Thực tế chứng minh kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng nhƣ vùng lãnh thổ. Tuy nhiên,điều kiện cơ sở vật chất của các địa phƣơng miền núi nói chung, Bắc Mê nói riêng còn nhiều khó khăn. Mặc dù có sự cải thiện qua các năm. Song, cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ y tế, giáo dục, điện, đƣờng sá.. của ngƣời dân còn ít và đạt hiệu quả chƣa cao.
Theo Tổng cục thống kê, năm học 2012 -2013, toàn tỉnh Hà Giang chỉ có 94,17 % tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, xếp thứ 56/63 tỉnh thành trên cả nƣớc (Niên giám thống kê, 2013). Cơ sở vật chất cho giáo dục cũng là một nguyên nhân giải thích cho tỷ lệ trên. Cụ thể vào trƣờng hợp của Bắc Mê, năm 2011, toàn huyện chỉ có 1 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia. Năm 2012 và 2013 có thêm 2 trƣờng đạt chuẩn. Số trƣờng học còn ít và nghèo nàn cản trở sự phát triển của giáo dục. Không những vậy, dịch vụ y tế của vùng cũng gặp không ít khó khăn: Cụ thể, tỷ lệ xã có bác sĩ của huyện còn thấp. Năm 2011, chỉ có 1/3 xã có bác sĩ (kể cả tăng cƣờng). Đến năm 2013, vẫn tồn tại tình trạng 1/3 xã chƣa có bác sĩ. Trung bình, chỉ có 5 bác sĩ trên 10000 dân và khoảng 26.1 giƣờng bệnh/10 000 dân (năm 2013). Hay nói cách khác, 1 bác sĩ có trách nhiệm chăm sóc 2000 bệnh nhân. Sự thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng này ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống ngƣời dân.
Một thực tế khác của huyện Bắc Mê là tình trạng dân cƣ rải rác.Trong tổng số 13 đơn vị hành chính cấp xã của huyện, tới năm 2013 mới đạt 8 xã quy hoạch dân cƣ. Tuy nhiên, đây đã là một thành quả đáng khích lệ khi con số này đã gấp đôi so với năm 2011.
Huyện cũng đạt đƣợc những thành tích nhất định trong nỗ lực xây dựng cơ sở vật chất. Cụ thể, 100% số hộ đƣợc hƣởng lợi ích từ phát sóng truyền thanh, tỷ lệ đƣợc xem truyền hình hay phủ sóng truyền hình cao. Tỷ lệ đƣợc dùng điện nói chung và điện lƣới quốc gia nói riêng cũng đƣợc cải thiện qua các năm. Tỷ lệ nông thôn đƣợc ngói hóa, tỷ lệ đƣờng đến trung tâm xã đƣợc rải nhựa, đặc biệt tỷ lệ rác thải thị trấn đƣợc thu gom cũng tăng lên (tham khảo thêm tại bảng 3)
37
Tuy nhiên cơ sở vật chất dành cho nguồn nƣớc và điều kiện vệ sinh còn nhiều thiếu thốn. Bằng chứng là đến đầu năm 2014 còn 20% hộ gia đình chƣa đƣợc tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh, 25,4% hộ gia đình chƣa sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.
Bảng 3.3. Chỉ số phát triển cơ sở vật chất hạ tầng của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
TT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả thực hiện Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TH 6 tháng đầu năm 2014 1 Số trƣờng học đạt chuẩn QG (luỹ kế) trƣờng 1.0 3.0 3.0 5.0 2 Tỷ lệ xã có bác sỹ (kể cả tăng cƣờng) % 30.8 61.5 77.0 77.0 3 Số bác sỹ/10.000 dân Bác sỹ 5.2 4.2 5.0 5.0
4 Số giƣờng bệnh/10.000 dân Giƣờng 25.7 26.1 26.1 26.1
5 Số xã quy hoạch dân cƣ (lũy kế) xã 4.0 6.0 8.0 8.0
6 Tổng số hộ dân sống rải rác đƣợc tụ (lũy kế) hộ 20.0 221.0 304.0 304.0
7 Tỷ lệ hộ đƣợc xemtruyền hình % 91.0 93.4 96.9 96.9
8 Tỷ lệ phủ sóng phát thanh % 100.0 100.0 100.0 100.0
9 Tỷ lệ phủ sóng truyền hình % 96.0 97.0 97.0 100.0
10 Tỷ lệ hộ đƣợc dùng điện % 95.0 98.0 98.3 98.3
Trong đó:điện lưới quốc gia % 85.6 86.3 87.1 76.0
11 Bình quân thuê bao điện thoại/100 dân máy 16.0 16.2 60.0 63.0 12 Các cơ quan, ban ngành, các xã thị trấn,
trƣờng học và trạm y tế thuê bao Internet % 80.0 85.0 87.0 90.0
13 Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc HVS % 63.5 67.0 74.6 74.6
14 Tỷ lệ hộ nông thôn đƣợc ngói hoá % 96.5 97.1 97.8 97.8
15 Tỷ lệ rác thải ở thị trấn đƣợc thu gom % 92.0 92.0 94.0 94.0
16 Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh % 67.8 72.6 77.4 80.0
17 Tỷ lệ đƣờng đến trung tâm xã đƣợc rải nhựa % 92.3 92.3 92.3 92.3
18 Tỷ lệ đƣờng từ trung tâm xã, thị trấn đến
các thôn, bản rải nhựa, cấp phối, bê tông % 30.4 40.6 59.0 61.0
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện Bắc Mê
Nhìn chung, điều kiện vật chất kỹ thuật của huyện còn nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhânkìm hãm sự tăng trƣởng của huyện. Cần có những
38
"cú hích" mạnh mẽ hơn vào cơ sở vật chất để giúp ngƣời dân vùng sâu, vùng xa đảm bảo đời sống xã hội và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Một cách tổng quát, Bắc Mê- Hà Giang là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn phát triển. Mặc dù kinh tế có sự tăng trƣởng trong những năm qua. Song, xuất phát điểm của địa phƣơng còn thấp, điều kiện tự nhiên không thực sự ƣu đãi và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, lạc hậu. Do đó, công tác giảm nghèo của địa phƣơng gặp không ít thách thức. Quan tâm, đầu tƣ và có những chính sách hợp lí, kịp thời để nâng cao đời sống ngƣời dân Bắc Mê là một việc làm cần thiết, cần sự chung tay và đầu tƣ nguồn lực lớn hơn của xã hội.