nông hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp để đƣa đến các kết luận sau:

Cho thấy đây là vùng mía nguyên liệu lớn của tỉnh hậu giang với diện tích rộng và tập trung có những điều kiện tự nhiên về khí hậu đất đai phù hợp và đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm chú trọng đối với việc canh tác ngoài ra ngƣời dân còn có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất.

Các nhân tố đầu vào ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất và chất lƣợng mía của các nông hộ đặc biệt là lƣợng đạm (N), lƣợng phân lân (P), lƣợng giống, số ngày công lao động và kinh nghiệm sản xuất các yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất mía cụ thể lƣợng phân lân (P), lƣợng giống và ngày công lao động có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất mía khi tăng các yếu tố này lên thì năng suất mía sẽ tăng theo, còn các yếu tố nhƣ lƣợng phân đạm (N) và số năm kinh nghiệm thì ảnh hƣởng ngƣợc lại khi tăng các yếu tố này lên thì năng suất mía sẽ giảm đi.

Qua kết quả về tình hình doanh thu và lợi nhuận cũng nhƣ chi phí và các chỉ tiêu tài chính của nông hộ thì cho thấy trong việc canh tác mía đa số nông hộ đều có lãi nhƣng thu nhập và lợi nhuận từ việc trồng mía chƣa cao với thu nhập trung bình là 4.279,7 ngàn đồng/1.000m2, hộ có thu nhập cao nhất từ việc sản xuất mía là 9.260,3 ngàn đồng/1.000m2 và hộ có thu nhập thấp nhất là 1.123,3 ngàn đồng/1.000m2. Còn tiêu tốn khá nhiều khoảng chi phí đầu vào nhƣ: chi phí phân bón, chi phí giống và chi phí thuê lao động ảnh hƣởng lớn đến đời sống của nhiều nông hộ vì mỗi năm chỉ có một vụ mía kéo dài từ 9 đến 11 tháng.

Về mức hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là rất cao trung bình đạt đến 90,5% cao nhất là 96% thấp nhất là 73% cho thấy mức đạt hiệu quả kỹ thuật là khá tốt, với những điều kiện thuận lợi thì có

56

thể phát triển thêm 9,5% về mặt hiệu quả kỹ thuật để dạt mức tối ƣu. Mức năng suất trung bình mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật là 1.709,8 kg/1.000m2

. Về đầu ra cho mía thì giá mía ngày càng giảm không đáp ứng đủ nhƣ cầu đời sống và kỳ vọng về giá bán, khi nông hộ đã bỏ công sức rất nhiều để canh tác mía trong một mùa vụ, và có khá nhiều hộ nông dân rất chán nãn với việc trồng mía và có ý định chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác nhƣ cam, xoài, chuối,…

6.2 KIẾN NGHỊ

- Đối với nhà nước

Cần có chính sách hỗ trợ thêm cho các hộ nông dân trồng mía về nguồn vốn cũng nhƣ ổn định giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nhằm đảm bảo nâng cao đời sống cho các nông hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Có các cơ chế khuyến khích đầu tƣ thu hút vốn đầu tƣ của các công ty doanh nghiệp cho các nông hộ trồng mía, xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi các cơ sở vật tƣ nông nghiệp cơ sở sản xuất và nghiên cứu giống mía tốt hơn cho các nông hộ. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, các công ty về sản xuất đƣờng và các hộ nông dân trồng mía để việc sản xuất ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Tích cực nâng cao trình độ học vấn cho các hộ nông dân và thông tin cập nhật thƣờng xuyên về thị trƣờng cũng nhƣ giá mía đầu ra một cách nhanh chống và hiệu quả đến từng nông hộ trên địa bàn huyện.

Tăng cƣờng các lớp tập huấn kỹ thuật một cách khoa học với các chuyên gia khuyến nông nhằm đƣa ra các giải pháp tốt về việc canh tác mía để nâng cao hiệu quả kỹ thuật tăng năng suất mía.Tổ chức thêm các đoàn hội và hợp tác xã để tạo sự gắn kết cho các nông hộ đảm bảo đầu ra và tránh tình trạng sản xuất manh múng hay bị thƣơng lái ép giá.

Tích cực tăng cƣờng các chính sách cơ giới hóa trong quá trình sản xuất cũng nhƣ thu hoạch mía áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu làm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)