THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 34)

4.1.1 Tuổi và kinh nghiệm sản xuất của đáp viên

Bảng 4.1: Độ tuổi của các đáp viên

Tuổi Tần số Tần suất (%) Dƣới 40 22 31,4 Từ 40 đến 50 18 25,7 Từ 51 đến 60 20 28,6 Trên 60 10 14,3 Tổng 70 100 Nhỏ nhất 23 Lớn nhất 69 Trung bình 46,8 Độ lệch chuẩn 11,5

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.1 cho thấy độ tuổi nhỏ nhất của đáp viên tham gia trồng mía là 23 tuổi và tần số xuất hiện từ độ tuổi này đến dƣới 40 tuổi là cao nhất gồm có 22 đáp viên chiếm tỷ trọng 31,4% trong số 70 đáp viên đƣợc điều tra, ở độ tuổi này thì số năm kinh nghiệm chƣa nhiều nhƣng đây là độ tuổi ở mức độ trẻ có sức lao động tốt và dễ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay tham gia tốt các công tác tập huấn. Tiếp đến là độ tuổi từ 51 đến 60 gồm có 20 đáp viên chiếm tỷ trọng 28,6%, đây là độ tuổi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất mía tuy nhiên ở độ tuổi này thì sức lao động không cao và khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật không tốt, độ tuổi lớn nhất trong 70 đáp viên là 69 tuổi, và có 10 đáp viên trực tiếp tham gia trồng mía lớn hơn 60 tuổi ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng 14,3%, ở độ tuổi từ 40 đến 50 thì có 18 đáp viên chiếm tỷ trọng 25,7% .Qua độ tuổi của các đáp viên tại địa bàn nghiên cứu cho thấy đây là vùng mía nguyên liệu truyền thống lâu đời với nhiều thế hệ nối tiếp nhau tham gia trồng mía với kinh nghiệm lâu năm.

25 Bảng 4.2: Kinh nghiệm của đáp viên

Năm kinh nghiệm Tần số Tần suất (%)

Dƣới 10 năm 6 8,6 Từ 10 đến 20 năm 42 60,0 Trên 20 năm 22 31,4 Tổng 70 100 Nhỏ nhất 1 Lớn nhất 40 Trung bình 19,04 Độ lệch chuẩn 7,98

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.2 cho thấy: trong số 70 đáp viên đƣợc điều tra thì kinh nghiệm sản xuất của các đáp viên tập trung chủ yếu từ 10 đến 20 năm gồm có 42 đáp viên chiến tỷ trọng 60%, kế đến là số năm kinh nghiệm trên 20 năm gồm có 22 đáp viên chiếm tỷ trọng 31,4%, tỷ trọng thấp nhất là 8,6% là của 6 đáp viên có kinh nghiệm sản xuất mía dƣới 10 năm. Số năm kinh nghiệm lớn nhất là 40 năm, số năm kinh nghiệm trung bình của của 70 đáp viên là 19,04 năm. Qua đó cho ta thấy kinh nghiệm của các nông hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu có thâm niên trồng mía rất cao có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất mía với điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng mía nguyên liệu và số năm kinh nghiệm cao chiếm ƣu thế cho việc sản xuất mía. Tuy nhiên với số năm kinh nghiệm sản xuất lớn nhƣ vậy thì họ còn rất bảo thủ trong quá trình sản xuất lạc hậu và khó tiếp thu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tập huấn.

4.1.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn để tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu mà thị trƣờng đang cần. Trình độ học vấn cao sẽ giúp các nông hộ dễ dàng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao đƣợc hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mía. Trình độ học vấn của đối tƣợng điều tra đƣợc thể hiện qua bảng 4.3 nhƣ sau:

26 Bảng 4.3: Trình độ học vấn của các đáp viên

Năm đến trƣờng Tần số Tần suất (%)

Từ 1 đến 5 năm 24 34,3

Trên 5 đến 9 năm 38 54,3

Trên 10 năm đến 12 năm 5 7,1

Trên 12 năm 0 0 Mù chữ 3 4,3 Tổng 70 100 Nhỏ nhất 0 Lớn nhất 12 Trung bình 6,2 Độ lệch chuẩn 2,5

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.3 cho thấy trình độ học vấn của các đáp viên trên địa bàn nghiên cứu chƣa cao đa số là ở bậc trung học cơ sở có 38 đáp viên chiếm tỷ trọng 54,3% trong số 70 đáp viên phỏng vấn, tiếp đến là bậc tiểu học có số năm đến trƣờng là 1 đến 5 năm cũng chiếm tỷ trọng khá cao là 34,3% với 24 đáp viên còn trình độ ở cấp trung học phổ thông là rất thấp chỉ chiếm tỷ trọng 7,1% và trên 12 năm thì không có đáp viên nào, còn tình trạng mù chữ chiếm 4,3% với 3 đáp viên. Với tình trạng trình độ học vấn của các đáp viên cho ta thấy trình độ học vấn còn rất thấp chủ yếu nghỉ học sớm và tham gia sản xuất mía cho nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tập huấn cho các nông hộ là hết sức khó khăn, lạc hậu nhiều về tình hình thị trƣờng dễ bị các thƣơng lái ép giá, sản xuất thiếu khoa học nên năng suất và chất lƣợng mía bị ảnh hƣởng tiêu cực.

4.1.3 Tham gia tập huấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuất

Có thể nói truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp các hộ đƣa ra những quyết định đúng đắn trƣớc những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất là mục tiêu, nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông. Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớp tập huấn, hội thảo, các chƣơng trình trực tiếp….với mục đích giúp nông hộ có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật nhƣ cách cải tạo đất, sử dụng các giống mới sạch bệnh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng liều lƣợng…và đem đến kết quả mong muốn cuối cùng là tăng năng suất sản xuất trên cùng diện tích đất canh tác. Sau đây là bảng thống kê tình hình tham gia tập huấn của các đáp viên tại địa bàn nghiên cứu:

27

Bảng 4.4: Công tác tham gia tập huấn của đáp viên

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Có tập huấn 19 27,1

Không có tập huấn 51 72,9

Tổng số 70 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.4 cho thấy tình hình tập huấn tại địa bàn này còn rất thấp chỉ có 19 hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật trồng và canh tác mía chiếm tỷ trọng 27,1% có đến 51 hộ không có tham gia công tác tập huấn chiếm đến 72,9% trong số 70 đáp viên đƣợc khảo sát. Đa phần các nông hộ ở đây sản xuất mía theo tập quán và kinh nghiệm sản xuất lâu năm nên ít tham gia vào các công tác tập huấn kỹ thuật. Dƣới đây là hình thống kê về tình hình tham gia tập huấn của các đáp viên:

Có tập huấn 27%

Không tập huấn 73%

Nguồn: Số liệu điều tra,2014

Hình 4.1 Tình hình tập huấn của các đáp viên

Qua hình 4.1 càng cho ta thấy rõ tình hình tập huấn tại địa bàn nghiên cứu hết sức chênh lệch giữa các đáp viên có tham gia tập huấn và không tham gia tập huấn điều này ảnh hƣởng khá lớn đến kỹ thuật trồng mía và năng suất. Khi đƣợc tham gia tập huấn kỹ thuật thì các nông hộ sẽ dễ dàng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc trồng mía, không còn tình trạng sản xuất manh múng lạc hậu theo truyền thống, năng suất cho ra sẽ cao hơn so với các hộ không tham gia tập huấn. Vì thế các chính quyền địa phƣơng nên tập trung vào công tác tập huấn nhiều hơn để đạt hiệu quả kỹ thuật tốt hơn.

28

4.1.4 Nguồn lực đầu vào của mô hình trồng mía

4.1.4.1 Giới tính của các đáp viên

Bảng 4.5: Giới tính về nguồn lực lao động của đáp viên

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Số lao động nam (ngƣời) 52 74,3

Số lao động nữ (ngƣời) 18 25,7

Tổng số 70 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.5 ta thấy đa số đáp viên trên địa bàn trồng mía của vùng nghiên cứu là lao động nam gồm có 52 ngƣời chiếm tỷ trọng 74,3% còn lao động nữ thì chỉ có 18 đáp viên chiếm tỷ trọng 25,7% trong số 70 đáp viên đƣợc phỏng vấn. Tình hình này cho thấy lao động trồng mía đa số là nam vì có rất nhiều khâu lao động cần nhiều sức lực còn lao động nữ chủ yếu làm cho các công việc ở các khâu nhƣ đánh lá, vô chân, đặt hom, đa số quyền quyết định về các khâu trồng mía và tiêu thụ mía đều do nam giới quyết định.

4.1.4.2 Diện tích trồng

Diện tích đất canh tác là nhân tố quyết định đến quy mô và sản lƣợng mía của các nông hộ. Sau đây là bảng 4.6 biểu thị chi tiết về diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồng mía và số lao động của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4.6: Diện tích đất trồng mía và số lao động của nông hộ

Chỉ tiêu Đơn vị Trung

bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số lao động Ngƣời/hộ 2,5 7 1 1,1 Tổng diện tích đất 1000m2 11.095,7 32.000 1.500 6.978 Diện tích mía 1000m2 8.252 29.900 1.300 5.158

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua tình hình về việc sử dụng đất trồng mía ở bảng 4.6 ta thấy diện tích trồng mía tại địa bàn nghiên cứu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp mà các nông hộ sở hữu nhƣ cao nhất là 32.000m2 trong đó diện tích trồng mía lớn nhất là 29.900m2 chiếm đến 93,43% diện tích đất nông nghiệp cho thấy việc sản xuất mía là rất quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của các nông hộ. Số lao động tham gia vào việc trồng mía ở mỗi hộ cũng còn khá đông cao nhất là 7, trung bình là 2,5 cho thấy các hộ có nguồn lực lao động mía khá nhiều có thể canh tác tốt trên một diện tích trồng mía lớn. Diện tích trồng mía nhỏ nhất cũng đã là 1.300m2, diện tích trồng mía trung bình của 70 nông hộ quan sát là 8.252m2. Diện tích đất canh tác quyết

29

định rất lớn đến năng suất và thu nhập của các nông hộ trồng mía vì vậy cần đƣợc quan tâm và sử dụng hợp lý diện tích đất để canh tác mía tốt nhằm cải thiện tốt hơn đời sống của các nông hộ.

4.1.4.3 Nguồn lực về vốn sản xuất

Nguồn vốn của nông hộ là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hƣởng và chi phối rất lớn trong quá trình sản xuất mía của nông hộ nhƣ về việc mua giống, phân, thuốc nông dƣợc hay áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cần rất nhiều tiền, ngoài ra có vốn nhiều giúp các nông hộ dễ dàng thuê lao động tăng năng suất trong việc canh tác mía và đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật cao. Nhƣng để có nguồn vốn đủ để đầu tƣ tốt trên diện tích đất canh tác là một điều khá khó khăn đối với các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Sau đây là bảng 4.7 thể hiện vốn sản xuất của các nông hộ.

Bảng 4.7: Tình hình nguồn vốn của nông hộ

Chỉ tiêu Tiêu chí Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Vay vốn Có vay 25 35,7

Không vay 45 64,3

Địa điểm vay vốn

NH nông nghiệp 20 28,6

NH khác 2 2,8

Ngƣời quen 3 4,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.7 cho thấy nguồn vốn của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu khá ổn định, có tới 45 nông hộ có sẳn vốn mà không cần đi vay mƣợn chiếm tỷ trọng 64,3% thuận lợi cho việc đầu tƣ tốt cho các nguồn lực đầu vào trong việc trồng mía, trong 70 hộ điều tra thì có 25 hộ phải đi vay vốn để sản xuất chiếm 35,7% và các hộ này chủ yếu vay ở Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn gồm có 20 hộ, vay ở ngân hàng khác và ngƣời quen chỉ có 5 hộ chiếm tỷ trọng 7,1%. Đa số các nông hộ thƣờng tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất thấp dễ vay mƣợn.

4.1.4.4 Nguồn lực về giống sản xuất

Trên địa bàn nghiên cứu các nông hộ sử dụng các giống mía rất đa dạng nhiều chủng loại giống khác nhau nhƣ: ROC 16, K92, ROC 11, ROC 22….Giống mía rất quan trọng nó ảnh hƣởng rất lớn đến hƣớng sản xuất và tiêu thụ của nông hộ theo nhu cầu của thị trƣờng. Sau đây là bảng 4.8 mô tả thực trạng sử dụng giống mía của các nông hộ.

30

Bảng 4.8: Thực trạng về việc sử dụng giống mía của nông hộ

Giống Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) ROC 16 46 65,7 K92 14 20,0 ROC 11 3 4,3 ROC 13 2 2,9 HÒA LAN TÍM 1 1,4 PD22 2 2,9 ROC 22 2 2,8 Tổng 70 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Bảng 4.8 cho thấy các giống mía ROC 16, K92 là đƣợc các nông hộ trồng nhiều nhất giống ROC 16 chiếm tỷ trọng 65,7%, giống K92 chiếm tỷ trọng là 20% trong số 70 nông hộ quan sát. Các giống này đƣợc nông hộ ƣa chuộng trồng nhiều vì có năng suất và chất lƣợng chữ đƣờng cao phù hợp nhu cầu của thị trƣờng và của các nông hộ, với những đặc tính ƣu việt nhƣ thời gian ngắn, chữ đƣờng sớm (thời gian thu hoạch từ 8 đến 9 tháng), tỷ lệ nẩy mầm cao, sinh trƣởng tốt, thân chắc cây ít bị gẫy đổ,… nên nông hộ có thể luân canh trồng lúa hay rau màu để tăng thêm nguồn lƣơng thực và thu nhập. Còn các giống mía nhƣ Hòa Lan Tím, PD22, ROC 22,… ít đƣợc nông hộ sử dụng, vì với kinh nghiệm đánh giá của các đáp viên cho rằng các giống đó khó chăm sóc giá bán không cao thời gian sinh trƣởng dài năng suất thấp.

Bên cạnh việc chọn giống thì lý do chọn giống của các nông hộ cũng rất đáng đƣợc quan tâm, để nhằm đƣa ra hƣớng sản xuất giống phù hợp hơn với nhu cầu của các nông hộ. Sau đây là bảng 4.9 mô tả lý do chọn giống mía của các nông hộ.

Bảng 4.9: Mô tả lý do chọn giống mía của nông hộ

Lý do Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Dễ trồng 42 60,0

Năng suất cao 21 30,0

Lợi nhuận cao 15 21,4

Chữ đƣờng cao 9 12,9

Thời gian ngắn 41 58,6

Ít sâu bệnh 13 18,6

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.9 cho ta thấy lý do chọn giống của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu còn khá truyền thống và đơn giản chủ yếu là: dễ trồng gồm có 42 hộ chiếm tỷ trọng 60%, thời gian ngắn gồm có 41 hộ với tỷ trọng là 58,6% và năng suất cao gồm 21 hộ chiếm tỷ trọng 30%, các lý do đƣợc nông hộ chọn

31

nhiều nhất còn khá đơn giản nhằm tạo sự dễ dàng trong việc canh tác và thời gian ngắn để có thể thu hoạch sớm để trồng rau màu hay lúa để tăng thu nhập. Đa phần ngƣời dân ở địa bàn nghiên cứu có trình độ học vấn còn khá thấp nên các vấn đề về lợi nhuận, chữ đƣờng họ ít quan tâm đến, nhƣng yếu tố quan trọng nhất của giống mía là chữ đƣờng, chữ đƣờng quyết định đến giá bán và lợi nhuận thu về của nông hộ, có những hộ sản xuất mía với sản lƣợng ít hơn nhƣng với chữ đƣờng cao có thể bán với giá cao và thu về lợi nhuận cao hơn những nông hộ có sản lƣợng lớn hơn nhƣng chữ đƣờng thấp. Vì vậy chính quyền địa phƣơng cần quan tâm đến việc phổ biến đến ngƣời dân về chữ đƣờng của các giống mía để các nông hộ có thể chọn giống mía tốt bán đƣợc giá cao cải thiện đời sống.

Đa phần các nông hộ chọn mua giống từ những nơi khác chuyển tới, có một số giống có từ địa phƣơng còn giống tự có bằng cách lƣu gốc là rất thấp. Sau đây là hình 4.2 mô tả về nơi mua giống của các nông hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.2 Cơ cấu nơi mua giống của nông hộ

Qua hình 4.2 cho ta thấy đa phần nông hộ mua giống mía từ địa phƣơng khác chuyển đến chiếm đến 95%, do giống chuyển từ nơi xa đến nên giá giống cũng sẽ tăng lên do chi phí vận chuyển đƣờng xa làm nông hộ tốn kém hơn trong việc chọn mua giống mía, trong khi đó giống địa phƣơng là rất thấp chỉ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)