Cải thiện thương mại – đầu tư vào Nga

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 61 - 64)

Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Nga ngày 1/4/2009, hai bên đã nhất trí đánh giá thời kỳ hai nước nhìn nhau như kẻ thù đã qua lâu, sẵn sàng vượt khỏi tâm lý của thời kỳ chiến tranh lạnh và khởi động một nghị sự hợp tác mới, thực chất nhằm tăng cường ổn định chiến lược, an ninh quốc tế và cùng đối phó với những thách thức toàn cầu, đồng thời giải quyết những khác biệt một cách cởi mở, thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng và ghi nhận quan điểm của nhau [15;65].

Vì vậy, bên cạnh việc hợp tác trong lĩnh vực chính trị – an ninh đối với Nga, các nội dung liên quan tới kinh tế cũng nằm trong kế hoạch của chính quyền Tổng thống Obama. Đây thực sự có thể nói là chiến công, đặc biệt nếu tính đến những hiềm khích, thiếu hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ song phương do chính quyền Bush để lại [366;38]. Mặc dù chính sách đầu tư vào Nga đã được Tổng thống Bush áp dụng vào quan hệ Nga – Mỹ nhưng mức độ hợp tác vẫn ở quy mô rất nhỏ.

Một trong những mục tiêu, nội dung của chính sách đối với Nga hiện nay là thúc đẩy hoạt động thương mại song phương và đầu tư của Mỹ vào Nga được dựa trên những cơ sở sau:

Thứ nhất, Mỹ hiện chỉ chiếm khoảng 4% trao đổi thương mại và FDI

của Nga – con số đó chỉ là rất ít so với tiềm năng kinh tế của hai nước và chưa đủ so với mong muốn của Mỹ. Nhận thức được vấn đề đó, Tổng thống Obama đã xác định chủ trương đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế vào Nga. Đây là cơ hội lớn cho các công ty của Mỹ thâm nhập vào một nền kinh tế trị giá 1231 tỷ USD này [27].

Thứ hai, đầu tư được đẩy mạnh cũng sẽ tăng cường quan hệ song

phương và thắt chặt mối liên hệ giữa hai nước. Quan hệ thương mại được tăng cường cũng là cơ chế đối trọng hiệu quả nhất để hạn chế căng thẳng và đối đầu xảy ra như trong cuộc chiến tại Georgia vừa qua.

Thứ ba, cả Mỹ và Nga đều đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng

kinh tế tồi tệ nhất trong ba thập kỷ trở lại đây nên khi yêu cầu hợp tác kinh tế để phát triển là tối quan trọng thì cánh cửa đầu tư vào Nga chắc chắn sẽ mở rộng đối với Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Obama dự định để cải thiện cơ cấu nền để tăng cường đầu tư, thương mại với Nga, sẽ ký kết với Nga Hiệp ước BTA và tác động tới chính quyền Medvedev để Hiệp ước được thông qua. Theo đó, vào tháng 7/2009, một Cao ủy tổng thống song phương đã được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh và trong đó có nhóm hoạt động về phát triển kinh doanh và quan hệ kinh tế với đội ngũ là các nhà kinh tế và học giả hàng đầu của Mỹ và Nga, đã bắt đầu làm việc tại Washington vào tháng 2/2010. Nhóm có nhiệm vụ đề ra chương trình hành động chung, các kế hoạch phát triển và báo cáo quan hệ kinh tế giữa Nga và Mỹ . Những chương trình hành động cụ thể sẽ được hai vị tổng thống nghiên cứu và cho triển khai trong thời gian tới.

Ngoài ra, một vấn đề rào cản trong quan hệ kinh tế giữa hai nước đó là đạo luật Jackson – Vanik. Đạo luật này được đưa ra năm 1974, thực hiện cấm đối với Liên Xô trước kia và Nga hiện tại không được nhận tình trạng thương

mại bình thường vĩnh viễn trừ phi nước này cho phép người Do Thái nhập cư tự do. Trong những năm 1990, Nga đã nới lỏng luật nhập cư và cho phép hàng ngàn người Do Thái đến định cư. Chính quyền George W. Bush cũng đã tuyên bố sẽ gỡ bỏ đạo luật này đối với Nga và đệ trình lên Quốc Hội năm 2002. Tuy nhiên, đạo luật đã không qua được quy trình bầu cử tại Quốc hội và đã làm thất vọng chính quyền Moscow [48]. Đến nay, Tổng thống Obama cũng có nhiệm vụ hoàn thành việc gỡ bỏ đạo luật đối với Nga như một biểu tượng cho việc thoát khỏi tư duy chiến tranh lạnh của quan hệ hai nước, mở cửa cho Nga hội nhập vào nền kinh tế thế giới – tổ chức thương mại quốc tế WTO. Đồng thời động thái này cũng sẽ tăng cường niềm tin của Moscow đối với Washington và thúc đẩy thương mại giữa hai nước phát triển bình thường. Washington cho rằng mối lợi đối với Hoa Kỳ từ việc cải thiện quan hệ với Nga có ý nghĩa nhiều hơn so với bất cứ sự mạo hiểm chính trị nào hay với bất cứ cảm tình hoặc ác cảm cá nhân của ai. Nga cần cho Hoa Kỳ để giải quyết những vấn đề nhất định. Vấn đề thậm chí không phải ở sự giúp đỡ, mà là ở việc Mátxcơva không còn là chướng ngại vật, là vấn đề, là mối đau đầu của Washington nữa. Tất nhiên, đây cũng là cách tiếp cận theo hướng tiêu dùng, tuy vậy, quan hệ tốt với Nga cũng rất quan trọng từ phương diện các lợi ích chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ. Đối với Moscow, việc có các mối quan hệ tốt với một quốc gia như Hoa Kỳ cũng rất quan trọng. Những mối quan hệ mới cần được xây dựng dựa trên nền tảng thống nhất hai nước, chứ không phải trên những vấn đề tranh cãi, xung đột chưa được giải quyết [367;38].

Trong học thuyết đối ngoại của Obama đã nêu ra hai luận điểm cơ bản,

nổi bật nhất: “sức mạnh thông minh” và “thế kỷ Thái Bình Dương”, nhằm

mục tiêu chiến lược của Mỹ là củng cố, duy trì vị trí siêu cường, lãnh đạo toàn cầu trong thế kỷ 21 [211;5]. Tổng thống Obama đã đảo chiều thế đi xuống của quan hệ Mỹ – Nga bằng các biện pháp linh hoạt, mềm dẻo, xây dựng niềm tin

với chính quyền Moscow. Tổng thống Obama còn khởi xướng một khái niệm

ngoại giao mới – “ngoại giao hamburger” khi Tổng thống đã mời Tổng

thống Nga Dimitri Medvedev đi ăn trưa ở một nhà hàng hamburger bình dân kiểu Mỹ. Đó là cách mà Tổng thống Obama gây cảm tình từ người đồng nhiệm một cách hoàn toàn thân thiện và tự nhiên. Không chỉ tác động tới cấp cao mà Tổng thống Obama còn xác định ngoại giao công chúng cũng là một phương thức mới để chính sách đối với Nga được thực thi hiệu quả hơn. Trong bài phát biểu tại trường Kinh tế tại Moscow, Nga ngày 7/7/2009, tổng thống đã khẳng định với sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta, bất kỳ trật tự thế giới nào mà cố gắng đưa một quốc gia hoặc một nhóm người lên vị trí cao hơn các quốc gia khác chắc chắn sẽ thất bại…Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi

“khởi động lại” quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga [26].

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)