Cắt giảm kho vũ khí hạt nhân

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 50 - 55)

Trên thực tế Mỹ và Nga đã tiến hành đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Hiệp định về cắt giảm và hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược START – I (Strategic Arms Reduction Treaty) được ký kết tại Moscow giữa Nga và Mỹ năm 1991. Mục tiêu của Hiệp định là cắt giảm 30% kho vũ khí hạt nhân. Theo Hiệp định, mỗi bên không được sở hữu 1600 phương tiện mang đầu đạn (tên lửa đạn đạo) và 6000 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, START – I trở nên lỗi

thời vì các nước cộng hòa mới được độc lập như Belarus, Ukraine, Kazakhstan cũng sở hữu lượng vũ khí hạt nhân không nhỏ do Liên Xô cũ để lại. Do vậy, START – I sẽ không có ý nghĩa khi các nước cộng hòa nói trên đứng ngoài Hiệp định này. Dưới sức ép của Mỹ, Belarus, Ukraine, Kazakhstan đã ký Nghị định thư Lisbon, theo đó họ cũng là đối tượng bị điều chỉnh bởi Hiệp định START – I và hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/12/1994.

Hiệp định START – II nhằm tiếp tục cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược được Nga và Mỹ ký kết năm 1993 tại Moscow, đồng thời cấm sử dụng loại tên lửa đạn đạo có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân tự tìm, phát hiện, tiêu diệt mục tiêu. Năm 2000, Nga phê chuẩn Hiệp ước trên và Nghị định thư đi kèm với một điều kiện là phía Mỹ phải tôn trọng Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM (Anti – Ballistic Missile Treaty); trong khi đó, phía Mỹ không phê chuẩn START – II, đồng thời rút khỏi Hiệp ước ABM vào tháng 6/2002. Hành động của Mỹ đã buộc Nga tuyên bố họ không còn bị ràng buộc bởi bất kỳ một điều khoản nào của START – II. Do mâu thuẫn giữa hai nước, START – II đã không có hiệu lực, lượng vũ khí hạt nhân không giảm mà vẫn được tăng cường, nâng cao sức công phá, độ chính xác. Như vậy, trên thực tế kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ là rất lớn, lớn đến mức mà chỉ một phần kho vũ khí hạt nhân chiến lược đó cũng đã đủ để phá hủy cả Nga và Mỹ và bất kỳ một quốc gia nào khác. Duy trì lượng vũ khí hạt nhân khổng lồ không những nguy hiểm mà còn rất tốn kém, đòi hỏi phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại để phá hủy vũ khí nói trên khi nó đã quá thời gian sử dụng.

Sau hai ngày chiến lược hạt nhân mới được công bố, ngày 8/4/2010, tại Prague, thủ đô của Cộng hòa Czech, Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Medevedev đã ký Hiệp ước START – II mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, đánh dấu thêm một mốc nữa trong lịch sử lâu dài, phức tạp

của tiến trình hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân. Hiệp ước này cho thấy Mỹ và Nga là hai nước dẫn đầu trong quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới và đưa ra một tín hiệu rõ rệt đối với các nước khác, nhằm ngăn chặn quá trình phổ biến loại vũ khí sát thương hàng loạt này.

Hiệp ước START – II không chỉ góp phần thắt chặt, xây dựng lòng tin trong mối quan hệ hai nước, mà còn là sự kiện mở màn cho một chương trình nghị sự rộng hơn về kiểm soát vũ khí giữa hai nước nói riêng và một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ Mỹ – Nga nói chung.

Theo Hiệp ước START – II, Mỹ và Nga đạt được những thỏa thuận sau: Về mức cắt giảm phương tiện: Mỹ cắt giảm từ 1.188 phương tiện xuống còn 800 phương tiện, Nga cắt giảm từ 809 xuống còn 800. Trong đó, gồm 700 giàn phóng tên lửa đạn đạo vượt đại dương bố trí trên đất liền, trang bị trên tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược đã được triển khai, cộng thêm 100 phương tiện tương tự chưa được triển khai. Mức cắt giảm này do phía Nga đề

xuất nhằm tạo cơ sở pháp lý để không bên nào có thể tạo ra “tiềm năng có thể tái sử dụng” các phương tiện đã bị cắt giảm [96].

Về mức cắt giảm đầu đạn hạt nhân: Mỹ cắt giảm từ 5.961 đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550. Tương ứng, Nga cắt giảm từ 3.897 đầu đạn xuống còn 1.550. Trong tổng số đầu đạn hạt nhân hai bên có thể giữ lại, thì máy bay ném bom chiến lược được tính như một đầu đạn hạt nhân chiến lược [96].

Ngoài ra, Mỹ và Nga còn đạt được các thỏa thuận quan trọng khác như: Hiệp ước START – II mới cấm các bên xây dựng căn cứ vũ khí hạt nhân ở nước ngoài, nhưng cho phép tàu ngầm của các bên ra vào hải cảng của các nước thứ ba, phù hợp với luật pháp quốc tế; Hiệp ước START – II mới cũng quy định các biện pháp kiểm tra nghiêm gặt đối với hoạt động cải biên tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược mang vũ khí thông thường, không để cho các phương tiện này có thể mang vũ khí hạt nhân; một thỏa thuận khác

mà hai bên đạt được là gắn kết giữa vũ khí tiến công và vũ khí phòng thủ, gắn kết vũ khí hạt nhân với vũ khí thông thường.

Hiệp ước START – II mới này là một biểu hiện quan trọng trong việc thực hiện chiến lược hạt nhân mới của Tổng thống Obama. Hiện nay, cả Nga và Mỹ đang tiếp tục thực hiện tốt những điều đã ký kết trong Hiệp ước. Cả hai nước đều hy vọng hai bên sẽ thực hiện đúng như cam kết đã ký, hai nước cũng cùng nhau hợp tác trong các vấn đề hạt nhân khác để cùng nhau thực hiện mục tiêu xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước START mới có nội dung của nó không khác gì mấy so với START đã từng được Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Nga Putin thoả thuận năm 2002. Trong chuyến thăm Georgia của Ngoại trưởng Mỹ

Hilary Clinton vừa qua, bà Hilary đã buộc tội Nga “tiếp tục chiếm hữu” lãnh thổ của Georgia và phát biểu rằng Mỹ “có thể vừa đi dạo vừa nhai kẹo cao su cùng một lúc” [35]. Phát biểu này của bà Ngoại trưởng của Tổng thống

Obama đã gợi nhớ tới tuyên bố của cựu Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống George W. Bush – Condoleozza Rice rằng Mỹ sẽ hợp tác với Nga ở những chỗ có thể và phản đối ở những chỗ cần thiết.

Một trong những sự khác biệt trong chính sách của Tổng thống Obama với Nga nói riêng và với châu Âu nói chung so với người tiền nhiệm là khi ông tuyên bố từ bỏ kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa NMD với Ba Lan và Séc ngày 17/9/2010. Còn các đồng minh của NATO là Georgia và Ukraina, trước mắt cũng khó có cơ hội trở thành thành viên của NATO bởi chính quyền Tổng thống Obama dường như đã không thể mạo hiểm quan hệ với Nga để giúp các nước này vào NATO. Ông George W. Bush là vị Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa sau chiến tranh lạnh nên chính sách đối ngoại của ông vẫn bị chi phối nhiều bởi tư duy chiến tranh lạnh. Tổng thống

mới” – các nước thuộc Xô Viết cũ bởi mục đích chia rẽ Nga khỏi không gian

chiến lược Đông Âu và với phần còn lại của châu Âu. Ông coi đây là một trọng điểm chính sách như một cơ chế cản trở Nga sẽ không phát huy thêm ảnh hưởng tại khu vực, gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ tại khu vực.

Tổng thống Obama thuộc đảng Dân chủ có cách tiếp cận mềm mại hơn,

thực tế hơn so với trường phái “Tân Bảo thủ”, đánh giá đúng hơn vị thế của

các nước Đông Âu đối với lợi ích cốt lõi của Mỹ ở khu vực trong môi trường chiến lược mới. Có lúc các nhà lãnh đạo của các nước này đã phải lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama quan tâm hơn tới họ. Cố vấn an ninh

quốc gia Ba Lan Aleksander Szczyglo gọi quyết định từ bỏ NMD là “một quyết định không sáng suốt, về lâu dài sẽ là thất bại chiến lược cho nước Mỹ”. Còn các vị cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa và cựu Tổng thống

Cộng hòa Tiệp Khắc Vaclav Havel đã viết thư cho Tổng thống Mỹ Obama, kêu gọi không nên nhượng bộ Nga – từ bỏ chương trình xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa và cảnh báo sẽ ảnh hưởng tới an ninh khu vực [78].

Có thể nói, dưới thời Tổng thống Obama, với chính sách “tái khởi động” quan hệ với Nga được thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo hơn

chính sách dưới thời Tổng thống Bush. Nhờ đó, quan hệ Mỹ – Nga có những

dấu hiệu “tan băng”, hai nước đều có những cố gắng thúc đẩy mối quan hệ

hợp tác song phương. Tuy nhiên, trong quan hệ Mỹ – Nga vẫn còn tồn tại một số bất đồng, khó có thể giải quyết một sớm một chiều.

Như vậy, dưới thời Chính quyền Obama, với chính sách “tái khởi động”, quan hệ với Nga đã làm cho quan hệ Mỹ – Nga có những chuyển biến

quan trọng, từ trạng thái bên bờ vực của chiến tranh lạnh sang một trạng thái hòa dịu mới với những đặc trưng tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, an ninh và thỏa hiệp trên nhiều vấn đề khác. Có được thành quả đó là nhờ

thống Obama. Tuy nhiên, giữa hai nước vẫn còn những bất đồng khó có thể giải quyết được. Vì vậy, tuy không còn là kẻ thù, nhưng Mỹ và Nga cũng

chưa là bạn hay chí ít cũng là “đối tác” chiến lược thực sự bình đẳng trong

một vài năm nữa. Do đó, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau vẫn sẽ là một đặc điểm chủ yếu trong quan hệ Mỹ – Nga trong thời gian tới.

Còn các chính trị gia của Nga cho rằng hiệp ước này cần cho Nga: Thứ nhất, nó giúp Nga lấy lại hình ảnh một chiến sĩ vì hòa bình và đầy thiện chí trong thế giới phương Tây. Thứ hai, Nga cũng cần cắt giảm chi phí cho việc gìn giữ một kho vũ khí lớn như vậy. Thứ ba, Nga đã đạt được những điều họ

mong muốn là ràng buộc giữa vũ khí tấn công chiến lược và vũ khí phòng thủ, nên không có lý do gì để trì hoãn phê chuẩn bản hiệp ước này. Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Nikolai Makarov nói tại Mátxcơva rằng hiệp ước mới đã xua tan nỗi lo ngại của mỗi bên và phù hợp 100% với lợi ích an ninh của Liên bang Nga. Nhiều nhà lãnh đạo các nước đã hoan nghênh động thái trên của Mỹ và Nga. Không nước nào vội nghĩ đến chuyện hủy bỏ tất cả số phi đạn đang có, nhưng mọi quốc gia đều biết là dân chúng mong chờ những dấu hiệu ổn định hơn, thanh bình hơn và việc làm của Nga và Mỹ phần nào đã đáp ứng được điều đó. Ngoại trưởng Anh David Milliband kêu gọi thế giới nên bắt nắm lấy cơ hội này để đồng loạt cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân đang có và đừng tính đến chuyện chế tạo bom hạt nhân nữa.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 50 - 55)