Sau gần 10 năm Mỹ và NATO can thiệp thì tình hình Afghanistan vẫn đang ở trong tình trạng bế tắc chưa tìm ra lối thoát, sự bất ổn tại quốc gia này rõ ràng sẽ không có lợi ích cho an ninh khu vực sườn phía Nam nước Nga. Tuy nhiên, những bài học rút ra sau một thập kỷ can thiệp quân sự tại Afghanistan, Nga hiểu rõ được những khó khăn đối với Mỹ và đồng minh tại
đây và sử dụng vấn đề này trong quan hệ song phương. Trong trường hợp Mỹ gây sức ép với Nga khiến quan hệ xấu đi, Nga có thể hạn chế cho phép Mỹ và đồng minh NATO sử dụng không quân của họ để cung cấp hậu cần, trang thiết bị quân sự và cả quân lính cho chiến trường Afghanistan.
Tháng 6/2011, Chính quyền Obama đã chính thức công bố chiến lược chống khủng bố mới. Việc công bố chiến lược chống khủng bố mới này đặt ra trong bối cảnh trùm khủng bố Osama Bin Laden vừa bị tiêu diệt và nước Mỹ kỉ niệm 10 năm sự kiện ngày 11/9. Theo nhà phân tích Phaudia, vụ tiêu diệt
trùm khủng bố Bin Laden là một “con bài quan trọng, rất hữu ích” giúp Tổng
thống Obama giành được lợi thế trước các đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng trong năm 2012. Ông cũng cho rằng, 10 năm sau vụ khủng bố tiến công vào tòa Tháp Đôi ở New York, người dân Mỹ vẫn sốc, nay họ chỉ có thể biết ơn vì Tổng thống đã tiêu diệt kẻ thù số một của nước Mỹ [36;55].
Mục tiêu tổng thể của chiến lược chống khủng bố mới này là: bảo vệ nhân dân Mỹ, quốc gia, và lợi ích của nước Mỹ; phá vỡ, làm suy yếu, tan rã và đánh bại hoàn toàn Al Qeada và các phần tử của nó; ngăn chặn khủng bố phát triển, thu nhận và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Quyết tâm bảo vệ an ninh nước Mỹ và chống khủng bố đến cùng được Tổng thống Obama
khẳng định ngay trong phần mở đầu của chiến lược: “trong hai năm rưỡi qua, chúng ta đã tiêu diệt nhiều lãnh đạo chủ chốt của Al Qaeda hơn bất cứ thời điểm nào sau ngày 11/9/2001, bao gồm Osama Bin Laden, thủ lĩnh khét tiếng của Al Qaeda. Nhờ vậy, lúc này chúng ta có cơ hội nắm lấy điểm mấu chốt trong nỗ lực làm suy yếu, tan rã và cuối cùng đánh bại Al Qaeda… Ngày hôm nay, chúng ta có thể nói với niềm tin ngày càng lớn, và với sự chắc chắn và kết quả rằng chúng ta đã đẩy Al Qaeda vào con đường diệt vong” [36]. Kẻ
thù của nước Mỹ được xác định trong chiến lược là Al Qaeda và những phần tử hậu thuẫn Al Qaeda. Với cách xác định như vậy, Iran và Xiri được nêu rõ
trong chiến lược là nhà tài trợ hàng đầu cho các hoạt động khủng bố. Điều này có nghĩa là Iran luôn là cái gai trong mắt chính quyền Mỹ. Việc chỉ đích danh Iran trong chiến lược chống khủng bố mới cũng chính là để hợp lý hóa những biện pháp cứng rắn mà chính quyền Mỹ đã thực hiện và những biện pháp cứng rắn hơn mà Mỹ có thể sẽ thực hiện đối với Iran.
Để đạt được mục tiêu làm suy yếu, tan rã và tiêu diệt Al Qaeda, chiến lược chống khủng bố mới đề ra bốn nguyên tắc căn bản cho nỗ lực chống khủng bố mới của Mỹ: tôn trọng những giá trị cốt lõi của Hoa Kỳ; xây dựng quan hệ đối tác an ninh, thay chủ nghĩa đơn phương hành động bằng sự kết hợp đa phương; sử dụng những công cụ thích hợp và khả năng thích hợp trong việc tấn công khủng bố; và xây dựng một nền văn hóa bền bỉ. Chính quyền Obama quan niệm cuộc chiến chống khủng bố được tiến hành với những giá trị kiểu Mỹ, tạo ra sự khác biệt giữa Mỹ và Al Qaeda, đồng thời là cơ sở để xây dựng niềm tin trong
các quan hệ đồng minh và hợp tác. Chiến lược mới này ghi rõ: “Nơi những kẻ khủng bố mang lại bất công, bất ổn và hủy hoại, Hoa Kỳ phải bảo vệ tự do, khách quan, công bằng, nhân phẩm, hy vọng và cơ hội” [15]. Với chiến lược
mới này, Mỹ không còn chủ trương thực hiện tích cực các hoạt động chiến sự ở nước ngoài, mà tập trung vào phòng thủ trong nước. Chiến lược mới tập trung vào khả năng các nhóm khủng bố tận dụng người Mỹ để tiến hành các vụ tấn công ngay tại chính nước Mỹ. Theo ông John Brenma – cố vấn An ninh quốc gia
Mỹ cho rằng: “Đây là chiến lược khủng bố đầu tiên mà trong đó nội địa được coi là khu vực trọng tâm. Đây là cuộc chiến quy mô lớn, liên tục, tổng lực và không nương tay, huy động tất cả các yếu tố trong sức mạnh Mỹ” [1;68].
Trong cuộc gặp cấp cao Mỹ – Nga, hai bên ký Hiệp định song phương về việc Nga cho phép Mỹ và NATO vận chuyển quân đội và trang thiết bị quân sự qua lãnh thổ của họ không hạn chế sang Afghanistan, thỏa thuận này giúp Mỹ tiết kiệm được 33 triệu USD chi phí hàng năm [50]. Như vậy, quyết
định trên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo điều kiện cho quá trình ổn định tình hình ở khu vực, bao gồm cả nước Nga.
Ngày 8/3/2009, Mỹ tuyên bố rút 12.000 binh sĩ khỏi Iraq vào tháng 9/2009. Theo chân Mỹ, khoảng 4.000 quân Anh cũng sẽ rút khỏi chiến trường này. Đây là một phần trong kế hoạch của Tổng thống Obama rút lính chiến đấu Mỹ khỏi quốc gia Trung Đông này vào cuối năm 2010, để chuyển trọng tâm quân sự sang Afghanistan. Quân Mỹ còn lại Iraq làm nhiệm vụ huấn luyện, truy lùng các nhóm khủng bố quốc tế và bảo vệ các cơ sở kinh tế chính trị kinh tế Mỹ, nhưng nhiệm vụ chiến đấu đang được chuyển giao cho binh lính Iraq. Thay vì rút hết quân trong vòng 16 tháng như đã hứa trước đây,
Tổng thống Obama buộc phải rút quân theo từng giai đoạn đoạn để “ phù hợp với tình hình thực tế tại Iraq”. Ngày 31/8/2010, bộ phận chiến đấu của quân
đội Mỹ ở Iraq đã rút quân. Từ ngày 1/9, quân đội Mỹ ở Iraq không làm nhiệm
vụ chiến đấu nữa. Ông Obama nói : “Giờ đây, người dân Iraq phải chịu trách nhiệm chính về an ninh quốc gia của họ” [53]. Cùng với việc cam kết sẽ
chấm dứt cuộc chiến tại Iraq Tổng thống Obama tuyên bố sẽ tập trung quân
cho chiến trường Afghanistan vì đây là một trong những “chìa khóa của cuộc đấu tranh chống khủng bố”. Vì vậy, Tổng thống Obama quyết định tăng thêm
17.000 quân và công bố chiến lược mới về Afghanistan (27/3/2009) với tên gọi Af – pak. Mục đích của chiến lược là tiêu diệt những kẻ cực đoan, khủng bố Taliban, Al – Quaeda, giúp đỡ và làm trong sạch chính phủ Afghanistan và tăng cường khả năng lãnh đạo, đào tạo quân tự lực Afghanistan để có thể rút dần quân về nước, tăng cường quản lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Afghanistan [72].
Nhiều nhà phân tích cho rằng chính sách của Tổng thống Obama dường
như có sự mâu thuẫn và “mập mờ” bởi làm sao vừa dành ưu tiên cho việc
Ahmad của trường Đại học Cairo giải thích: “Chính sách của Tổng thống Obama thực sự là rất rõ ràng. Ông đánh đu trên cả hai sợi dây”. Một mặt ông tìm cách khuyến khích tiến hành đối thoại giữa chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai và các phần tử ôn hòa của quân Taliban để làm suy yếu phe cứng rắn, mặt khác, ông vẫn tăng cường sự có mặt của quân Mỹ tại đất nước này để tấn công phe cứng rắn của quân Taliban vì phe này sẽ bị yếu và cô lập hơn sau khi các phần tử ôn hòa rút lui. Và ông đánh giá “chính sách hai mặt này sẽ đạt kết quả cao nhưng đòi hỏi thời gian dài” [69].