Hợp tác quân sự giữa 2 nước

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 59 - 61)

Cuộc chiến tranh Iraq trước đó đã khiến Mỹ hiểu rằng, nếu chỉ đơn thuần sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết mọi vấn đề là phi thực tế. Điểm mới trong chiến lược an ninh – quân sự của Tổng thống Obama là sự

đoạn tuyệt rõ ràng với cách tiếp cận quân sự đơn phương – chính sách “tấn công phủ đầu”, mà chính quyền tiền nhiệm của George W. Bush theo đuổi

trong suốt 8 năm ông làm Tổng thống kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.

Trong bản Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của mình công bố ngày 27/5/2009, Obama đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng sức mạnh kinh tế và các liên minh ngoại giao cùng với sức mạnh quân sự để giữ cho nước Mỹ được an toàn và thịnh vượng. Trong chiến lược mới này một lần nữa Obama nhấn mạnh rằng ông đã bỏ qua phương pháp tiếp cận

quân sự đơn phương của chính quyền tiền nhiệm. Ông phát biểu: “Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất có thể lên kế hoạch và duy trì các chiến dịch quân sự quy mô lớn ở bên ngoài. Tuy nhiên, khi chúng ta quá lạm dụng sức mạnh quân sự hoặc không đầu tư hay triển khai các công cụ bổ sung, hoặc hành động đơn phương không có sự tham gia của các đối tác thì quân đội của chúng ta sẽ bị căng sức. Người Mỹ chịu gánh nặng lớn hơn và vai trò lãnh đạo của chúng ta

trên thế giới hiện đang được nhận biết chủ yếu qua sức mạnh quân sự” [25]. Tổng thống Obama đã xác định 4 “lợi ích quốc gia lâu dài” có “mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời” đó là gồm an ninh, sự thịnh vượng, các giá trị và

trật tự quốc tế được tăng cường bởi sự lãnh đạo của Mỹ. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi những liên minh mạnh nhằm giữ cho đất nước được an toàn. Trong khi duy trì các mối quan hệ liên minh hiện nay, học thuyết an ninh mới kêu gọi mở rộng phạm vi hợp tác của Mỹ trên khắp

thế giới. “Những mối quan hệ song phương như quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, Ấn Độ và Nga sẽ rất quan trọng đối với việc thiết lập sự hợp tác rộng lớn hơn ở những lĩnh vực mà các bên có lợi ích chung. Và các cường quốc mới nổi ở tất cả các khu vực trên thế giới ngày càng khẳng định bản than, mở ra cơ hội hợp tác với Mỹ” [25].

Sau sự kiện Nam Ossetia năm 2008 mọi hoạt động quân sự của Nga – Mỹ và NATO tạm thời bị đóng băng, tuy nhiên sau chuyến thăm của Tổng thống Obama, hai bên đã nối lại các hoạt động hợp tác quân sự, nhằm tăng cường sự hiểu biết sâu hơn. Theo thỏa thuận được kí giữa tổng tham mưu trưởng hai nước trong năm 2009 đã tiến hành khoảng 20 hoạt động [49] trong lĩnh vực quân sự bao gồm trao đổi sỹ quan, thông tin và tập trận nhằm chống lại các hoạt động không tặc trong không phận quốc gia và quốc tế, trao đổi học viên các trường học viện quân sự, tổ chức các chuyến viếng thăm trao đổi giữa các giảng viên của Học viện Bộ Tổng tham mưu Nga với Trung tâm tham mưu của quân đội Mỹ tại Leavenworh, tập trận mô phỏng giữa Học viện Hải quân mang tên Kuznhetsov của Nga với Học viện Hải quân Mỹ.

Hợp tác quân sự là một động thái mới trong quan hệ Mỹ – Nga kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc nhằm giải quyết tốt hơn mối đe dọa đối với thế giới từ chủ nghĩa khủng bố đến cướp biển [51]. Ngoài ra, sự xích lại gần nhau giữa lực lượng vũ trang hai nước cho thấy lòng tin giữa Nga và Mỹ đã

được cải thiện đáng kể từ sau khi ông Obama trở thành tổng thống Mỹ. Mối quan hệ này không chỉ đáp ứng lợi ích của mỗi quốc gia mà còn hỗ trợ và tăng cường an ninh trên thế giới.

Ngoài các vấn đề mang tính toàn cầu như giải trừ vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, cả hai phía thỏa thuận sẽ hợp tác trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu về HIV/AIDS, lao phổi và các vấn đề liên quan đến tù nhân và quan nhân mất tích trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, chiến tranh Triền Tiên, Việt Nam và trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)