Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu Thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 75)

Quy trình lập kế hoạch XĐGN thuộc Chƣơng trình 135 là một bƣớc cải tiến lớn theo hƣớng tiếp cận từ dƣới lên, với vai trò tham gia ngày càng rộng rải của đối tƣợng thụ hƣởng. Tuy nhiên, quy trình này cũng đang bộc lộ một số vấn đề cần đƣợc tiếp tục cải tiến. Cụ thể nhƣ sau:

- Thƣờng thì mỗi đối tƣợng hƣởng lợi (ngƣời nghèo, xã nghèo, bản, xã ĐBKK), luôn muốn đứng trong diện đƣợc hỗ trợ, với nội dung, mức độ hỗ trợ cao nhất. Bởi vậy, các mục tiêu đƣợc xây dựng và tổng hợp luôn mang tính tham vọng cao, trong khi ngân sách và các nguồn tài trợ còn ở mức eo hẹp. Tình trạng thiếu nguồn lực để thực hiện các chính sách đã đƣợc ban hành, các nhiệm vụ đã đƣợc phê duyệt, thƣờng xuyên xảy ra. Vì vậy, trên cơ sở kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, cần tính toán, xác định mức ngân sách khả thi cho nhiệm vụ XĐGN, làm căn cứ để đề ra các mục tiêu, ban hành các chính sách khả thi, đảm bảo đủ nguồn lực cho hoàn thành các nhiệm vụ đã đƣợc xác định.

- Việc phân chia các nội dung hỗ trợ qua nhiều chƣơng trình, dự án khác nhau, dễ dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo, giao nhiệm vụ cho nhiều cơ quan chỉ đạo, quản lý, điều phối các chính sách, hợp phần (hợp phần hỗ trợ sản xuất và đầu tƣ kết cấu hạ tầng; hợp phần hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ giáo dục; hỗ trợ y tế), nhƣng

62

khó có thể thực hiện lồng ghép ở cơ sở, do thiếu sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành. Vì vậy, cần kết hợp ngay từ khâu thiết kế để hình thành một gói thống nhất của các hợp phần XĐGN. Trên cơ sở đó, tập trung cao độ nguồn lực cho các địa bàn nghèo, khó khăn nhất (là địa bàn vùng cao, dân tộc thiểu số).

- Từng bƣớc thực hiện phƣơng thức quản lý theo kết quả, với nguyên tắc hỗ trợ theo kết quả thực hiện các hoạt động giảm nghèo, thay cho hỗ trợ các yếu tố đầu vào. Chia ngân sách trọn gói trong 5 năm thành 2 kỳ (kỳ 1 trong 3 năm đầu, kỳ 2 cho 2 năm cuối). Dành khoảng 60% để phân bổ cho kỳ 1. Số còn lại để phân bổ cho kỳ 2, trong đó ƣu tiên cho các địa phƣơng hoàn thành tốt các nhiệm vụ của kỳ 1.

- Cùng với việc xác định đối tƣợng hỗ trợ là hộ nghèo theo mức thu nhập bình quân hàng tháng nhƣ hiện nay (phƣơng pháp tiếp cận tiền tệ), cần từng bƣớc bổ sung các tiêu chí đa chiều (phƣơng pháp tiếp cận theo năng lực). Đặc biệt quan tâm đến tình trạng nghèo về trình độ học vấn, kiến thức và kỹ năng tổ chức sản xuất hàng hoá; đến đối tƣợng phụ nữ và trẻ em ở địa bàn vùng cao, kể cả không nằm trong hộ nghèo nhƣng do nhiều yếu tố về điều kiện sống, phong tục, tập quán, nên đang chịu nhiều thiệt thòi so với phụ nữ và trẻ em các vùng khác.

- Việc triển khai các định mức hỗ trợ XĐGN hiện hành từ ngân sách Trung ƣơng là thấp so với yêu cầu đặc thù của đối tƣợng nghèo, đặc biệt khó khăn tại địa bàn vùng cao Tây Bắc (quy mô xã rộng, khoảng nghèo sâu, địa hình chia cắt, hiểm trở…). Bởi vậy, cần có định mức cao hơn, đủ cho thực hiện các nhiệm vụ đƣợc xác định.

- Ƣu tiên nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các hoạt động XĐGN tại địa bàn vùng cao Tây Bắc. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho thu hút nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý của các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong và ngoài nƣớc, đi đôi với cải tiến cơ chế quản lý để đảm bảo thông thoáng, chặt chẽ, không bị lợi dụng.

- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn theo hƣớng tăng tỷ lệ, bảo đảm đầy đủ cho nhu cầu thực hiện hợp phần nâng cao năng lực XĐGN và công tác theo dõi, giám sát, đánh giá.

63

Một phần của tài liệu Thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)