Hỗ trợ Nga tham gia vào các cơ chế kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 64 - 66)

Một cựu đại sứ người Rumani đã từng nói rằng : “Các tổ chức quốc tế luôn phản ánh cấu trúc quyền lực thế giới ở một giai đoạn nhất định” [38].

Ngày nay, các tổ chức quốc tế vẫn luôn là một yếu tố không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Năm 2008 quan hệ của Nga với phương Tây trở nên xấu hơn bao giờ hết, kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Vấn đề giúp Nga gia nhập vào WTO và OECD không phải chỉ mới được nêu ra trong giai đoạn Tổng thống Obama mà vấn đề này đã tưởng chừng như sẽ được giải quyết vào giai đoạn hòa dịu Mỹ – Nga cuối thời Tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh tại Georgia đã hủy hoại hoàn toàn những nỗ lực trong việc đàm phán và hợp tác Mỹ – Nga trong việc gia nhập nền kinh tế toàn cầu của Nga.

Sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã chủ trương đưa vấn đề vào

chương trình nghị sự quan trọng trong chính sách “tái khởi động” quan hệ

với Nga. Theo đó, mục tiêu là tác động để Nga trở thành thành viên của WTO và OECD. Nga đã từng có ý định gia nhập WTO vào cuối năm 2008 và rút

đơn xin gia nhập do cuộc chiến tại Georgia nên nếu như được chính quyền Washington hậu thuẫn thì Nga sẽ có khả năng quay trở lại đàm phán để trở thành thành viên của WTO trong thời gian tới. OECD lại là tổ chức có quy chế về tính minh bạch và cải cách trong kinh tế cao. Việc gia nhập tổ chức này sẽ tạo lập một cơ chế chính sách kinh tế của Nga tiến bộ hơn từ chính sách tài khóa tới chống tham nhũng đến chính sách cạnh tranh. Nga đã đơn xin gia nhập tổ chức OECD từ năm 1997 nhưng những thảo luận chính thức về quy trình vẫn chưa được bắt đầu cho tới khi tổ chức này soạn thảo xong lộ trình chính thức cho Nga vào tháng 12/2007. Mặc dù việc gia nhập của Nga vẫn còn phải bàn thảo lâu dài nhưng chính quyền Tổng thống Obama có thể tác động vào quá trình bởi một trong những điều kiện tiên quyết để một quốc gia gia nhập OECD là quốc gia đó phải là thành viên của tổ chức WTO. Điều kiện này có thể linh hoạt nên sẽ là cơ hội cho Washington ghi điểm với Moscow [10]. Sau một thời gian tạm lắng dài trong khi Nga tập trung vào việc hình thành liên minh thuế quan với các nước Cộng hòa Belarus và Kazakhstan, Mỹ và Nga đã tăng cường thảo luận của họ về việc gia nhập WTO của Nga.

Ngày 27 tháng 4 năm 2010, Phó Thủ tướng Shuvalov dẫn đầu một đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Nga tới Washington để gặp gỡ với giám đốc Nhà Trắng kinh tế quốc gia Hội đồng Larry Summers, Đại sứ Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk, và các quan chức cao cấp khác của chính quyền Obama. Cuộc họp này sản xuất một lộ trình các bước cần thiết được thực hiện bởi Nga để đẩy nhanh tiến độ gia nhập WTO. Hoa Kỳ cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật bổ sung để giúp đẩy nhanh quá trình sửa đổi WTO của Nga làm việc Đảng Báo cáo vào tài khoản của Liên minh Hải quan mới.

Ngày 24 tháng 6 năm 2010, dựa trên sự tiến bộ đáng kể đạt được, trong đó có thỏa thuận về việc điều trị các doanh nghiệp nhà nước và rằng Nga thực

hiện đầy đủ các bên thoả thuận kế hoạch hành động để đưa pháp luật Nga vào phù hợp với yêu cầu của WTO, Chủ tịch đồng ý để hướng tới mục tiêu giải quyết còn lại vấn đề song phương 30 tháng 9 [49].

Một khi Nga đã trở thành thành viên của WTO và OECD thì Nga sẽ phải tuân thủ luật chơi trên thị trường toàn cầu và tăng cường tính minh bạch trong thương mại và đầu tư. Điều này sẽ là một thuận lợi cho Mỹ trong việc xâm nhập vào thị trường tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 64 - 66)