Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga trước

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 39)

năm 2009

Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc, Mỹ đã công khai cho

cả thế giới biết tham vọng bá chủ của mình thông qua “chương trình 14 điểm” của Tổng thống Willson, được trình bày tại hội nghị Versailles (1919).

Tuy nhiên, giấc mộng bá chủ ấy vẫn là quá xa vời do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đặc biệt là những biến động của tình hình thế giới cũng như sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Mỹ và các cường quốc khác. Do đó, qua mỗi đời tổng thống, Mỹ đã nhiều lần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình.

Ngày 12/3/1946, Học thuyết Truman ra đời được xây dựng trên cơ sở sức mạnh độc quyền vũ khí nguyên tử và lực lượng hùng mạnh của Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi Liên Xô, chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Học thuyết này được coi là nền tảng của chiến lược toàn cầu, đánh dấu sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Thời kỳ Tổng thống G. Bush lên nắm quyền được coi là thời kỳ chuyển tiếp từ chiến tranh lạnh sang hậu chiến tranh lạnh. Vì thế, quan hệ Mỹ – Xô vẫn chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian từ đầu năm 1989 khi G. Bush vào Nhà Trắng đến cuối năm 1991 khi Liên Xô tan rã.

Tuy nhiên, với sức mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế vượt trội, Tổng thống Bush thực hiện chính sách đơn phương cứng rắn, xử lý các vấn đề đối

ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia vị kỷ, nhấn mạnh vào lĩnh vực an ninh quân

sự hơn [25]. “Bush có vẻ không đồng ý cho rằng, thế giới là một cuộc chiến tranh tất cả chống lại tất cả, mà thay vào đó là một cuộc chiến tranh giữa cộng đồng dân chủ tự do với những tên khủng bố toàn cầu và những nhà nước bất hảo” [32;21]. Trước khi trở thành tổng thống, khi được hỏi điều gì

sẽ là thách thức cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình, ông Bush trả lời

chắc chắn “Tôi tin rằng những vấn đề lớn là về Trung Quốc và Nga… Về lâu dài, an ninh trên thế giới gắn với việc giải quyết như thế nào với Trung Quốc và giải quyết như thế nào với Nga” [32;22]. Sự ngạo mạn trong chính sách

đối ngoại toàn cầu và chính sách đối với Nga của tổng thống George Bush đã khiến cho quan hệ Nga – Mỹ xấu đi chưa từng thấy từ sau chiến tranh lạnh.

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ đã nhận xét: “Tổng thống Bush chỉ làm được một việc ngoài ý muốn là đặt dấu chấm hết cho sức mạnh của Mỹ”[7;87].

Tiếp theo chương trình phòng thủ tên lửa NMD và việc hủy bỏ Hiệp ước ABM 1972 với Nga, tháng 3/2004, tổng thống Bush còn thúc giục NATO kết nạp các thành viên mới gồm Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia và Slovenia vào tổ chức nhằm thu hẹp không gian chiến lược của Nga. Tháng 5/2007, chính quyền Bush bắt đầu các cuộc thảo luận chính thức với Ba Lan và Séc về việc lắp đặt hệ thống NMD và ngay sau đó Nga đã phản ứng mạnh bằng việc đe dọa sẽ rút khỏi INF và CFE. Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên trên cương vị tổng thống Liên bang Nga, ông

Dmitry Medvedev cho biết: “Một hệ thống tên lửa Iskander sẽ được triển khai tại khu vực Kaliningrad, để nếu cần, sẽ được dùng làm vô hiệu hóa hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa mà Mỹ thiết lập ở Đông Âu” [73].

Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9/2001 khi Nga thể hiện mong muốn giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan thì chính quyền Tổng

thống George W. Bush mới bắt đầu có những biểu hiện hòa dịu hơn trong chính sách với Nga như việc hứa hẹn viện trợ kinh tế, đẩy mạnh hơp tác thương mại song phương và ủng hộ việc Nga gia nhập WTO. Tổng thống George W. Bush cũng đề nghị Quốc hội xem xét hủy bỏ luật sửa đổi Jackson – Vanik, theo đó thừa nhận Nga có nền kinh tế thị trường, tạo cơ hội cho thương mại giữa hai nước phát triển. Đặc biệt là việc chính quyền đã tuyên bố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Nga mà cụ thể là dự án đầu tư có giá trị lên tới 12 tỷ USD của tổ hợp dầu khí Exxon – Mobil của Mỹ. Tháng 11/2001, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn xóa một phần nợ cho Nga, tương đương với chi phí mà Nga dùng để thực hiện kế hoạch cắt giảm kho vũ khí hạt nhân [13]. Nhưng cho tới cuối nhiệm kỳ của mình, những hứa hẹn của

Tổng thống George W. Bush với Moscow chỉ là “lời nói gió đưa”. Sau cuộc

xung đột Nga – Georgia, Mỹ lại tiếp tục cản trở tiến trình gia nhập WTO của Nga, thậm chí đòi trục xuất Nga khỏi G8. Và kể từ đó, quan hệ Nga – Mỹ lại tiếp tục rơi xuống hố sâu.

Vì vậy, mối quan hệ với Nga luôn được xem là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, cho nên khi trúng cử Tổng thống Barack Obama đặc biệt chú trọng việc điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với nước Nga.

Tiểu kết:

Năm 2009, có lẽ là một năm đặc biệt đầy biến động đối với nước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ có một vị Tổng thống là người da màu lên nắm quyền. Bên trong nước Mỹ đang bị chấn động rung chuyển bởi cơn bão tài chính được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái những năm 1930. Hàng loạt các tập đoàn tài chính, ngân hàng tuyên bố phá sản. Các đại tập đoàn công nghiệp cũng lần lượt xin được nhà nước bảo trợ. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 2 con số. Trung bình cứ mười người ở Mỹ thì có một người thất nghiệp. Thâm hụt ngân sách dự đoán sẽ lên đến mức kỷ lục khoảng 1.750

tỷ USD vào cuối năm 2009 [29]. Bên ngoài nước Mỹ, tình hình cũng đầy biến

động. “Thế giới vẫn còn bị ám ảnh bởi bóng ma cơn bão tài chính toàn cầu. Từ châu Mỹ, châu Âu, cho đến châu Á, các quốc gia đều đang phải gồng mình vượt bão. Nước Mỹ còn khó khăn gấp bội khi phải lún sâu vào hai cuộc chiến đầy rủi ro tại Iraq và Afghanistan” [34].

Đứng trước hàng loạt những thách thức to lớn như vậy, một điều cần có ở một vị tân Tổng thống lúc này là sự thay đổi, sự điều chỉnh chiến lược để có thể từng bước đưa đất nước vượt qua thời kỳ nguy nan nhất, trên cơ sở bài học rút ra từ chiến lược của các đời Tổng thống trước đó. Kết thúc bài diễn văn

nhậm chức của mình, Tổng thống Obama khẳng định: “Bằng hy vọng và nghị lực, chúng ta hãy can đảm lần nữa để đối diện với dòng nước đóng băng, và chịu đựng bất cứ cơn bão nào đến đây. Hãy để cho con cháu của chúng ta biết rằng khi chúng ta bị thử thách, chúng ta đã từ chối để cuộc hành trình này kết thúc, rằng chúng ta đã không quay lưng và cũng không nao núng; với đôi mắt nhìn thẳng về phía chân trời cùng sự ban ơn của Thượng đế, chúng ta mang theo món quà vĩ đại của tự do và trao nó lại an toàn cho các thế hệ tương lai” [55].

Trong chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ, Nga luôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Nếu như trong Chiến tranh lạnh, quan hệ của Mỹ với Liên Xô có tính chất một mất một còn và là tâm điểm của mọi hoạt động đối ngoại Mỹ thì hiện nay, chính sách đối với Nga là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu.

Đối chiếu những thách thức khó khăn trên toàn cầu cùng với vai trò quốc tế và sức ảnh hưởng toàn cầu của Nga đã cho thấy Nga có thể trở thành đối tác chiến lược của Mỹ trong tương lai không xa. Đặc biệt, hiện nay, Nga vẫn giữ được tiềm năng của một cường quốc lớn và có vai trò quan trọng trong những lĩnh vực có lợi ích đặc biệt đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Cũng trên cơ sở nhận thức đó, mà Tổng thống Barack Obama và chính quyền của mình đó thống nhất tái khởi động quan hệ Mỹ – Nga với những mục tiêu và biện pháp cụ thể… nhằm thiết lập môi trường để hai nước dễ dàng tiến hành thảo luận những vấn đề thuộc lợi ích chung của hai nước và điều chỉnh những bất đồng trong quan hệ bấy lâu.

CHƯƠNG 2 :

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC NGA (2009 – 2012)

2.1. Quá trình lên cầm quyền của Barack Obama

Ông Barack Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961, người gốc Phi, cội nguồn ở Kenya, đã trở thành Tổng thống thứ 44 của Mỹ từ ngày 20/1/2009. Ông là người da màu đầu tiên làm tổng thống đất nước có chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển trên 200 năm (1776 – 2010), có diện tích lớn thứ tư thế giới (9,4 triệu km2) với dân số lớn thứ ba thế giới (310 triệu người) nhưng lại có nền kinh tế toàn cầu lớn nhất hiện nay. Do vậy, ông Obama không những là niềm tự hào của nền dân chủ đa sắc màu chủng tộc ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, mà còn là niềm tự hào của các dân tộc châu Phi [17]. Với hơn 130 triệu cử tri Mỹ đi bầu cử tổng thống, các nghị sĩ tại Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Cuối cùng người giành thắng lợi là ông Barack Obama, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, với số phiếu đại cử tri đoàn là 365, trở thành người Mỹ gốc phi đầu tiên được bầu làm tổng thống Mỹ [67;20].

Trong tình trạng báo động trước nguy cơ Mỹ có thể đánh mất đi vị trí siêu cường lâu nay của mình bởi những tác động tiêu cực từ những cuộc chiến chống khủng bố và hậu quả của đợt suy thoái tài chính năm 2008, Tổng thống Obama đã đưa ra những nỗ lực nhằm tìm kiếm lại vị thế toàn cầu về sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ.

Trên cơ sở đó, khái niệm “sức mạnh mềm” mà học giả Mỹ Joseph Nye

một trong những nhà tư tưởng đối ngoại có ảnh hưởng nhất nước Mỹ, đã từng nêu ra. Theo đó, nước Mỹ cần tìm lại sự ảnh hưởng trên toàn cầu bằng sự hấp dẫn và hợp tác chứ không chỉ bằng tiền bạc hay vũ lực; gây ảnh hưởng bằng

mạnh mềm” đã được chính quyền Obama triển khai trong những chính sách đối ngoại của mình [68;20]. Barack Obama đã nói: “Tôi sẽ không tranh cử vào vị trí Tổng thống nếu tôi không có niềm tin sắt đá rằng đây là vị trí mà đại đa số người dân Mỹ cần cho đất nước này. Sự đoàn kết có thể chẳng bao giờ đạt được mức hoàn hảo, những thế hệ nọ tiếp nối thế hệ kia đã minh chứng rằng nó luôn được làm cho hoàn hảo. Và ngày hôm nay cứ mỗi khi tôi cảm thấy do dự hay hoài nghi về triển vọng này thì điều tiếp thêm cho tôi hy vọng chính là thế hệ tiếp theo – những thanh niên có thái độ, niềm tin và sự sẵn sàng thay đổi sẽ làm nên lịch sử trong cuộc bầu cử này” [377;14].

Như vậy, Barack Oabama lên cầm quyền vào thời điểm mà hình ảnh, vị thế và vai trò của nước Mỹ đối với thế giới đã bị suy giảm đáng kể sau 8 năm cầm quyền của người tiền nhiệm G.W.Bush. Trong bối cảnh nước Mỹ và thế

giới lâm vào thời kỳ “đầy giông bão”, sau khi trúng cử tổng thống Mỹ đã hứa

hẹn thay đổi đường lối đối nội và đối ngoại, đồng thời khẳng định nước Mỹ lại một lần nữa nhận trách nhiệm lãnh đạo thế giới.

2.2. Nội dung và mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ với nước Nga dưới thời tổng thống Obama (2009 – 2012) thời tổng thống Obama (2009 – 2012)

2.2.1. Nội dung

Trong định hướng chính sách đối với Nga, Tổng thống Obama đã phê

phán chính sách “diều hâu” của Tổng thống Bush đối với Nga và tuyên bố sẽ đảo chiều chính sách trước đó bằng kế hoạch “tái khởi động” quan hệ Mỹ –

Nga nhằm kiến tạo sự thiện cảm từ phía Nga và chuyển hóa tính chất quan hệ từ căng thẳng sang hợp tác. Ngày 1/4/2009 sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Nga, hai bên nhất trí đánh giá thời kỳ hai nước nhìn nhau như kẻ thù đã qua

lâu, sẵn sàng vượt khỏi tâm lý của thời kỳ “chiến tranh lạnh” và khởi động

một nghị trình hợp tác mới nhằm tăng cường ổn định chiến lược, an ninh quốc tế và cùng đối phó với những thách thức toàn cầu [26]. Đặc biệt, trong chuyến

thăm Nga tháng 7/2009, Tổng thống Obama lại một lần nữa khẳng định lại

“những cách tiếp cận thời chiến tranh lạnh” đối với quan hệ Nga – Mỹ đã

thuộc về quá khứ và mong muốn hợp tác hơn là quan hệ đối kháng.

Trong các cuộc gặp này Mỹ và Nga đã đạt được các thỏa thuận quan trọng về kiểm soát vũ khí tấn công chiến lược, về Afghanistan và cùng nhau

hợp tác để “bẻ gẫy cái gai” hạt nhân Iran và Triều Tiên. Chính Tổng thống

Obama đã thừa nhận, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Nga rằng,

ông “không trông đợi hai bên có cùng quan điểm hoàn toàn đối với tất cả các vấn đề đưa ra thảo luận” vì ông hiểu rõ đối với bất kỳ quan hệ song phương

nào, kể cả giữa các quốc gia có cùng chế độ chính trị – xã hội thì khả năng có chung quan điểm đối với tất cả các vấn đề là phi thực tế [18;33].

Song sự khác biệt đó không cản trở Nga – Mỹ hợp tác giải quyết các vấn đề mà hai bên quan tâm. Để làm dịu đi những căng thẳng và bất đồng với Nga, Mỹ tỏ rõ lập trường mềm dẻo và linh hoạt hơn trong lịch trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) châu Âu, thậm chí tuyên bố hủy kế hoạch triển khai 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và trạm ra – đa ở Cộng hòa Séc, kế hoạch mà Nga kịch liệt phản đối vì cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia Nga.

Đổi lại Mỹ tìm kiếm sự hợp tác của Nga trong nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và sự ủng hộ của nước này trong vấn đề Iraq, Bắc Triều Tiên, chống khủng bố quốc tế và tình hình bất ổn tại Afghanistan. Kết quả ban đầu của nỗ lực này là Tổng thống Nga – Mỹ đã thông qua văn kiện

“Nhận thức chung về vấn đề tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược”, khẳng định Nga và Mỹ thỏa thuận tiếp tục cắt giảm và hạn chế

vũ khí tấn công chiến lược trong thời gian tới sẽ ký Hiệp ước mới thay thế hiệp ước START – I có từ thời chiến tranh lạnh. Sau gần một năm thương lượng căng thẳng, tháng 4/2010 Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, tại

thủ đô Prague của Cộng hòa Czech, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama (còn gọi là hiệp ước START II). Trong bối cảnh quốc tế phức tạp và cạnh tranh các nước lớn gia tăng, việc hai cường quốc hàng đầu thế giới về sức mạnh quân sự và hạt nhân đi đến thỏa thuận cắt giảm kho vũ khí tiến công chiến lược đã cho thấy quyết tâm của hai bên nhằm xây dựng lại lòng tin với nhau. Đối với vấn đề Afghanistan, trong cuộc gặp cấp cao Mỹ – Nga, hai bên đã ký hiệp định song phương về việc Nga cho phép Mỹ và NATO vận chuyển quân đội và thiết bị quân sự qua lãnh thổ của họ không hạn chế sang Afghanistan.

2.2.2. Mục tiêu

Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, suốt một thập kỉ (1991 – 2001), nước Mỹ trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, cùng với suy thoái kinh tế và an ninh thế giới bị thách thức, xu thế phân cực và toàn cầu hóa cũng diễn ra mạnh mẽ, đồng thời, với nhiều trung tâm quyền lực mới nổi lên, khiến cho vị thế của nước Mỹ bị suy

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 39)