Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 29 - 31)

3.4.2.1 Kỹ thuật trồng

- Nhiệt độ

+ Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trƣởng của cây mía là 15-260C. Thời kỳ nẩy mầm mía cần nhiệt độ tốt nhất là từ 26-330C, sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có liên quan lớn đến tỉ lệ đƣờng trong mía.

- Ánh sáng

+ Mía là loại cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng mía sẽ phát triển không tốt, hàm lƣợng đƣờng thấp mía cần thời gian tối thiểu là 1.200 giờ tốt nhất là trên 2.000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cƣờng độ và độ dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ. Chính vì vậy nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lƣợng mía.

- Độ ẩm

+ Mía là loại cây cần nhiều nƣớc nhƣng rất sợ úng nƣớc. Mía có thể phát triển tốt nhất trong những vùng có lƣợng mƣa từ 1.500 mm/năm. Giai đoạn sinh trƣởng yêu cầu lƣợng mƣa từ 100-170 mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một khoảng thời gian khô ráo là 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đƣờng cao.

- Đất trồng và giống mía

+ Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao giữ ẩm tốt và dễ thoát nƣớc. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không nên vƣợt quá giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp nhất là 5,5- 7,5, đất không ngập úng thƣờng xuyên. Ngành trồng mía sẽ có giá trị kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh mía lớn nhƣ ở huyện Phụng Hiệp.

20

+ Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ rễ mía ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dƣỡng cho cây. Cày lần đầu cần sâu khoảng 40-50 cm, bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón 1-1,5 tấn vôi bột/ha trƣớc khi bừa lần cuối. Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách 1-1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn. Lƣợng giống trồng từ 8-10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lƣợng giống.

+ Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đƣờng cao cần chọn những giống có chữ đƣờng cao, năng suất cao nhƣ: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX… Mía có thể trồng bằng hom ngọn hoặc toàn bộ cây tuy nhiên không nên trồng cây quá già mà chọn cây khoảng 6-8 tháng tuổi, sạch bệnh. Ruộng làm giống nên tƣới, chăm sóc kỹ, bón phân đầy đủ và cân đối để có hom giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao.

3.4.2.2 Kỹ thuật chăm sóc

- Bón phân cho mía

+ Cây mía có nhu cầu kali cao nhất sau đó đến đạm và lân, ngoài ra, mía còn có nhu cầu một số nguyên tố với lƣợng ít hơn, gọi là các chất trung và vi lƣợng. Các nguyên tố trung và vi lƣợng có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây mía là magiê, canxi, kẽm. Khi cung cấp không đủ dinh dƣỡng, cây mía sẽ có các triệu chứng nhƣ sau:

- Thiếu đạm: Lá non nhỏ, ngắn, xanh lợt, lá già vàng, nếu thiếu nặng, lá bị chết khô từ chóp lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khô một bên lá, cây mọc yếu đẻ nhánh ít, thân nhỏ, thấp... năng suất kém.

- Thiếu lân: cây con có lá màu xanh dƣơng ửng tím, thiếu nặng có những vết tím dọc trên lá và bẹ lá. Ở cây mía trƣởng thành, thiếu lân làm cho lá ngắn, phiến lá hẹp, khả năng chịu hạn kém. Thiếu nặng mía đẻ nhánh kém, những nhánh mía đẻ muộn thƣờng bị chết, cây yếu, lóng nhỏ và ngắn, năng suất thấp. - Thiếu kali: mặt trên gân chính của lá xuất hiện những vệt đỏ, nếu thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào, thân cây nhỏ, yếu, dễ bị bệnh, năng suất và chữ đƣờng đều thấp.

- Thiếu magiê: lá có những vệt sọc trắng sau lan rộng làm mất màu phần thịt lá, gân lá vẫn còn xanh, năng suất thấp.

- Thiếu canxi: cây thấp dễ bị nứt vỏ đổ ngã, năng suất thấp

- Thiếu sắt: hàm lƣợng đạm trong lá giảm trong khi lân, kali, canxi tăng cây kém phát triển năng suất và chất lƣợng thấp.

21

- Chăm sóc

+ Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mƣa nên xới phá váng. Làm cỏ lần 1 kết hợp với dặm, khi mía đƣợc 4-5 lá. Làm cỏ lần 2 và bón thúc đẻ nhánh, dùng cuốc cày sâu 10-15 cm vun nhẹ vào gốc. Thúc vƣơn lóng, kết hợp với vun gốc giúp mía phát triển thuận lợi, chống đổ ngã. Khi mía có lóng và cao trên 1m, nếu có chồi mới (mía mầm hoặc chồi nƣớc) nên nhổ bỏ vì đây là những chồi vô hiệu sẽ cạnh tranh dinh dƣỡng của những thân chính làm giảm chữ đƣờng và là nơi trú ngụ và phát sinh sâu bệnh. Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch cần tổng vệ sinh đồng ruộng, vùi lấp hoặc đốt sạch lá khô để diệt mầm sâu bệnh, sau đó dùng cuốc thật sắc xén lại các gốc còn cao và các chồi mầm còn sót lại.

- Phòng trừ sâu bệnh

+ Có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thƣờng gặp nhƣ: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng... Phải thƣờng xuyên theo dõi trên ruộng mía để kịp thời phòng trừ từng loại sâu bệnh và sử dụng thuốc cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)