Dự đoán xu thế phát triển trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đố

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 87 - 111)

với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 – 2012)

Mặc dù, quan hệ song phương Mỹ – Nga đã được cải thiện đáng kể sau chuyến thăm Moscow của Tổng thống Obama tháng 7/2009, nhưng bất đồng vẫn còn tồn tại giữa hai nước.

Thứ nhất, bất đồng về hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, để duy trì thế cân bằng chiến lược quân sự, Liên Xô và Mỹ đã thỏa thuận ký kết Hiệp ước phòng thủ tên lửa vào năm 1972, gọi tắt là Hiệp ước (ABM). Trong tình hình hiện nay, để đảm bảo sự ổn định chiến lược, quan điểm của Nga là Mỹ phải quay trở lại với Hiệp ước ABM hoặc phải từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Tuy nhiên, Tổng thống G.Bush trước đây cũng như Tổng thống Obama hiện nay khẳng định rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu chỉ nhằm chống lại nguy cơ bị tiến công tên lửa từ Iran, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, hoặc từ quốc gia nào đó chứ không phải từ Nga. Song lập luận đó hoàn toàn không có cơ sở và không thuyết phục được Nga. Việc trong tháng 9/2009

Tổng thống Obama tuyên bố ngừng triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu không thể làm Nga yên lòng, vì Mỹ đang chuẩn bị xây dựng một hệ thống NMD khác hiện đại hơn.

Thứ hai, bất đồng về chương trình hạt nhân của Iran. Hiện nay, Nga

trên nguyên tắc đồng ý với những biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran, đồng ý cùng với Mỹ đánh giá những mối đe dọa của các tên lửa đạn đạo bao gồm cả những cố gắng của Iran nhằm sản xuất các loại vũ khí nói trên. Tuy nhiên, mức độ trừng phạt như thế nào vẫn còn để ngỏ. Nga vẫn có lợi ích trong quan hệ với Iran, trước hết đó là thương mại. Xuất khẩu của Nga sang Iran năm 2008 là 3,3 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2005 (1,9 tỷ USD) [18;37]. Trong khi đó, Nga là nước đang xây dựng nhà máy điện nguyên tử Busher ở Iran, trong tương lai có thể sẽ là nhiều nhà máy điện nguyên tử khác với giá trị nhiều tỷ USD, và hy vọng để tránh các biện pháp trừng phạt, Iran sẽ gửi uranium đã làm giàu sang Nga để có thể tiếp tục xử lý và cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Trong lĩnh vực buôn bán vũ khí thông thường, Nga không có ý định hạn chế hợp tác với Iran trong lĩnh vực quân sự, không cho phép các đối thủ cạnh tranh giành lợi thế tại khu vực, trong khi nhấn mạnh sẽ thực hiện những cam kết quốc tế và tiếp tục bán vũ khí phòng thủ cho các nước này và dự định bán hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại S.300 [18;38].

Thứ ba, bất đồng về việc mở rộng NATO. Mỹ luôn chủ trương tiếp tục

phát triển NATO. Mỹ luôn chủ trương tiếp tục phát triển NATO thành một tổ chức trung tâm và là nền tảng cho một hệ thống an ninh trên toàn bộ châu Âu. Đến nay, NATO từ một việc liên minh chỉ 16 nước trong thời kỳ chiến tranh lạnh mở rộng thành liên minh gồm 28 nước, trong đó không ít quốc gia một thời là đồng minh của Liên Xô trước đây. Vấn đề NATO tiếp tục mở rộng vào không gian hậu Xô Viết là một trong bất đồng có tính nguyên tắc trong quan

hệ giữa Mỹ và Nga. Ngay cả Tổng thống Obama cũng vẫn phải chủ trương kết nạp Gruzia và Ucraina vào NATO.

Thứ tư, bất đồng ảnh hưởng trong không gian hậu Xô – Viết. Nga coi sự

phát triển vào không gian hậu Xô – Viết là ưu tiên chủ yếu trong chính sách đối ngoại của mình, quan tâm tới việc liên kết không gian này với sự tham gia của đa số các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) vào hệ thống an ninh tập thể. Trong khi đó, Mỹ lại thực hiện chính sách chia nhỏ không gian này, tách các nước SNG ra khỏi Nga, bằng cách lôi kéo họ tham gia vào các liên minh chính trị – quân sự do Mỹ kiểm soát, hoặc thiết lập các mối quan hệ đối tác song phương với các nước Azerbaijan, Uzbekiston và Kazakhstan.

Thứ năm, bất đồng về vị thế của hai nước trên thế giới. Nga coi mình

như là một cực trong trật tự thế giới đa cực trên cơ sở nhận thức về lợi ích quốc gia và mô hình phát triển trong khi Mỹ đang tìm kiếm những hình thức mới để phục hồi trật tự thế giới đơn cực. Do đó, hai bên có cách tiếp cận khác nhau về sự cân bằng hiện nay giữa hai nước trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Nga coi sự duy trì cân bằng vũ khí hạt nhân là cơ sở cho nền an ninh quân sự của họ, một nhân tố chủ yếu trong quá trình đối thoại bình đẳng với Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại coi cân bằng hạt nhân là vật cản trên con đường Mỹ hướng đến vị thế trội về sức mạnh. Từ đó, hai bên vẫn mâu thuẫn xung quanh kế hoạch của Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Nếu Mỹ giành được thế an toàn trước vũ khí tên lửa hạt nhân thì kho vũ khí của Nga sẽ không còn chức năng răn đe.

Rõ ràng, với những bất đồng có tính nguyên tắc này thì vẫn chưa thể làm ấm lên quan hệ Mỹ – Nga vốn đã rất nguội lạnh trong những năm qua. Sự thù địch và thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa Mỹ và Nga đang mang tính hệ thống. Trong con mắt của người Nga, Mỹ vẫn ôm ấp mộng bá chủ thế giới, luôn tìm

cách thu hẹp ảnh hưởng của Nga tại các khu vực trên thế giới. Còn quá trình phục hưng và mạnh lên của Nga trong con mắt của Mỹ bị coi là sự hồi sinh

tham vọng của “đế chế Nga”. Trong nhận thức đó, một năm chưa đủ để có thể “mở ra một chương trình mới” trong quan hệ giữa hai nước. Trên thực tế,

trước khi lên đường thăm chính thức Nga trong tháng 6/2009, Tổng thống B.

Obama đã từng nhận xét rằng Nga “vẫn còn đứng một chân trong quá khứ, một chân đặt ở tương lai”. Còn Thủ tướng Nga V.Putin thì đánh giá Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục tư duy theo lối “khối này, khối nọ” trong thời Chiến

tranh lạnh [56].

* Triển vọng:

Như vậy, xuất phát từ những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế trong quan hệ Mỹ – Nga, ta có thể dự báo triển vọng của mối quan hệ là:

Trong suốt lịch sử của mình, Mỹ luôn theo đuổi một mục tiêu bá quyền thế giới. Qua mỗi đời Tổng thống, nước Mỹ đều có sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu cho phù hợp với tình hình của nước Mỹ cũng như tình hình thế giới. Nếu như từ đầu những năm 1990, kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ chiếm ưu thế vượt trội, nhưng kể từ đầu thế kỉ XXI, đặc biệt là sau cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, tiếp đó là cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu (2008 – 2009), tình hình quốc tế có nhiều thay đổi làm giảm vai trò của Mỹ. Mỹ không còn giữ được vai trò bá quyền, lãnh đạo thế giới nữa. Hình ảnh của nước Mỹ trở nên không mấy thiện cảm trong con mắt của nhân dân thế giới. Sau khi bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã không ngừng nỗ lực cải thiện, thay đổi hình ảnh nước Mỹ ngạo mạn, xấu xí đối với phần còn lại của thế giới. Và chỉ trong một thời gian ngắn, đến cuối năm 2009, hình ảnh nước Mỹ đã trở nên thân thiện hơn đối với thế giới. Tuy nhiên, với vị trí lãnh đạo thế giới của nước Mỹ đang dần bị đe dọa bởi sự vươn lên của các trung tâm quyền lực khác trên thế giới, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Việc Nga – Mỹ có nhiều động thái cải thiện quan hệ là một tín hiệu cho thấy hai nước đang hướng tới một quan hệ hợp tác nhiều hơn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh chiến lược vẫn là đặc điểm cơ bản trong quan hệ Nga – Mỹ, vì vậy cần có những bước đi thích hợp trên cả chặng đường dài thì quan hệ Nga – Mỹ mới có thể tiến triển thực chất, xây dựng mối quan hệ ổn định, bảo vệ hòa bình, thịnh vượng trên thế giới.

Nước Nga đã trở lại vị trí của một nước lớn có vai trò quan trọng trên

trường quốc tế sau hơn một thập kỷ bị coi là “cường quốc hạng hai”. Trong

khi đó, nước Mỹ sau chiến tranh Iraq, sa lầy tại Afghanistan và sự thất bại của chủ nghĩa đơn phương, ở một mức độ nào đó, đã trở nên suy yếu tương đối, hình ảnh và vị thế của nước Mỹ cũng bị tổn hại. Do vậy điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó bao gồm cả việc làm ấm lên quan hệ với Nga – Mỹ là một việc làm tất yếu. Có thể những điều chỉnh chính sách với Nga còn cần thời gian đánh giá nhưng chắc chắn rằng những điều chỉnh đó không phải xuất phát từ những tính toán hạn hẹp và thiển cận mà là một tầm nhìn chiến lược khi cán cân và sự sắp xếp lại lực lượng thế giới đang có sự đổi thay.

*Tiểu kết:

Nhìn lại sự điều chỉnh chiến lược của Tổng thống Obama với nước Nga có thể thấy những chuyển biến đáng kể so với chính phủ tiền nhiệm, với chính

sách ngoại giao thân thiện, hợp tác đa phương, quan điểm “đa đối tác”, sẵn

sàng hợp tác với các nước khác, bất chấp hệ thống xã hội và chính trị của họ nhằm đối phó với những thách thức chung và xây dựng một trật tự kinh tế – chính trị – an ninh quốc tế mới. Obama luôn lắng nghe ý kiến của đối tác, sẵn sàng thỏa hiệp nếu cần thiết, nhưng vẫn duy trì tư thế lãnh đạo của cường quốc số một trên hành tinh. Ông thể hiện những cái mà ông hy vọng sẽ trở thành một đặc tính mới trước công chúng của nước Mỹ, không phải là một

nhà lãnh đạo toàn cầu mà là một người hỗ trợ toàn cầu, không phải là một vị cứu tinh mà là một đối tác có trách nhiệm [22].

Dù con đường phía trước còn nhiều chông gai, nhưng đã là Tổng thống Mỹ, chắc chắn Obama sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng lâu nay của Mỹ.

Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định: “Hiện nay, tôi biết rằng đây là những ngày khó khăn đối với nhiều người Mỹ, nhưng những khó khăn và bất lợi không bao giờ đánh bại hay làm nản lòng đất nước này. Trong suốt lịch sử của chúng ta, trải qua các cuộc chiến tranh nóng và lạnh, trải qua những chật vật về kinh tế, và một hành trình dài đi tới một liên bang hoàn hảo hơn, người Mỹ luôn vươn lên để ứng phó với những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta là những người như thế, điều đó có trong AND của chúng ta. Chúng ta tin rằng không có những giới hạn về những gì có thể hay cái gì có thể đạt được… Đối với nước Mỹ, sự lãnh đạo toàn cầu vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội không gì sánh được” [16].

Có thể, những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Obama chưa mang lại ngay kết quả đáp ứng hoàn toàn nguyện vọng của người dân Mỹ, nhưng trong bối cảnh khó khăn, thách thức từ nhiều phái của nước Mỹ, thì những hạn chế mà ông gặp phải là điều khó tránh khỏi. Có thể nói, Obama đã cố gắng, nỗ lực hết mình để có thể đưa nước Mỹ vượt qua thời kỳ khó khăn

nhất, thực hiện sứ mệnh “lãnh đạo thế giới” như siêu cường này vẫn luôn tự

nhận. Tham vọng bá quyền là tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử nước Mỹ. Sang thế kỷ 21, tuy vẫn là siêu cường của thế giới, nhưng Mỹ đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc thực hiện tham vọng bá quyền của mình, nhất là sự trỗi dậy và vươn lên không ngừng của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, EU. Dù thế nào, Mỹ cũng sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng bá quyền của mình nhưng rất khó khăn để Mỹ có thể thực hiện được tham vọng đó trong xu thế đa cực đang dần thắng thế hiện nay.

KẾT LUẬN

Trên con đường vào Nhà Trắng, hiện tượng Obama nhắc cho người ta nhớ rằng bất chấp ai đó nói gì về sự đi xuống của nước Mỹ, dù họ có thể không thích tổng thống Bush, cả thế giới vẫn nhìn vào Mỹ như một mảnh đất của hy vọng và cơ hội. Thế giới đã chào đón Tổng thống Barack Obama như đại diện cho sự thay đổi ở nước Mỹ, chờ đợi và hy vọng Tổng thống của nước Mỹ lãnh đạo cuộc tái thiết tòa nhà kinh tế tài chính thế giới đang chao đảo dữ dội. Có người ví von một cách thú vị rằng ông Bush đã đưa cho ông Obama một cái xẻng và một cái hố thật sâu và không biết liệu ông Obama có lấp đầy được cái hố không hay sẽ đào nó sâu hơn nữa? [22].

Chính sách cải thiện quan hệ với Nga (2009 – 2012) của Tổng thống Obama đã đạt được những thành tựu đáng kể và cũng đã cải thiện phần nào môi trường an ninh xuyên Đại Tây Dương trong một thế giới còn nhiều bất ổn định hiện nay, đồng thời có tác động tích cực tới xu thế hòa bình và phát triển

trên thế giới. Trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách “tái khởi động” trong quan hệ với Nga, bên cạnh sự tác động của các yếu tố cấu trúc

của hệ thống quan hệ quốc tế như các xu thế phát triển, tương quan lực lượng giữa các cường quốc, các thách thức an ninh và phát triển cùng các yếu tố tình thế như tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, vai trò của cá nhân Tổng thống da màu Obama cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, hệ giá trị cốt lõi và lợi ích chiến lược của nước Mỹ vẫn luôn luôn đóng vai trò rường cột, chi phối. Bên cạnh đó, Nga cũng không thể từ bỏ mục tiêu chiến lược trở thành một trung tâm quyền lực bình đẳng trên thế giới, vì vậy vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau sẽ vẫn là một đặc điểm chủ đạo trong quan hệ Mỹ – Nga trong thời gian tới.

Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa, phụ thuộc lẫn nhau và mâu thuẫn đảng phái trên chính trường Mỹ, Tổng thống Obama không có nhiều sự lựa chọn và luôn phải chịu nhiều áp lực cả từ trong nước và dư luận quốc tế. Mặc

dù Tổng thống Obama lên nhậm chức với quyết tâm “thay đổi” để khôi phục

lại uy tín, sức mạnh và niềm tin trên thế giới cho nước Mỹ, nhưng giữa mong ước và hiện thực luôn luôn có khoảng cách, đồng thời, ông cũng chưa có đủ thời gian và nguồn lực để hiện thực hóa chính sách đối nội và đối ngoại nhằm khắc phục những di sản nặng nề từ người tiền nhiệm không chỉ trong quan hệ Mỹ – Nga, mà còn cả trong hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cùng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa rồi.

Trạng thái quan hệ giữa các nước lớn nói chung và giữa quan hệ Mỹ – Nga nói riêng luôn có tác động với các mức độ và sắc thái nhất định tới quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Từ những diễn biến đầy kịch tính trong quan hệ của một số nước vừa và nhỏ thuộc Liên Xô cũ và ở Đông Âu với Nga và Mỹ trong thời gian vừa qua khi họ có những điều chỉnh chính sách với nhau, Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho việc hoạch định và triển khai chính sách với các nước lớn để tránh rơi vào thế bất lợi cả khi họ

“yêu” hoặc “ghét” nhau nhằm tạo được hợp lực lớn cùng chiều cho việc xây

dựng một nền hòa bình lâu dài và phát triển đất nước một cách bền vững [59]. Trong thời điểm hiện nay, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, với đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa mà Nhà nước

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012) (Trang 87 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)