Kết luận
•
> về tính đặc thù mặt hàng sữa bột nói chung và mặt hàng sữa bột của công ty Meiji Việt Nam
Đe tài đã phân tích 4 tính đặc thù mặt hàng sữa bột cùa công ty sữa Meiji Việt Nam bao gồm:
■ Sữa bột là mặt hàng kinh doanh dưới sự quản lý chặt chẽ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Các công ty sản xuất và kinh doanh phải chấp hành theo văn bản đã quy định, bao gồm: quy định về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm và quy định không được quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 1 tuổi, nghiêm cấm so sánh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là tương dương hoặc tốt hơn sữa mẹ.
■ Các sản phẩm sữa bột được phân chia theo các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ: sữa công thức số 1 dành cho trẻ từ 0-6 tháng, sữa công thức số 2 dành cho trẻ 6-12 tháng, sữa công thức tiếp theo dành cho trẻ trên 1 tuổi. ■ Khách hàng mục tiêu và hành vi mua sắm, bao gồm: Quan niệm của người
tiêu dùng về sừa mẹ và sữa bột, nguồn thông tin tìm kiếm, động cơ dùng thử sản phẩm và kinh nghiệm dùng sản phẩm.
■ Quan điểm của người tiêu dùng về sữa có nguồn gổc, xuất xứ Nhật Bản: khách hàng đánh giá cao và tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm sữa có nguồn gốc Nhật Bản. Ngoài ra, sừa sản xuất tại Nhật được quan niệm phù hợp hơn với thể trạng của người Châu Á nên trẻ có thể hấp thụ tốt hơn. Giá sản phẩm rẻ hơn so với Mỳ và Châu Âu nhưng sản phẩm chưa gần gũi, mức độ nhận biết không cao.
> về một số chiến lược marketing trong 4 chính sách marketing của công ty Meiji Việt Nam đối với các sản phẩm sữa bột, giai đoạn 2008-2010
Đề tài đã mô tà một số chiến lược marketing trong 4 chính sách marketing sản phẩm cùa công ty sữa Meiji Việt Nam giai đoạn 2008-2010
■ về chính sách sản phẩm: Công ty sử dụng các chiến lược như chiến lược phát
triển sản phẩm mới, chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm. Đưa ra dòng sản phẩm mới cao cấp hom “Meiji Gold” thay thế dòng sản phẩm trước đây “Meiji Merry”, cùng với đó định vị nhãn hiệu là dòng sản phẩm cao cấp, ra các quyết định về gắn nhãn, thiết kế bao gói cho sản phẩm.
■ về chính sách giá: Công ty sử dụng chiến lược giá hớt váng, đặt giá cao cho
sản phẩm nhằm định vị là dòng sản phẩm cao cấp và chiến lược giá ổn định trong tình hình biến động giá của thị trường, tạo lòng tin cho khách hàng. ■ về chính sách phân phổi: Công ty áp dụng chiến lược phân phối chọn lọc qua
nhà phân phối Hưomg Thủy và các cửa hàng, đại lý, siêu thị lựa chọn, hình thành hệ thống marketing dọc VMS trên kênh phân phổi, đưa ra các chính sách khuyến khích khác nhau ở từng cấp phân phối, đặt đội ngũ PG trực tiếp tại các shop.
■ về chính sách XT&HTKD: Các chiến lược XT&HTKD được công ty thực hiện rât bài bản, sáng tạo, bám sát tính đặc thù sản phẩm. Trong chính sách XT&HTKD, công ty kết hợp cả chiến lược kéo và chiến lược đẩy. Các chiến lược này được thực hiện qua sự phối hợp của các công cụ như: quảng cáo, tuyên truyền (hội thảo, hoạt động booth, câu lạc bộ Meiji Mama), khuyến mãi tới người tiêu dùng và chưomg trình dành riêng cho các đại lý .
Kiến nghị
■ ưy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lại lcri thế cạnh tranh cho công ty, do đó công ty cần tiếp tục xây dựng Meiji trở thành thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng tín nhiệm.
■ Cần đa dạng hơn về chủng loại sản phẩm để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng khi sử dụng: thêm các loại đóng gói khác 900g với Meiji Mama và 350g với Meiji Gold.
■ Thị trường sữa Việt Nam sẽ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, nên sự biển động giá sừa là không tránh khỏi. Đe tạo dựng lòng tin là công ty uy tín không lợi dụng tình hình tăng giá quá mức thu lợi, trong tương lai khi phải điều chỉnh giá, công ty nên có giải trình minh bạch.
■ Đẻ phát triển lâu dài và bền vững, công ty nên mờ rộng mạng lưới phân phối ra các tỉnh lân cận tại một số thị trường có mức thu nhập cao, mở thêm các trung tâm tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe, tiếp tục mạng lưới phân phổi đặc biệt là siêu thị.
■ Tiếp tục phát huy việc loại bỏ “marketing đen”, không vi phạm các quy định của cục ATVSTP.
■ Theo phân tích năm 2013 khi đạt 9% thị phần, Meiji sẽ bị các đối thủ cạnh tranh theo sát các chiến lược của công ty, do vậy công ty cần xây dựng trước các chiến lược cụ thể để có thể chủ động ứng phó với những cạnh tranh trên thị trường.
> Với cơ quan quản lý
■ Cần phải có những chế tài đủ mạnh để kiểm soát và bình ổn được giá sừa trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
■ Một điều cấp thiết hơn là cần có các chính sách giúp phát triển ngành sản xuất sữa trong nước về cả số lượng và chất lượng, từng bước hạn chế sự phụ thuộc lớn vào nước ngoài và để không còn tình trạng một sổ hãng liên tục tăng giá nhằm tăng lợi nhuận mà người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận.