Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ và nhân quyền

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 66 - 73)

Trong suốt hơn ba thập kỷ trở lại đây, vấn đề dân chủ và nhân quyền đã trở thành một trong những trụ cột và là công cụ triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ. Với tư cách là một siêu cường duy nhất, ảnh hưởng chính trị của Mỹ ngày càng lan rộng, cùng với đó là khuyếch trương giá trị Mỹ trong đó có dân chủ, nhân quyền. Rất nhiều ý kiến cho rằng nhân quyền chỉ là một cái cớ, một con bài để Mỹ can thiệp vào các công việc nội bộ của các quốc gia khác. Trên thực tế, nhân quyền không chỉ là một công cụ trong chính sách đối ngoại mà còn là một chính sách của Mỹ.

Dân chủ, nhân quyền luôn là một chủ đề nhạy cảm trong quan hệ Nga – Mỹ kể từ khi Xô Viết sụp đổ và đặc biệt là sau cuộc cách mạng Hoa hồng ở Georgia năm 2003 và cách mạng màu cam ở Ukraine năm 2004. Mỹ luôn đánh giá Nga là một quốc gia thiếu dân chủ, biểu hiện ở bầu cử không công bằng, bộ máy thống trị cường quyền, truyền thống bị nhà nước kiểm soát và bạo lực đối với người biểu tình [79]. Mặc dù chính sách thúc đẩy dân chủ của các tổng thống Mỹ luôn gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Nga nhưng chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama cũng không thể tránh động tới mảng quan hệ này. Như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ W. Christophe nói:

mất an ninh cùng với khả năng tái đe dọa hạt nhân, mất thị trường mới và gây trở ngại cho tham vọng mở rộng dân chủ Mỹ ra toàn thế giới [83].

Cụ thể là chính sách của Tổng thống Obama đối với Nga trong vấn đề

dân chủ, nhân quyền cần được chú trọng bởi các lý do sau đây: Thứ nhất, là vì

chính sách dân chủ nhân quyền mà chính quyền George W. Bush đã áp dụng với Nga chưa mang lại hiệu quả trông thấy, thậm chí còn phản tác dụng gây

tâm lý bài Mỹ ở Nga. Thứ hai, là vì từ “dân chủ” được sử dụng tại Nga với

tính chất tiêu cực và mang phần nhiều phản cảm đã tác động tới cái nhìn của

Nga với phương Tây. Thứ ba, chính phủ Nga luôn phản ứng mạnh mẽ bất kỳ

sự can thiệp nào của Mỹ vào những vấn đề chính trị nội bộ của Nga và đó cũng sẽ là một sự bất lợi cho tình hình chính trị hiện nay của Mỹ và chính quyền Obama.

Thay vì tập trung mở rộng tiến trình dân chủ hóa tại CIS nhằm thu hẹp vùng ảnh hưởng của Nga như cựu Tổng thống George W. Bush đã từng làm, Tổng thống Obama xác định trong chính sách đối với Nga cần phải đưa các giá trị dân chủ và nhân quyền Mỹ vào trong nhận thức của chính người Nga. Ví dụ như trong cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina năm 2009, khác với sự phản đối Tổng thống George W. Bush đã từng thể hiện năm 2004, Tổng thống Obama đã khôn khéo đứng ngoài cuộc mặc dù ứng cử viên dẫn đầu Viktor Yanukovich rõ ràng đã được Nga hậu thuẫn. Trong hoạt động thúc đẩy dân chủ tại chính nước Nga, trước đó, chính quyền Tổng thống Bush đã tập trung gây dựng mạng lưới các tổ chức phi chính phủ ủng hộ dân chủ trên đất Nga nhưng Kremlin đã kiên quyết phản đối khiến chiến lược này của Mỹ bị thất bại, như trong vụ Peace Corps. Với chiến lược khôn ngoan, Tổng thống Obama thể hiện một cách rộng rãi quan điểm là dù Mỹ đại diện cho một loạt các giá trị phổ biến và lý tưởng của loài người như ý tưởng dân chủ, tự do bày

nước khác có nền văn hóa khác, mục tiêu khác, lịch sử khác”, do đó những gì nước Mỹ cần làm để thúc đẩy những giá trị và lý tưởng là bằng cách “nêu gương” [31].

Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống cũng chủ trương tập trung tìm

cách đối phó với thực tế chính trị tại Moscow hơn là “rao giảng khái niệm dân chủ” cho các nhà lãnh đạo Nga. Như tại Strasburg tháng 4 – 2009 trong đó phát biểu tại thượng đỉnh NATO với sự trọng tâm vào Nga: “Chúng tôi không phải lúc nào cũng đúng..., nhiều người cũng có những tư tưởng có giá trị... Và để có thể cùng nhau làm việc được tất cả các bên, bao gồm cả chúng tôi, cần phải đi đến thỏa hiệp” [76].

Thực tế là Tổng thống Obama đang ủng hộ và thúc đẩy Tổng thống Nga Medvedev cải thiện tiến trình dân chủ và minh bạch hóa chính quyền tại Nga nhờ vào mối quan hệ cá nhân với Tổng thống. Chiến lược này gần đây đã bắt đầu có tác dụng với việc ngày 1/4/2011, Tổng thống Medvedev đã ký sắc lệnh cách chức thêm một loạt quan chức cao cấp thuộc Bộ Nội vụ và ngày 2/4/2011, ông Medvedev đã chỉ thị cho các phó thủ tướng và bộ trưởng thuộc Chính phủ Nga phải rời khỏi chức vụ kiêm nhiệm trong hội đồng quản trị của 17 công ty cổ phần và tập đoàn nhà nước [77].

Tuy nhiên, Tổng thống cũng bị giới tinh hoa chính trị trong nước chỉ trích ví đã chưa nỗ lực mở rộng dân chủ của Mỹ. Đồng thời, có những diễn biến cho thấy chính sách của Tổng thống Obama vẫn mang bản chất của chính sách áp đặt dân chủ kiểu Mỹ và có sự kế tục từ Tổng thống Bush. Trong một diễn biến mới đây, theo tài liệu WikiLeaks công bố một đoạn trích dẫn trong buổi nói chuyện không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Robert Gates và người đồng cấp Pháp, Bộ trưởng Gates tuyên bố “dân chủ ở Nga đã biến mất và chính phủ Nga là trùm tài phiệt lãnh đạo cơ quan an ninh” [81].

Đặc biệt, cái chết của một con nuôi người Nga tại Texas trong tháng qua đã gây nên những tranh luận về cách thức nhận con nuôi như vậy được sắp xếp như thế nào và những biện pháp bảo vệ an toàn được áp dụng một khi trẻ em vào nhà mới và cha mẹ nuôi đôi khi cần được trợ giúp trong việc xử sự với trẻ.

Cái chết của em Max Shatto, 3 tuổi tại Gardendale, Texas đã tăng thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga chỉ vài tháng sau khi Nga cấm người Mỹ nhận con nuôi [84]. Bà Jennifer Lanter, phát ngôn viên của Trung tâm Gladney về Con nuôi tại Fort Worth, cơ quan phụ trách việc nhận nuôi em

Shatto, nói trẻ em Nga được nhiều người muốn nuôi. Bà nói:“Đây là một trong những chương trình chúng tôi ưa thích nhất. Các em đều xinh đẹp. Cha mẹ nuôi phấn khởi du hành sang Nga. Đây là một quốc gia với một lịch sử vĩ đại. Chúng tôi trân quí chương trình Nga của chúng tôi và chúng tôi rất buồn về quyết định cấm nhận con nuôi vì chúng tôi thực sự tin đây là lợi ích tốt nhất cho trẻ em” [84].

Tuy nhiên, một số giới chức Nga nói Hoa Kỳ cần phải bảo vệ an toàn cho trẻ em tốt hơn. Trong một vài trường hợp, điều này đúng, theo như bà Michele Goodwin, giáo sư trường Luật thuộc trường đại học Minesota và là tác

gỉa của cuốn sách “Thị trường Trẻ sơ sinh: Tiền bạc và Chính sách Mới Thành lập Gia đình”. Bà nói nhiều cặp vợ chồng Mỹ muốn nhận nuôi trẻ em Nga và

Đông Âu, đơn giản là vì chủng tộc của các em và không chú trọng đến những

khác biệt về văn hoá. Bà nhận định:“Họ có thể nghĩ đây là một em bé da trắng đến một gia đình da trắng và họ không để ý đến sự kiện đây là một em bé từ Nga đến. Điều này có nghĩa là em bé có tên Nga. Cũng có nghĩa là có một rào cản về ngôn ngữ và một rào cản về ngôn ngữ có thể rất khó vượt qua” [84].

Giáo sư Michelle Goowin nói Nga có hơn 100.000 trẻ em trong các viện mồ

côi, nhiều em bị tổn hại vì ma túy và rượu trước khi ra đời.“Trẻ em bị rượu tác động ngay khi còn trong lòng mẹ có thể có những trở ngại rất khó vượt qua. Có

thể các em có khuynh hướng bạo động. Có thể các em có những điều kiện về tâm lý khó cho những gia đình chữa trị một mình”. Bà Goodwin nói cha mẹ

nuôi những em như vậy đôi khi rất cần được giúp đỡ [85].

Ông Chuck Johnson, Chủ tịch của Hội đồng Quốc gia Con Nuôi, nói là những cơ quan làm rất tốt phần lớn nhờ vào việc Hoa Kỳ tham gia một hiệp

ước quốc tế.Ông nói: “Ngày nay hệ thống tốt đẹp hơn nhiều kể từ năm 2008 khi Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước Hague về Con nuôi Liên quốc gia và hiệp ước đa phương đặt ra toàn thể các tiêu chuẩn mới cho việc nhận con nuôi liên quốc gia. Công ước cũng đặt tiêu chuẩn mới cho những cơ quan làm công việc nhận con nuôi liên quốc gia. Toàn thể hệ thống được cải cách” [84]. Nga không ký Công ước Hague, nhưng đã ký một hiệp ước với Hoa Kỳ

vào năm ngoái. Hiệp ước này chỉ có hiệu lực trong 7 tuần lễ trước khi việc nhận con nuôi Nga bị cấm. Ông Johnson nói ông hiểu được tại sao người Nga bất bình về những bạo hành có thể xảy ra hay việc bỏ bê con nuôi nước họ,

nhưng ông nói hầu hết cha mẹ Mỹ giúp các em có một gia đình tốt. “Vào lúc chúng ta chú tâm đến những thảm kịch này – và chúng ta nên làm như vậy vì chúng ta cần nỗ lực ngăn ngừa những thảm cảnh như vậy xảy ra trong tương lai – chúng ta không thể không thấy là hầu hết các trẻ em và gia đình làm rất tốt. Ngay cả đối với những trẻ em đến đây và đang gặp những khó khăn nhưng các em cũng được hưởng những dịch vụ tốt hơn tại Hoa Kỳ” [85]. Ông

Johnson và những người khác có liên quan đến nhận con nuôi quốc tế nói họ hy vọng Nga sẽ xét lại việc cấm nhận con nuôi và cho phép nhiều cha mẹ Mỹ nhận những trẻ em đang cần được nhận làm con nuôi [84].

Ngày 2/3/2013, hàng nghìn người Nga đã đổ ra biểu tình trên đường phố thủ đô Moscow bất chấp cái lạnh – 8oC để phản đối vụ một cậu bé con

nuôi gốc Nga bị thiệt mạng tại Mỹ. Theo Hãng tin RIA Novosti, những người

em Nga làm con nuôi. Đám đông biểu tình hô vang “Con cái của chúng ta không phải là một món hàng” [90]. Cảnh sát Moscow ước tính có khoảng

12.000 người đã tham gia cuộc diễu hành. Ước tính các gia đình Mỹ đã nhận hơn 60.000 trẻ em Nga làm con nuôi trong 20 năm qua, trong đó 21 trẻ em đã

thiệt mạng. AFP dẫn lời nhà hoạt động Irina Bergset thuộc Phong trào Mẹ Nga khẳng định trẻ em Nga bị người phương Tây đối xử “như chó mèo” [86].

Vụ bê bối con nuôi là một điểm đen nữa trong mối quan hệ đang đầy sóng gió giữa Washington và Moscow. Theo báo Washington Post, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm thành phố Saint Petersburg (Nga) để dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9. Lẽ ra ông Obama đã đến Nga từ năm ngoái, nhưng chuyến đi này bất thành do quan hệ đôi bên trục trặc.

Hồi tháng 12/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký chính thức một đạo luật bãi bỏ các hạn chế thương mại đối với Nga, trong đạo luật Jackson Vanik tồn tại từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Quyết định đó đã chính thức tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ thương mại giữa 2 nước. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ cũng ban hành các quy định cấm cấp visa và đóng băng tài sản đối với các quan chức Nga, mà Nhà Trắng cho là vi phạm các quy định về nhân quyền. Phía Nga đã ban hành lệnh cấm công dân Mỹ nhận con nuôi người Nga. Nga cũng xiết chặt các quy định cho các phép các tổ chức phi chính phủ có nguồn tài chính nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước này [87]. Chính phủ Mỹ cũng ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ký thông qua đạo luật Dima Yakovlev cấm công dân Mỹ nhận con nuôi là trẻ em Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell cho rằng, đạo luật trên sẽ cản trở nhiều trẻ em Nga có được cơ hội được người Mỹ nhận làm con nuôi. Ông Ventrel thúc giục Chính phủ Nga cho phép những gia đình Mỹ đang làm thủ tục nhận con nuôi là trẻ em Nga được đón

các em này [88]. Đạo luật Yakovlev sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 – Đạo luật cấm mọi công dân Mỹ nhận con nuôi người Nga và hủy hiệp định cho nhận con nuôi ký giữa Nga với Mỹ năm 2011, đồng thời cấm nhập cảnh Nga và đóng băng tài khoản đối với mọi công dân nước ngoài vi phạm các quyền và tự do của con người và của các công dân Nga. Đạo luật cấm những tổ chức phi kinh doanh nhận viện trợ Mỹ để hoạt động chính trị trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký đạo luật Dima Yakovlev để đáp

trả “Đạo luật Magnitski” được Quốc hội Mỹ thông qua nhằm cấm nhập cảnh

và đóng băng tài khoản của những quan chức Nga mà Washington coi là có lỗi trong cái chết của luật sư chống tham nhũng Magnitski tại nhà tù ở Moscow năm 2009. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Moscow hôm nay, Tổng

thống Putin cho biết: “Theo tôi được biết, trong các cuộc thăm dò dư luận, phần lớn công dân Nga có thái độ tiêu cực đối với người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Nga. Vậy thì chúng ta phải tự giải quyết điều đó. Có nghĩa là chúng ta tự nhận chăm sóc những trẻ mồ côi hoặc trẻ em bị gia đình bỏ rơi” [89].

Với sự ủng hộ của tất cả 143 Thượng nghị sĩ, Thượng viện Nga đã nhất trí thông qua dự luật cấm các gia đình Mỹ nhận con nuôi Nga. Như vậy, dự luật này chỉ còn chờ được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ban hành. Biện pháp cứng rắn này được cho là để trả đũa đạo luật nhân quyền mới mang tên Magnitsky của Mỹ nhằm vào các quan chức Nga, liên quan đến cái chết của luật sư Sergei Magnitsky. Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Hội đồng Liên

bang (tức Thượng viện Nga), bà Valentina Matvienko nói: “Mọi người đều bị tổn thương bởi cái được gọi là luật Magnitsky của Mỹ. Rõ ràng là luật này được ban hành là để nhằm vào Nga. Vì vậy đương nhiên Quốc hội Nga cũng cần có hành động đáp trả” [90]. Phát biểu trong cuộc họp báo lớn đầu tiên kể

từ khi nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 hồi đầu năm, Tổng thống Nga

Vladimia Putin ngày 20/12 cho rằng, việc Mỹ thông qua “Đạo luật Magnitsky” là một “động thái không thân thiện”. Điều này đã gây tổn hại cho

quan hệ hai nước và phản ứng của Nga mới đây là hoàn toàn dễ hiểu và phù hợp [91].

Như vậy, trong vấn đề thúc đẩy dân chủ tại Nga của chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama đó có những điểm giống và khác với chính sách của người tiền nhiệm Bush, cho thấy tính kế thừa và thay đổi trong chiến lược phát huy dân chủ Mỹ đối với thế giới nói chung và Nga nói riêng, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều điểm hạn chế mà hai bên cần phải nhìn nhận lại để giải quyết.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 66 - 73)