Nga dưới thời tổng thống Barack Obama ( 2009 – 2012) 2.4.1. Đặc điểm
Tư tưởng “sức mạnh thông minh” được Mỹ đưa ra trong bối cảnh cả thế
và lực của siêu cường toàn cầu này đang trên đà suy giảm. Năm 2009, nền kinh tế đầu tàu Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang ở vào thời kỳ khó khăn nhất trong vài thập niên trở lại đây. Tổng thống thứ 44 của Mỹ, Barack Obama, phải đương đầu với những thách thức rất lớn khi thừa hưởng một di sản nặng nề của vị Tổng thống tiền nhiệm có uy tín thấp kỷ lục trong
lịch sử do “thành tích đối ngoại” của mình [5;214]. Hàng loạt các vấn đề đặt ra
trong đó quan hệ với Nga – một cường quốc ngày càng mạnh và quyết đoán có khả năng thách thức lớn nhất địa vị siêu cường của Mỹ – rất căng thẳng. Thực tế này buộc chính quyền Obama phải có cách tiếp cận mới, hợp tác quốc tế để đối phó có hiệu quả hơn với các điểm nóng. Vậy đặc điểm của chính sách đối ngoại mà chính quyền B.Obama thực hiện đối với nước Nga là gì?
* Đặc điểm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Nga dưới thời Barack Obam.
Thứ nhất, chính sách đối ngoại của nước Mỹ dưới thời Tổng thống
B.Obama trên thực tế là sự tiếp nối từ các chiến lược trước đó nhưng có sự điều chỉnh, sửa đổi nhằm mục đích tối cao là duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới.
Thứ hai, trong suốt quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối
ngoại tổng thống Barack Obama luôn luôn có sự giúp đỡ của đội ngũ cố vấn thân cận dày dặn kinh nghiệm, từng trải. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Obama với nước Nga trên hầu hết các lĩnh vực như: an ninh – quân sự, kinh tế, chính trị dân chủ và nhân quyền. Trong đó, lĩnh vực an ninh – quân sự đã trở thành ưu tiên số 1 trong các hoạt động đối ngoại của chính quyền Obama. Các vấn đề dân chủ, nhân quyền đều có sự nới rộng hơn.
Thứ ba, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với nước Nga
xuất phát từ nhu cầu của cả hai bên nhất là trong bối cảnh sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ…
Thứ tư, tìm cách tái khởi động quan hệ tốt với Nga vốn đã bị xuống cấp
trầm trọng trong thời kỳ Tổng thống Bush, quan hệ giữa Nga với Mỹ trong thời gian này là kiểu hình hợp tác. Khi đánh giá, phân tích sự tồn tại của hai kiểu hình hợp tác; quyền lãnh đạo và quyền lực trong các quan hệ quốc tế thông qua nghiên cứu thực tế, kết luận chỉ ra việc tồn tại giữa những kiểu hình hợp tác quốc tế là có thể xảy ra, trên phương diện rộng, sự tồn tại các kiểu hình bất quy tắc quốc tế khác nhau là minh chứng tiêu biểu cho nỗ lực không ngừng của các quốc gia nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ ngoại giao bền chặt hơn trong tương lai.
Thứ năm, về nội dung thì chính sách đối ngoại thời Tổng thống Obama có sự nới rộng hơn, mang tính “linh hoạt và “mềm dẻo” so với trước đặc biệt
là so với thời Tổng thống G. Bush. Nhìn lại quá trình hoạch định và triển khai
chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, có thể thấy “sự thông minh”, “sự khôn ngoan” của Mỹ trong việc sử dụng sức mạnh (thế và lực) hiện có
được thể hiện qua một số phương diện sau:
Một là, Obama chủ trương từ bỏ cách tiếp cận đơn phương của chính
quyền Bush, đề cao tính đa phương và hòa giải trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Ông cho rằng, mặc dù Mỹ vẫn là quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới nhưng Mỹ chỉ là một quốc gia, mà những vấn đề mà nước Mỹ phải đối phó như nạn buôn bán ma túy, biến đổi khí hậu hay khủng bố sẽ không thể nào được giải quyết bởi một quốc gia, rằng Mỹ không thể tự mình đạt các mục tiêu lớn, mặc dù hành động đơn phương bao giời cũng dễ dàng hơn việc thành lập các quan hệ đối tác thực sự và các đồng minh trung thành. Vì vậy, Mỹ sẽ hành động như một người hỗ trợ toàn cầu chứ không phải là người lãnh đạo toàn cầu, một đối tác có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế chứ không phải một vị cứu tinh [54].
Tổng thống Obama luôn cho rằng số phận của Mỹ gắn chặt với số phận của các nước đang phát triển. Ông chủ trương sử dụng công cụ khác ngoài công cụ quân sự để đạt được mục đích đối ngoại và khẳng định nếu Mỹ cần phải có hoạt động quân sự thì phải được sự ủng hộ của hai Đảng, phải phối
hợp chặt chẽ với đồng minh, bạn bè và “nước Mỹ cần phải có mục tiêu rõ ràng trong bất cứ cuộc chiến nào” [33]. Điều đó có nghĩa là Mỹ không e ngại
việc triển khai sức mạnh Mỹ nhưng sức mạnh đó phải được sử dụng dựa trên đánh giá những giới hạn thực tế với liều lượng phù hợp. Đây chính là chủ trương sử dụng dựa trên đánh giá những giới hạn thực tế với liều lượng phù
hợp, và cũng là chủ trương sử dụng “sức mạnh thông minh” để đạt được mục
tiêu đối ngoại của Mỹ.
Hai là, Obama chủ trương đối thoại, can dự với các quốc gia Mỹ cho là
bất hảo. Đây là cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau so với chính quyền tiền nhiệm, thậm chí so với cả chính quyền B.Clinton được coi là tương đối ôn
hòa. Quan điểm “thế giới đa đối tác” của Tổng thống Obama cho thấy Mỹ sẽ từ bỏ cách thức tập hợp lực lượng “đi theo Mỹ hoặc chống lại Mỹ” được
chính quyền Bush áp dụng từ sau vụ khủng bố ngày 11/9, đồng thời Mỹ sẽ thúc đẩy quan hệ với tất cả các nước trước đây có bất đồng với Mỹ. Trong chính sách chống khủng bố, Mỹ chuyển chiến trường chính Iraq sang Afghanistan. Obama rất thành công trong việc thuyết phục các nước đồng minh NATO triển khai thêm 5000 quân tới Afghanistan và phát tín hiệu sẵn sàng đối thoại với những người có thái độ ôn hòa trong lực lương Taliban; tuyên bố nhanh chóng rút các lữ đoàn chiến đấu khỏi Irắc trong vòng 18 tháng và cam kết rút hết quân vào năm 2011. Đối với Iran, Obama tuyên bố sẵn sàng đối thoại để tháo gỡ những vướng mắc giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, mặc dù nước này luôn đưa ra những quan điểm cứng rắn (rút khỏi vòng đàm phán 6 bên,
phóng thử vệ tinh …) nhưng chính phủ Mỹ vẫn “nén giận” không đưa ra
những lời cảnh báo nghiêm khắc như thời G. Bush. Đối với Nga, tân Tổng
thống muốn “phá băng” trong quan hệ hai nước đưa mối quan hệ Đông – Tây trở lại theo hướng hòa dịu và hợp tác. Đối với khu vực “sân sau”, Obama mang tới một thông điệp nhằm “hàn gắn” và xích lại gần hơn đối với khu
vực này. Obama cam kết quan hệ đối tác bình đẳng với các quốc gia châu Mĩ
với chính sách “thực dụng hơn và ít ngạo mạn hơn”.
Ba là, tập trung vào sự tương đồng hơn sự khác biệt. Ông đi nhắc lại điệp khúc này ở những nơi ông đến. “Nước Mỹ và Nga có nhiều điểm chung
hơn là sự khác biệt”, Tổng thống Obama đã phát biểu như vậy sau khi gặp
Tổng thống Dmitry Medvedev ở Kremlin. Trong một cuộc họp báo tháng 4/2009 ở Trinidad, ông nói rõ về tư duy của mình, mô tả cách tiếp cận tập thể đối với các vấn đề ngoại giao có thể loại bỏ những định kiến cũ rich hoặc thứ giáo điều về hệ tư tưởng.
Bốn là, chủ nghĩa thực dụng thường chiếm ưu thế hơn lý tưởng chủ
nghĩa dưới thời Tổng thống Obama. Tại cuộc họp báo, khi được hỏi ông sẽ giải quyết thế nào đối với sự xung đột về mặt tư tưởng giữa việc tôn trọng chủ quyền quốc gia và việc can thiệp vào nước khác để bảo vệ quyền của các con
người bị áp bức, ông đã nói: “Cái ngưỡng mà sự can thiệp quốc tế có thể được coi là hợp lý nhất phải rất cao. Phải có sự vi phạm quốc tế mạnh mẽ đối với những thứ đang diễn ra ở quốc gia đó. Đó không phải là một quyết định rõ ràng” [45]. Cách tiếp cận đàm phán của Obama cũng cho thấy sự thực
dụng hiển hiện. Ông đã loại bỏ thói quen của Tổng thống Bush là trừng phạt những hành động mà Mỹ cho là sai trái của nước ngoài bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc đe dọa chấm dứt đối thoại trực tiếp. Vài tuần sau bạo loạn ở Iran, Tổng thống nói rằng ông vẫn hy vọng các nhà lãnh đạo nước này sẽ gặp ông tại bàn đàm phán trước tháng 9 để thảo luận chương trình hạt nhân của Iran. Tổng thống Obama cho rằng, mặc dù đại diện cho một giá trị phổ biến và lý tưởng của loài người (dân chủ, tự do…) song các nước khác nhau có lịch sử khác nhau, nền văn hóa khác nhau và mục tiêu khác nhau, do vậy những gì mà Mỹ cần làm là thúc đẩy những giá trị và lý tưởng Mỹ là bằng cách nêu gương. Obama cho chủ trương để cho người dân các nước có quyền tự quyết trong việc lựa chọn chế độ chính trị của riêng họ. Đây là điều khác
biệt hoàn toàn so với “học thuyết Bush” với lập luận chỉ có các quốc gia dân
Năm là, chủ trương giảm lực lượng và vai trò của vũ khí hạt nhân. Mặc
dù vẫn coi chống khủng bố là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại song Obama không coi đó là cuộc chiến kéo dài nhiều thế hệ như chính quyền Bush, đồng thời từ bỏ ý định chống khủng bố để mở rộng ảnh hưởng trên thế giới, duy trì đơn cực sau chiến tranh lạnh. Việc xóa bỏ thuật ngữ
“toàn cầu chống khủng bố” và chủ trương dân sự hóa vấn đề chống khủng bố
đã tỏ rõ hàm ý giảm nhẹ vấn đề này trong chính sách đối ngoại, đồng thời cho thấy rằng, chủ nghĩa khủng bố xuất phát từ hệ tư tưởng thù địch với Mỹ có nguyên nhân sâu xa là những bất công trong xã hội và tình trạng nghèo đói, nhất là trong xã hội Hồi giáo. Vì vậy, để loại bỏ tận gốc chủ nghĩa khủng bố cần phải xóa bỏ sự bất công và nghèo đói. Từ suy nghĩ đó, Obama coi phát
triển tại các nước nghèo đói là một trong những “vũ khí” chống lại chủ nghĩa
khủng bố. Ông xác định địa bàn chống khủng bố không phải là Iraq hay Trung Đông mà là Afghanistan, Pakistan và Yemen. Đối tượng chống khủng bố không phải là các quốc gia trong trục ma quỷ mà là nhóm khủng bố Alqueda do Bin Laden đứng đầu và một số tổ chức quốc tế khác. Về biện pháp, Mỹ cần kết hợp tối đa các biện pháp quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao để từng bước cô lập và loại trừ chủ nghĩa khủng bố.
Mặt khác, có thể nhận thấy rằng, nước Mỹ thời Obama có sự thay đổi nhất định nhưng không thay đổi mục tiêu của một “siêu cường” đang muốn
tìm lại vị thế đã bị suy yếu. Xét cho cùng, chính quyền Obama mới chỉ tạo ra sự thay đổi về phương pháp và phong cách ngoại giao chứ chưa thay đổi mục tiêu của nước Mỹ đối với thế giới. Nước Mỹ đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn, có những thách thức lớn hơn trên bình diện đối ngoại.
2.4.2. Tác động
Có thể nói, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama có tác động đến quan hệ quốc tế trên các bình diện: chính trị – an ninh, kinh tế – tài chính. Chính ông đã làm thay đổi nước Mỹ trong một
chừng mực nhất định, làm cho hình ảnh nước Mỹ trở nên thân thiện hơn đối với phần còn lại của thế giới.
a. Đối với Hoa Kỳ
Thứ nhất, dưới sự tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng
thống Obama với Nga đã giúp Hoa Kỳ tăng cường vị thế, vai trò ảnh hưởng đối với các nước trên thế giới.
Việc cải thiện quan hệ hợp tác với nước Nga đã giúp Mỹ khôi phục được hình ảnh trên trường quốc tế, cũng như nâng cao uy tín của Mỹ. Đồng thời, sau những nỗ lực ngoại giao của chính quyền Tổng thống Barack Obama, một hiệp ước mới thay thế Hiệp ước START hết hạn đã được ký kết. Ngày 8/4/2010, hai vị Tổng thống đã đặt bút ký kết Hiệp ước START mới tại Prague, Séc. Hiệp ước sau đó đã được Nghị viện hai nước phê chuẩn đã mang lại hiệu lực toàn vẹn cho Hiệp ước dấu mốc này. Hiệp ước START mới quy định sau 7 năm kể từ ngày bắt đầu chính thức có hiệu lực số phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ, gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng, sẽ giảm xuống còn một nửa so với Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 (START – I), từ 1.600 xuống còn 700. Trong khi đó, số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30% so với Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Mát – xcơ – va đầu năm 2002, từ 2.200 xuống còn 1.550. Số bệ phóng tên lửa (đã triển khai và chưa triển khai) của mỗi bên không vượt quá 800 đơn vị [67]. Đây là thỏa thuận kiểm soát vũ khí lớn nhất và toàn diện nhất giữa hai nước kể từ 1991.
START mới ra đời trước hết phải kể đến nỗ lực của Tổng thống Obama trong việc thực hiện cam kết về một thế giới không có vũ khí hạt nhân, mà trong đó đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử trước đó. Đây là một phần
trong quan hệ với Nga sau những năm cuối “thất thế” của Tổng thống
George W. Bush. Như Tổng thống Obama đã phát biểu sau khi Thượng viện
Mỹ phê chuẩn Hiệp ước: “Chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ của chúng ta với Nga, nước có vai trò rất quan trọng trong việc đạt được tiến bộ nhiều vấn đề” [35]. Đồng thời, với tư cách là hai quốc gia chủ chốt tại Hội
nghị về không phổ biến vũ khí và Hội nghị an ninh hạt nhân, Mỹ sẽ có được sự ủng hộ và hợp tác nhiều hơn từ phía Nga. Hiệp ước START không chỉ góp phần thắt chặt lại quan hệ hai nước, xây dựng lại lòng tin và đảm bảo sự cân bằng hạt nhân chiến lược giữa Nga và Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Hiệp ước này còn trở thành sự kiện mở màn cho một chương trình nghị sự rộng hơn về kiểm soát vũ khí giữa hai nước nói riêng và một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ Nga – Mỹ nói chung. Việc Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống
Nga D.Medvedev ký “Nhận thức chung về vấn đề tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược”, tạo cơ sở pháp lý cho thỏa thuận mới thay
thế START – I được đánh giá là một thành công lớn của hai bên nhằm cân bằng vũ khí tiến công chiến lược. Hiệp ước mới sẽ quy định mỗi bên phải cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược để sau bảy năm hiệp ước có hiệu lực mỗi bên chỉ còn 1.500 – 1.675 đầu đạn hạt nhân và 500 – 1.100 phương tiện phóng hạt nhân. Cả hai bên đều coi hiệp ước mới là cách nhấn nút khởi động lại mối quan hệ song phương và nằm trong xu hướng hàn gắn quan hệ. Các nhà phân tích đánh giá đây là phép thử về sự sẵn sàng hợp tác giữa hai cường quốc hạt nhân dù có nhiều bất đồng cần được giải quyết. Như vậy, quan sát thái độ của các nước trước tuyên bố chiến lược hạt nhân mới của ông Obama cho thấy, đại đa số các nước và cộng đồng quốc tế hoan nghênh và dần lạc