Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất Cobb-Douglas biên ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 54 - 57)

nhiên

Bằng cách chạy phần mềm Stata các hệ số của các biến số trong mô hình thông qua hàm sản xuất về vụ mía vừa qua của nông hộ đƣợc ƣớc lƣợng. Sau khi chạy mô hình hồi quy và kiểm tra hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi và hiện tƣợng đa cộng tuyến thì ta thấy mô hình không bị hiện tƣợng đa cộng tuyến (bởi vì hệ số phóng đại phƣơng sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên mô hình không bị vi phạm hiện tƣợng đa cộng tuyến) mà chỉ bị hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi. Để khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi sử dụng phƣơng pháp Robust s.e. Sau đây là bảng 4.19 thể hiện kết quả mô hình hồi quy đã đƣợc Robust.

45

Bảng 4.19: Kết quả ƣớc lƣợng của hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa Sai số chuẩn

Hằng số -0,034 0,958 0,660 LnN -0,202** 0,025 0,088 LnP 0,045*** 0,000 0,058 LnK 0,007ns 0,790 0,026 LnT 0,015ns 0,568 0,026 LnG 0,265*** 0,009 0,098 LnF 0,218** 0,016 0,087 LnKN -0,095*** 0,001 0,026 TH -0,002ns 0,959 0,042 Hệ số R2 F 0,604 18,44 Prob > F 0,000

Nguồn: Kết quả chạy phần mềm stata

Chú thích: ***, ** và ns: Các hệ số trong mô hình có mức ý nghĩa thống kê tương ứng với các mức ý nghĩa là 1%, 5% và không có ý nghĩa.

Qua kết quả ƣớc lƣợng từ phần mềm Stata từ bảng 4.19 ta thấy Frob > F = 0,000 rất nhỏ từ đó có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hƣởng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ với năng suất. Hệ số R2 bằng 0,604 nghĩa là sự thay đổi của năng suất thu đƣợc từ nông hộ trồng mía do ảnh hƣởng bởi các yếu tố đƣợc xác định trong mô hình là ở mức độ 60,4%, còn lại 39,6% bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác.

Theo kết quả hồi quy với 8 biến đƣợc đƣa vào mô hình thì có 5 biến có ý nghĩa ảnh hƣởng đến năng suất mía nhằm để xác định mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Ở mức ý nghĩa 1% thì có 3 biến là: lƣợng chuẩn hóa phân lân (P), lƣợng giống và biến kinh nghiệm. Ở mức ý nghĩa 5% thì có 2 biến: lƣợng chuẩn hóa phân đạm (N) và ngày công lao động, còn lại có 3 biến đƣợc chọn không có ý nghĩa trong mô hình là lƣợng chuẩn hóa kali (K), chi phí thuốc nông dƣợc và tập huấn. Với mỗi biến khác nhau thì có mức ý nghĩa đối với năng suất khác nhau do điều kiện sản xuất cũng nhƣ kinh nghiệm canh tác của các hộ điều khác nhau. Sự tác động của các biến đƣợc giải thích nhƣ sau:

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnN là lƣợng chuẩn hóa đạm (N) có mức ý nghĩa thống kê là 5% và có hệ số là giá trị âm cho thấy lƣợng chuẩn hóa phân đạm (N) có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất mía của nông hộ. Hàm lƣợng dƣỡng chất đạm (N) đa số đều có trong các loại phân bón mà nông hộ sử dụng

46

giúp cây sinh trƣởng tốt và năng suất cao nên theo tập quán canh tác truyền thống của nông hộ, họ bón rất nhiều lƣợng đạm (N) cho mía điều đó đã ảnh hƣởng tiêu cực đến năng suất mía, vì chất hoá học nhiều sẽ làm cho đất bạc màu năng suất kém. Cụ thể nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng phân đạm (N) tăng 1% thì năng suất mía sẽ giảm đi 0,202%.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnP là lƣợng dƣỡng chất phân lân (P) có mức ý nghĩa thống kê là 1% và hệ số là dƣơng có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất mía cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng phân lân (P) tăng thêm 1% thì năng suất mía của nông hộ cũng sẽ tăng 0,045%. Lƣợng Phân lân (P) là lƣợng dƣỡng chất quan trọng giúp cây phát triển bộ rễ và cải thiện sự bạc màu của đất giúp cây mía phát triển tốt, lƣợng phân lân (P) đƣợc phân bố khá điều trong các loại phân bón mà nông hộ sử dụng nên tránh đƣợc trƣờng hợp dƣ thừa hay thiếu lƣợng lân (P) nên nó có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất mía.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnK là lƣợng dƣỡng chất phân (K) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình vì vậy khi tăng hay giảm hàm lƣợng Kali cũng không ảnh hƣởng đến năng suất mía, các nông hộ rất ít sử dụng phân kali trong quá trình trồng mía, lƣợng dƣỡng chất Kali có tác dụng kích thích ra hoa đậu quả trên các loại cây ăn quả nên không thích hợp tốt nhất cho cây mía.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnT là chi phí thuốc nông dƣợc cũng không có ý nghĩa trong mô hình vì mía là loại cây ít bị sâu bệnh tấn công, chỉ đáng lo ngại là sâu đục thân, mà cách để đối phó với sâu đục thân là phải phát hiện đúng thời điểm và mỗi cây chỉ có một con, đƣợc diệt bằng cách bỏ thuốc trực tiếp vào thân cây mía nên thuốc trừ sâu rất ít đƣợc nông hộ sử dụng mà đa phần họ sử dụng thuốc cỏ, mía là một loại cây sinh trƣởng mạnh và thích nghi tốt với đất ở huyện Phụng Hiệp nên cũng không đáng lo ngại nên chi phí thuốc nông dƣợc có thể sử dụng ít, tiết kiệm chi phí hơn vì nó không ảnh hƣởng đến năng suất mía nhiều.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnG là lƣợng giống có mức ý nghĩa thống kê là 1% và hệ số là dƣơng ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất mía, cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng giống tăng 1% thì năng suất mía tăng 0,265%. Vì năng suất đƣợc tính bằng sản lƣợng chia cho diện tích nên với mật độ trồng nhiều thì sản lƣợng tăng đồng thời kéo theo năng suất cũng tăng, nhƣng trên diện tích 1.000m2

cần canh tác một lƣợng giống vừa phải không quá ít cũng không quá nhiều để tránh ảnh hƣởng đến chất lƣợng và chữ đƣờng của mía.

47

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnF là số ngày công lao động sử dụng trong việc canh tác mía gồm lao động thuê và lao động gia đình có mức ý nghĩa thống kê là 5% và hệ số là dƣơng, cho thấy nếu chăm chỉ siêng năng chăm sóc ruộng mía thƣờng xuyên với các biện pháp kỹ thuật hợp lý thì năng suất sẽ tăng lên cụ thể là với điều kện các yếu tố khác không đổi khi tăng số ngày công lao động lên 1% thì năng suất mía sẽ tăng 0,218%.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnKN là số năm kinh nghiệm của nông hộ trong việc sản xuất mía có mức ý nghĩa thống kê trong mô hình là 1% và hệ số là âm, tỷ lệ nghịch với năng suất mía, những hộ có kinh nghiệm càng lâu năm thì năng suất càng giảm nguyên nhân có thể là do các nông hộ này thƣờng sản xuất một cách bảo thủ và truyền thống ít chịu học hỏi hay tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và đồng thời ở độ tuổi lớn trình độ học vấn không cao nên dẫn tới canh tác mía có năng suất thấp cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi số năm kinh nghiệm tăng thì năng suất sẽ giảm đi.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến TH cho thấy biến tập huấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, vì các nông hộ tham gia tập huấn còn rất hạn chế, chất lƣợng tập huấn ở tại địa phƣơng không cao chƣa đƣợc đầu tƣ chú trọng nhiều vì thế đa phần các nông hộ sản xuất mía theo kinh nghiệm vốn có, nên việc tham gia tập huấn hay không cũng không ảnh hƣởng đến năng suất mía.

Nhìn chung kết quả hồi quy cho ta thấy rõ những ảnh hƣởng của các biến trong mô hình đến việc tăng hay giảm năng suất mía, qua đó để các nông hộ có thể áp dụng các biện pháp đúng đắng nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Cần chú trọng đến các yếu tố nhƣ: lƣợng phân đạm (N), lƣợng phân lân (P), lƣợng giống, số ngày công lao động và số năm kinh nghiệm vì các yếu tố này có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, cần xem xét phát triển hay hạn chế hợp lý nhằm tăng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)