Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 40)

Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Một số ngƣời cho rằng, dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiệntƣợng chứ chƣa thể hiện đƣợc bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tƣợng nghiêncứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, nó cũng là nhữngthông tin đã đƣợc công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuynhiên, dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong các nghiên cứu phát triển do các lý do sau:

- Thứ nhất, các dữ liệu thứ cấp có thể giúp ngƣời quyết định đƣa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trƣờng hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Đặc biệt là trong các nghiên cứu mô tả. Với đặc điểm này, mục tiêu và nhiệm vụ cần phải thực hiện của luận văn là phù hợp và có thể tận dụng sự sẵn có của loại dữ liệu này để mô tả thực trạng vấn đề nghèo đói ở địa bàn huyện Bắc Mê và việc thực hiện Chƣơng trình 135.

- Thứ hai, ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở giúp cho tác giả hình dung về thực trạng của vấn đề, từ đó có thể xác định đƣợc các chủ thể cần phải tiếp cận để trao đổi về chuyên môn. Cụ thể, từ việc tìm hiểu số liệu thứ cấp, tác giả biết đƣợc những cơ quan nào quản lý và phụ trách thực hiện Chƣơng trình 135. Qua quá trình thu thập dữ liệu, tác giả có thể trao đổi sâu về những thành công và thách thức khi thực hiện chƣơng trình.

Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp, tác giả đã bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức, là các văn bản báo cáo, số liệu thống kê của các phòng ban có liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Nguồn thông tin này khá phong phú, và dữ liệu có thể sử dụng ngay lập

26

tức mà không cần phải biến đổi hay điểu chỉnh thêm. Nó chứa đựng những bình luận và thông tin rất hữu ích có tính chất làm cơ sở lý thuyết và tham khảo khi thực hiện luận văn. Ngoài ra, những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn và chƣa chắc đã hữu ích hơn những dữ liệu từ đơn vị mà tác giả hiện đang công tác. Hơn nữa, thông tin này còn có thể thu thập đƣợc một cách dễ dàng và không tốn kém chi phí.

Tác giả cũng thu thập thông tin thứ cấp từ bên ngoài tổ chức của mình: ví dụ nhƣ các tài liệu đã đƣợc xuất bản từ các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức phi chính phủ, Ngân hàng thế giới, các ấn phẩm thƣơng mại và các tin tức từ nguồn đáng tin cậy trên mạng internet… Chính sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Các dữ liệu này đƣợc thu thập và phân loại cẩn thận qua một số tiêu chí quan trọng. Ví dụ nhƣ căn cứ vào mức độ uy tín của nguồn gốc phát hành dữ liệu, mức độ cập nhật về số liệu và chất lƣợng của những phân tích và bình luận trong tài liệu. Chúng cung cấp những biện pháp giải quyết vấn đề có tính khả thi cao, giúp tác giả có thể học hỏi và dẫn chiếu khi đề xuất các giải pháp cho địa phƣơng của mình.

Phương pháp phỏng vấn – trả lời

Khi thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn không cấu trúc. Có nghĩa là tác giả chuẩn bị một loạt các câu hỏi và không nhất thiết phải sắp xếp một cách cố định. Kết hợp với việc đi thu thập dữ liệu và tìm hiểu thêm thực tế việc triển khai Chƣơng trình 135 tại địa phƣơng, tác giả đã sắp xếp các cuộc phỏng vấn tại những nơi thuận lợi và dễ dàng đạt đƣợc các kết quả nhƣ mong đợi (vd: quán cà phê, quán cơm, tại văn phòng làm việc, hoặc tại nhà riêng). Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đƣợc chia thành hai nhóm: (1) nhóm trực tiếp quản lývà thực hiện triển khai Chƣơng trình 135 tại địa phƣơng (5 ngƣời); và (2) nhóm cá nhân các hộ gia đình đƣợc hƣởng lợi từ Chƣơng trình 135 (5 ngƣời). Tác giả thực hiện phỏng vấn và đặt các câu hỏi tùy theo tình huống và mức độ hiểu biết của ngƣời đƣợc hỏi. Các thông tin mà những chủ thể tham gia phỏng vấn cung cấp đƣợc ghi chép lại cẩn thận làm tƣ liệu cho quá trình phân tích và đánh giá năng lực thực thi Chƣơng trình 135.

Một số câu hỏi đƣợc chuẩn bị khi phỏng vấn những ngƣời tham gia triển khai Chƣơng trình 135 nhƣ sau:

27 - Anh chị đã làm công việc này đƣợc bao lâu?

- Anh chị có cảm nhận thế nào về tác động của Chƣơng trình 135 đối với các xã trong diện quan tâm của chƣơng trình?

- Anh chị thấy vấn đề gì thành công và vấn đề gì cần phải khắc phục trong thời gian tới?

- Theo anh chị, để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện Chƣơng trình 135, các cấp quản lý cần phải có những biện pháp gì?

...

Một số câu hỏi đƣợc chuẩn bị khi phỏng vấn ngƣời dân ở các xã là đối tƣợng của Chƣơng trình 135 nhƣ sau:

- Anh chị có đƣợc biết tới Chƣơng trình 135 không? Cụ thể nhƣ thế nào? - Anh chị tham gia nhƣ thế nào vào Chƣơng trình 135 ở địa phƣơng?

- Anh chị cảm nhận thế nào về những chuyển biến trong đời sống, cơ sở hạ tầng, công ăn việc làm, và việc học hành của ngƣời dân trong xã?

- Những chuyển biến đó có phải từ Chƣơng trình 135 hay không?

- Theo anh chị Chƣơng trình 135 có điểm nào bất cập đối với ngƣời dân hay không?

...

Trong quá trình phỏng vấn, có thể một số câu hỏi phụ đƣợc thiết lập để có thể khai thác thông tin một cách linh hoạt nhất. Cá nhân tác giả cho rằng, phƣơng pháp phỏng vấn – trả lời đƣợc áp dụng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này là phù hợp hơn cả bởi những giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện. Hơn nữa, phƣơng pháp này có một số ƣu điểm rất đáng chú ý. Cụ thể nhƣ sau:

- Một loạt các câu trả lời có khả năng chƣa đƣợc biết trƣớc. Một số ngƣời trả lời có thể trình bày các quan điểm mới mà ngƣời nghiên cứu chƣa biết tới.

- Ngƣời nghiên cứu cần có sự lựa chọn đề xuất hay trình bày thêm những câu hỏi dựa trên thông tin từ ngƣời trả lời.

- Một số ngƣời trả lời có thể có thông tin chất lƣợng cao và ngƣời nghiên cứu mong muốn tìm hiểu sâu hơn với họ về đề tài nghiên cứu.

28

- Các câu hỏi có liên quan tới kiến thức ẩn, không nói ra hoặc quan điểm cá nhân (thái độ, giá trị, niềm tin, suy nghĩ, …).

- Ngƣời nghiên cứu có thể cung cấp thêm thời gian và cho phỏng vấn.

- Một số ngƣời trả lời có những khó khăn trong cách diễn đạt bằng cách viết, đặc điểm này đặc biệt phù hợp khi phỏng vấn các cá nhân là ngƣời dân tộc thiểu số, có sự hạn chế về trình độ đào tạo.

- Chúng ta muốn công bố báo cáo có liên quan đến công bố chung.

Có thể nói rằng, phƣơng pháp phỏng vấn – trả lời là phƣơng pháp đặc biệt thích hợp, bởi vì tác giả mong muốn đƣợc học và biết về quan điểm mới của những ngƣời trực tiếp thực hiện và thụ hƣởng lợi ích của Chƣơng trình 135.

Một phần của tài liệu Thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 40)