bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
4.2.2.1 Các chỉ tiêu tài chính
- Để đánh giá đƣợc lợi nhuận của nông hộ, cần tìm hiểu thêm các chỉ số tài chính mà nông hộ có đƣợc. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 4.18:
42
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu tài chính của các nông hộ sản xuất mía
Chỉ tiêu Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Đơn vị Thu nhập 4.279,7 9.260,3 1.123,3 Ngàn đồng/công Tổng chi phí 7.484,4 10.098,1 4.835,5 Ngàn đồng/công
Doanh thu 10.956,4 16.076,9 6.246,2 Ngàn đồng/công
Lợi nhuận 3.472,0 8.131,2 140,8 Ngàn đồng/công
Tổng chi phí* 6.676,7 9.809,5 4.424,8 Ngàn đồng/công
Doanh thu/tổng chi phí 1,47 2,32 1,02 Lần
Doanh thu/tổng chi phí* 1,66 2,48 1,20 Lần
Lợi nhuận/tổng chi phí 0,47 1,32 0,02 Lần
Lợi nhuận/tổng chi phí* 0,53 1,36 0,03 Lần
Thu nhập/tổng chi phí* 0,66 1,48 0,20 Lần
Lợi nhuận/doanh thu 0,30 0,57 0,02 Lần
Thu nhập/doanh thu 0,38 0,60 0,16 Lần
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Ghi chú: Tổng chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0.
Tổng chi phí: giá LĐGĐ bằng giá LĐ thuê trên thị trường.
Qua bảng 4.18 cho ta thấy rõ về các khoảng chi phí có lao động gia đình và chi phí không có lao động gia đình cùng với doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận đạt đƣợc của các nông hộ trồng mía trên địa bàn quan sát. Cho thấy các nông hộ đều có lãi từ việc sản xuất mía với thu nhập trung bình là 4.279,7 ngàn đồng/1.000m2
, hộ có thu nhập cao nhất từ việc sản xuất mía là 9.260,3 ngàn đồng/1.000m2
và hộ có thu nhập thấp nhất là 1.123,3 ngàn đồng/1.000m2 , thu nhập từ việc trồng mía của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn khá thấp cho một mùa vụ, khó khăn trong việc trang trãi cuộc sống vì mỗi năm chỉ có một vụ mía. Chi phí bỏ ra cho một vụ trồng mía là khá lớn với tổng chi phí có LĐGĐ lớn nhất là 10.098,1 ngàn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 4.835,5 ngàn đồng/1.000m2 với giá trị trung bình toàn vụ là 7.484,4 ngàn đồng/1.000m2 ta thấy tổng chi phí có LĐGĐ lớn hơn tổng chi phí không có LĐGĐ một mức không đáng kể tổng chi phí không có LĐGĐ trung bình chỉ là 6.676,7 ngàn đồng/1.000m2 nhƣng nhờ phần doanh thu thu lại từ việc trồng mía cũng khá lớn nên các nông hộ điều có lợi nhuận thu về với lợi nhuận trung bình là 3.472,0 ngàn đồng/1.000m2 và mức doanh thu trung bình là 10.956,4 ngàn đồng/1.000m2
doanh thu cao nhất đạt đến 1.6076,9 ngàn đồng/1.000m2, nhƣng mức lợi nhuận thấp nhất trong các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu chỉ có 140,8 ngàn đồng/1.000m2
là quá thấp cho thấy tính không ổn định trong quá trình sản xuất mía, diện tích manh múng kỹ thuật canh tác không đồng đều kém hiệu quả. Để thấy rõ hơn về tính hiệu quả về tài chính của mô hình sản xuất mía tại địa bàn nghiên cứu ta có các chỉ tiêu tài chính sau:
43
- Doanh thu/tổng chi phí = 1,47tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra đầu tƣ thì chủ thể đầu tƣ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số doanh thu/tổng chi phí nhỏ hơn 1 thì ngƣời sản xuất bị lỗ, nếu doanh thu/tổng chi phí bằng 1 thì ngƣời sản xuất hoà vốn, doanh thu/tổng chi phí lớn hơn 1 thì ngƣời sản xuất mới có lời. điều này có nghĩa là cứ 1.000 đồng chi phí bỏ ra khi giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê thì nông hộ sẽ thu đƣợc doanh thu trung bình là 1,47 ngàn đồng, với 1.000 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có thể thu về mức doanh thu lớn nhất là 2,32 ngàn đồng, doanh thu thấp nhất nông hộ có thể thu đƣợc khi bỏ ra chi phí 1.000 đồng là 1,02 ngàn đồng. Tỷ số này cho thấy đa phần nông hộ điều có lãi nhƣng còn ở mức khá thấp.
- Doanh thu/tổng chi phí* = 1,66 điều này có nghĩa là ứng với 1.000 đồng chi phí bỏ ra khi LĐGĐ bằng 0 thì nông hộ sẽ thu đƣợc mức doanh thu trung bình là 1,66 ngàn đồng, mức doanh thu cao nhất mà nông hộ có thể thu đƣợc là 2,48 ngàn đồng khi bỏ ra chi phí 1.000 đồng, khi bỏ ra 1.000 đồng chi phí thì doanh thu nhấp nhất mà nông hộ thu đƣợc là 1,2 ngàn đồng. Chỉ số này có giá trị trung bình cao hơn chỉ số doanh thu/tổng chi phí qua đó cho thấy rõ hơn về sự khác biệt của tổng chi phí có LĐGĐ và không có LĐGĐ đế có thể sản xuất và sử dụng lao động tốt hơn để đạt doanh thu tốt nhất.
- Lợi nhuận/tổng chi phí = 0,47 có nghĩa là khi nông hộ chi thêm 1.000 đồng chi phí khi giá LĐGĐ bằng giá lao động thuê thì nông hộ sẽ tăng mức lợi nhuận trung bình lên 0,47 ngàn đồng. Lợi nhuận cao nhất mà nông hộ thu về là 1,32 ngàn đồng khi chi thêm 1.000 đồng chi phí, lợi nhuận thấp nhất trong các nông hộ quan sát thu về là 0,02 ngàn đồng khi họ bỏ thêm 1.000 đồng chi phí, là khá thấp.
- Lợi nhuận/tổng chi phí* = 0,53 nếu nông hộ chi thêm 1.000 đồng chi phí với giá LĐGĐ bằng 0 thì lợi nhuận trung bình của nông hộ sẽ tăng thêm 0,53 ngàn đồng, từ bảng 4.18 ta thấy với 1.000 đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận trung bình thu lại lớn nhất của nông hộ sẽ là 1,36 ngàn đồng, cũng từ 1.000 đồng chi phí chi thêm thì lợi nhuận thấp nhất mà nông hộ thu về sẽ là 0,03 ngàn đồng.
Qua chỉ số về lợi nhuận cho ta thấy những hộ có sử dụng LĐGĐ thì sẽ có mức lợi nhuận tốt hơn những hộ chỉ thuê lao động, chi phí thuê lao động là khá lớn vì vậy cũng ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận thu về của nông hộ. - Thu nhập/tổng chi phí*, tỷ số này phản ánh thu nhập nhận đƣợc khi nông hộ bỏ ra một đồng chi phí không có LĐGĐ, cụ thể ở bảng 4.18 ta có thu nhập/tổng chi phí* = 0,66 tức là khi nông hộ chi thêm 1.000 đồng chi phí không có LĐGĐ thì họ sẽ thu lại đƣợc 0,66 ngàn đồng thu nhập trung bình, và
44
thu đƣợc cao nhất 1,48 ngàn đồng thu nhập khi chi thêm 1.000 đồng chi phí, ít nhất là 0,2 ngàn đồng, còn khá thấp trong khi 1 vụ mía kéo dài 9 đến 11 tháng mới có thể thu hoạch.
- Lợi nhuận/doanh thu tỷ lệ này đạt giá trị trung bình là 0,3 tức là cứ trong 1.000 đồng doanh thu thì nông hộ sẽ thu đƣợc thêm trung bình 0,3 ngàn đồng lợi nhuận, với 1.000 đồng doanh thu thì nông hộ có thể thu đƣợc mức lợi nhuận cao nhất là 0,57 ngàn đồng, còn mức thấp nhất là 0,02 ngàn đồng khi lợi nhuận càng cao thì tỷ số này sẽ càng lớn và có lợi cho ngƣời sản xuất mía.
- Thu nhập/doanh thu = 0,38 cho thấy trong một ngàn đồng doanh thu thì thu nhập của nông hộ là 0,38 ngàn đồng. Qua bảng 4.18 ta thấy trong một ngàn đồng doanh thu thì thu nhập có thể cao nhất là 0,60 ngàn đồng và thu nhập thấp nhất trong 1.000 đồng doanh thu là 0,16 ngàn đồng.
Thông qua các chỉ số tài chính của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cụ thể là ở xã Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng và Phƣơng Bình của huyện Phụng Hiệp thì các nông hộ đều thu đƣợc lợi nhuận từ việc trồng mía không bị thua lỗ, nhƣng thu nhập vẫn còn khá thấp do tốn chi phí đầu vào nhiều và chi phí thuê lao động, giá mía đầu ra thì ngày càng giảm và do ảnh hƣởng của thời tiết, sâu bệnh hại mía nên năng suất chƣa cao dẫn đến đời sống của các nông hộ còn gặp nhiều khó khăn.